đau bụng khi mang thai: cảnh báo mẹ bầu chớ chủ quan

đau bụng khi mang thai: cảnh báo mẹ bầu chớ chủ quan

02-07-2021

Đau bụng khi mang thai là hiện tượng có thể gặp ở một số mẹ bầu trong thai kỳ. Tìm hiểu về nguyên nhân cũng như triệu chứng cụ thể của tình trạng này sẽ giúp mẹ chủ động xử lý nếu không may gặp phải.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng khi mang thai 

Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đau bụng khi mang thai ở các bà bầu có thể kể đến như:

Thai làm tổ trong buồng tử cung

Thời gian đầu của quá trình mang thai, sự hình thành và làm tổ của thai nhi trong buồng tử cung khiến mẹ có dấu hiệu đau bụng hơi nhói. Hoặc đau râm ran khó chịu. Tuy nhiên hiện tượng này là bình thường ở nhiều thai phụ và sẽ mất đi trong khoảng ít ngày sau đó.

Thai nhi đạp trong bụng mẹ

Phần lớn các chị em mang thai sẽ gặp hiện tượng thai nhi đạp trong bụng. Đây là một hiện tượng rất bình thường minh chứng cho thấy em bé đang phát triển rất tốt. 

Vậy nhưng đến giai đoạn thai nhi bắt đầu đạp mạnh cũng là lúc thành bụng của mẹ dần trở nên căng cứng hơn so với bình thường. Khi đó, cảm giác đau vùng bụng dưới ở mẹ được cảm nhận rất rõ rệt nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu và dần dần biến mất.

Đau bụng khi mang thai Thai nhi đạp trong bụng có thể là nguyên nhân làm mẹ đau bụng khi mang thai

Thai phát triển bên ngoài tử cung

Một số trường hợp người phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung có hiện tượng đau bụng dưới. Những nguyên nhân gây thai ngoài tử cung có thể kể đến như: Viêm nhiễm vòi trứng: chlamydia, lậu, từng nạo phá thai, thực hiện các phẫu thuật vùng chậu; u nang buồng trứng; lạc nội mạc tử cung; hẹp tắc vòi trứng

Triệu chứng điển hình của tình trạng thai phát triển bên ngoài tử cung có thể làm mẹ bị đau bụng dưới khi mang thai, kèm theo đó là chảy máu âm đạo.

Thai phụ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Một số mẹ bầu gặp phải tình trạng đau bụng dưới khi mang thai có thể là do chưa xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp đối với bản thân. 

Tử cung người phụ nữ chịu nhiều áp lực do thai nhi tác động lên, vô tình khiến bà bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa. 

Thêm vào đó, lượng progesterone trong thời thai kỳ tăng cao hơn so với bình thường. Chính vì điều này gây ra hiện tượng mẹ tiêu hóa kém hơn, dẫn đến chứng đau bụng khi mang thai, đi kèm theo đó là hiện tượng táo bón. 

Đau bụng khi mang thai Mẹ bầu tiêu hóa kém có thể gây táo bón kèm đau bụng dưới khi mang thai

Bong nhau thai

Trong một số trường hợp, mẹ bầu gặp phải tình trạng bong nhau thai gây cảm giác đau đớn bởi lúc này tử cung dần trở nên căng cứng. 

Đau bụng dưới khi mang thai những tháng cuối do bong nhau thường đi kèm hiện tượng dịch âm đạo tiết ra nhiều. Đôi khi có thể xuất hiện lẫn máu đỏ hoặc màu đen. Mẹ bầu chớ chủ quan nếu có bất kỳ triệu chứng khác thường kể trên. 

Dấu hiệu đau bụng khi mang thai nguy hiểm cần đi khám ngay 

Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng đau bụng khi mang thai đi kèm với những triệu chứng sau đây, thì cần tới bệnh viện để được thăm khám ngay:

  • Đau bụng ngày càng tăng lên, đau từng cơn, đau quặn. Kèm xuất huyết ra máu âm đạo.

  • Đau bụng từng cơn và tăng dần, không thuyên giảm.

  • Đi ngoài và buồn nôn, có dịch nhầy như bã cà phê.

  • Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên choáng váng và bị ngất xỉu.

Đây là những triệu chứng cảnh báo nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu trên, thai phụ cần đến bệnh viện để điều trị nhanh nhất. 

Khi có dấu hiệu đau bụngbất thường, thai phụ cần đến bệnh viện để kịp thời điều trị Khi có dấu hiệu bất thường, thai phụ cần đến bệnh viện để kịp thời điều trị

Triệu chứng đau bụng khi mang thai theo các giai đoạn 

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu

Có thể bạn chưa biết, mang thai tuần đầu tính từ ngày bạn thụ thai thực chất là tuổi thai đã được tính 3 tuần, khái niệm về tuần 1 của thai kỳ chỉ là giai đoạn tiền thụ thai. Do đó, tất cả các triệu chứng mẹ bầu trải qua đều giống với các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt, bao gồm dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai.

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu là hiện tượng phổ biến nhưng cũng cần phải lưu ý. Đối với chị em nào mang thai lần đầu cần cẩn thận hơn. Hầu hết chị em bị đau bụng dưới sẽ tự hết sau ít ngày. Tuy nhiên một vài trường hợp vẫn gây nguy hiểm cho mẹ và bé nên cần theo dõi biểu hiện trong ngày.

