Cách trị hen suyễn tại nhà cho bé, hỗ trợ bệnh nhanh khỏi

Cách trị hen suyễn tại nhà cho bé, hỗ trợ bệnh nhanh khỏi

11-03-2022

Đối với trẻ bị hen suyễn, bên cạnh phác đồ điều trị bằng thuốc của bác sĩ, người thân trong gia đình có thể áp dụng thêm cách trị hen suyễn tại nhà cho bé để giảm triệu chứng khó chịu giúp bệnh nhanh hồi phục.

Cách trị hen suyễn tại nhà cho bé bằng nguyên liệu tự nhiên

Nếu mắc bệnh hen suyễn thì nguy cơ cao phải sống chung với bệnh suốt đời vì bệnh hen suyễn là bệnh mạn tính. Để điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em, gia đình cần đưa bé tới cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa Nhi kê đơn thuốc phù hợp, tiếp đến là tham khảo áp dụng cách trị hen suyễn tại nhà cho bé bằng nhiều biện pháp để kiểm soát bệnh, giảm triệu chứng, không cho cơn hen xảy ra. 

Các bậc phụ huynh hãy tham khảo một số nguyên liệu tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị hen suyễn cho trẻ tại nhà dưới đây: 

Ô mai mơ - Tía tô

Chuẩn bị: 1 nắm lá tía tô, 0,5kg mơ, 50ml rượu trắng, 80g muối.

Cách thực hiện: Vò nát lá tía tô với muối và vắt bỏ nước đầu tiên. Rửa sạch mơ bằng nước muối pha loãng. Tiếp đến, trộn rượu, muối vào mơ và trộn lá tía tô đã vắt nước vào mơ.

Đổ nước săm sắp bề mặt quả mơ, dùng vật hơi nặng đè lên như muối cà và để khoảng 1-2 ngày. Sau khi ngâm được khoảng 7 - 15 ngày, bỏ quả ra ngày phơi đêm tẩm ướt.

Lưu ý: Mẹ có thể để nguyên như vậy vài năm nếu không làm mơ muối khô. 

Cách sử dụng: Mẹ cho bé ngậm 2-3 quả mỗi ngày, sau 3-5 ngày trẻ sẽ cắt cơn ho, giảm đờm và khản tiếng, nặng ngực.

Cách trị hen suyễn tại nhà cho bé bằng củ cải kết hợp mật ong

Chuẩn bị: 0,5kg củ cải trắng, 100g gừng, 150ml mật ong.

Cách thực hiện: Rửa sạch củ cải trắng, thái hạt lựu rồi ép lấy nước. Rửa sạch gừng sau đó thái lát nhỏ rồi cho vào nước ép củ cải đun khoảng 10 phút, thêm mật ong vào khuấy đều và đun sôi trở lại. Sau khi để nguội cho vào chai dùng dần.

Cách sử dụng: Mỗi ngày cho trẻ sử dụng 2 lần, 5ml một lần. Cứ thế, cho bé uống kiên trì trong khoảng 3 ngày giúp giảm nhanh hiệu quả các triệu chứng hen phế quản (đờm, ho, khò khè, khó thở…).

cách trị hen suyễn tại nhà cho bé Nước củ cải nấu với mật ong cho trẻ uống 2 lần/ngày

Tỏi hấp mật ong

Chuẩn bị: 3 – 5 tép tỏi, 3 thìa mật ong.

Cách thực hiện: Bóc vỏ tỏi và giã nhuyễn Sau đó hấp cách thủy khoảng 10 phút cùng với mật ong (dừng đun khi mẹ bắt đầu ngửi thấy mùi hắc hắc bay lên). Để nguội, chắt lấy phần nước, cho vào lọ có thể dùng dần trong 1 tuần.

Cách sử dụng: cho trẻ uống 2-3 lần một ngày, mỗi lần 1-2 muỗng cafe.

Chanh vàng - mật ong trị hen suyễn ở trẻ

Chuẩn bị: 1kg chanh vàng, 1 lít mật ong, 600g đường phèn, muối hạt.

Cách thực hiện: sau khi rửa sạch chanh vàng bằng muối hạt, ngâm nước sôi 30 phút, vớt ra để khô. Đập nhỏ đường phèn để ngâm cho dễ tan. Chanh để cả vỏ, thái thành lát mỏng, xếp lần lượt 1 lớp chanh 1 lớp đường phèn cho đến khi hết. Sau đó cho mật ong đổ ngập mặt chanh. Đậy hũ kín, dùng được sau khoảng 1 tháng.

Cách sử dụng: Pha 1 thìa nhỏ mỗi sáng chanh vàng mật ong cho trẻ uống mỗi sáng là cách trị hen suyễn tại nhà cho bé giảm nhanh triệu chứng, khi nặng hơn có thể dùng 3 thìa chanh vàng mật ong mỗi ngày. Công dụng của đồ uống này giúp làm loãng đờm nhớt trong phế quản, thông thoáng đường thở, làm dịu hỏng giảm cơn hen nhanh chóng.

cách trị hen suyễn tại nhà cho bé Chanh vàng mật ong tốt cho người bệnh hô hấp

Sử dụng tinh dầu khuynh diệp

Hàm lượng hoạt chất Eucalyptol lớn trong tinh dầu khuynh điệp giúp phân hủy lớp niêm dịch và giúp mũi hoàn toàn thông thoáng. Nhờ vậy trẻ thông thoáng đường thở hơn, dễ dàng trong các hoạt động hô hấp. Ngoài ra, sử dụng tinh dầu khuynh diệp để massage khi chăm sóc trẻ bị hen phế quản rất hữu ích. 

Cách sử dụng:

- Khi trẻ lên cơn hen, cha mẹ hãy nhỏ một vài giọt dầu khuynh diệp lên ngực rồi massage nhẹ nhàng cho bé trong vòng 2 – 5 phút, rồi ủ ấm ngực trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Hoạt chất kháng viêm trong tinh dầu khuynh diệp sẽ giúp giảm triệu chứng viêm ống phế quản ở trẻ ngay lập tức.

- Bên cạnh đó, mẹ có thể bôi một chút dầu khuynh diệp lên khăn tay để ngay cạnh gối nơi bé nằm trong quá trình massage và trước khi đi ngủ. Mùi thơm từ dầu khuynh diệp sẽ tỏa ra và giúp trẻ dễ thở hơn khi ngủ.

Chế độ dinh dưỡng tại nhà cho trẻ bị hen suyễn

Thực phẩm trẻ hen suyễn không nên ăn

  • Thực phẩm giàu calo

Các thực phẩm chứa nhiều calo đứng đầu danh sách thực phẩm trẻ hen suyễn không nên ăn.. Bởi lẽ ăn nhiều thực phẩm chứa lượng calo