Đau bụng khi mang thai có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Đăng ký khám thai cùng các bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm qua form dưới đây:

Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu được cho là hiện tượng hoàn toàn bình thường do quá trình làm tổ của phôi thai. Đây là lúc thai bắt đầu bám vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ. Làm cho mẹ có hiện tượng đau bụng lâm râm như biểu hiện đến kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này sẽ kéo dài 2-3 ngày, giảm nhẹ dần khi tử cung và xương chậu mở đủ rộng.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng giữa

Theo các chuyên gia, đau bụng khi mang thai tháng thứ 4 thường do tử cung phát triển và dây chằng căng ra để nâng đỡ thai nhi. Đây là biểu hiện xảy ra ở nhiều mẹ và không có gì phải lo lắng nếu cơn đau nhẹ, biến mất khi mẹ chú ý nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế linh hoạt. Tuy nhiên nếu đau bụng với những dấu hiệu đau mạnh, từng cơn thì mẹ cần đi khám sớm.

Đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối

Bà bầu có thể đau ở phía trên thượng vị hoặc hạ vị trong ba tháng cuối thai kỳ. Mức độ nặng nhẹ của các cơn đau có thể khác nhau, rõ ràng hay từng đợt hoặc đau âm ỉ. Có khá nhiều nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối nên mẹ hãy theo dõi triệu chứng trong ngày.

Tuy nhiên, nếu thai phụ cảm giác đau dữ dội thì đây có thể báo hiệu dấu hiệu nghiêm trọng. Do đó, mẹ bầu cần tới cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời nếu có bất kỳ cảm giác bất thường nào xảy ra.

Đau bụng khi mang thai Nếu đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối không giảm cần đi khám nhanh

Các vị trí đau bụng khi mang thai mẹ bầu cần biết 

Đau vùng bụng dưới khi mang thai

Thời gian đầu mang thai, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau bụng lâm râm vùng bụng dưới. Bởi lúc này thai đang làm tổ trong bụng mẹ nên tình trạng đau râm ran chỉ xuất hiện trong khoảng 2 - 3 ngày rồi dần hết.

Tuy nhiên, trong trường hợp các cơn đau một bên bụng dưới (có thể xảy ra ở bên trái hay bên phải) xuất hiện ở thai phụ nhiều lần, cơn đau có thể tự giảm dần nhưng cũng có lúc lại đau dữ dội, hay đau quặn thắt kéo dài. Bà bầu đau bụng quặn từng cơn thường gặp nhiều hơn ở những trường hợp nữ giới từng bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng. Sự xuất hiện của khối u khiến thai phụ gặp phải triệu chứng đau quặn bụng dưới, đau quằn quại và cơn đau sẽ dần thuyên giảm.

Rối loạn tiêu hóa cũng được nêu ra là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bà bầu đau bụng quặn từng cơn.

Ngoài ra, tiền sản giật, tình trạng dọa sảy thai hay mang thai ngoài dạ con cũng được cho là nguyên nhân gây ra đau quặn bụng dưới.

Đau bụng trên khi mang thai

Bà bầu đau bụng trên khi mang thai gần ức có thể là do các nguyên nhân như chèn ép của tử cung khi thai nhi ngày càng lớn, do ăn quá nhiều, da và cơ bắp bị căng ra,...một số trường hợp là nguy hiểm cần can thiệp y tế kịp thời. 

Đau bụng bên trái

Bụng dưới bên trái là vùng bộ phận thuộc khu vực bên trái từ rốn đến xương chậu. Tử cung của người mẹ bị kéo dài cùng với những áp lực lên dây chằng là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng dưới bên trái. 

Với sự phát triển của bào thai, dây chằng bên trái sẽ chịu tác động và bị kéo căng. Gây ra những cơn đau và có khi cơn đau này kéo lan tới tận háng. Đau bụng dưới bên trái khi mang thai là một triệu chứng thông thường của thai kỳ gặp phải ở mọi phụ nữ.

Đau bụng khi mang thai Khi có dấu hiệu đau bụng bất thường, mẹ bầu chớ chủ quan

Bệnh viện Hồng Ngọc - Địa chỉ khám thai uy tín tại Hà Nội 

Với 19 năm phát triển bền vững và ngày càng được đông đảo quý khách hàng tin yêu, tính đến nay Bệnh viện Hồng Ngọc đã chào đón hơn 35.000 em bé chào đời, chăm sóc hoàn hảo cho hàng nghìn phụ nữ mang thai. Bệnh viện tự hào nằm trong TOP 3 bệnh viện có dịch vụ phụ khoa, thai sản tốt nhất thủ đô Hà Nội. 

Đăng ký thai sản trọn gói, sinh con trọn gói tại Khoa sản Hồng Ngọc, mẹ bầu sẽ được theo dõi thai kỳ bởi các bác sĩ sản khoa có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện sản đầu ngành với hệ thống máy siêu âm, máy monitor nhập khẩu từ Hoa Kỳ hiện đại bậc nhất hiện nay.

Mẹ được tự động nhắc lịch khám thai, được hướng dẫn các thủ tục tận tình, nhanh chóng. Việc thực hiện các xét nghiệm và sàng lọc trước sinh bằng công nghệ tiên tiến cho kết quả nhanh chóng, chính xác.

Lựa chọn sinh con tại Hồng Ngọc, mẹ được hưởng thụ sự chăm sóc toàn diện trước, trong và sau sinh bởi đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp cùng các tiện ích sau sinh từ bữa ăn đến giấc ngủ như nghỉ dưỡng tại khách sạn 5*.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay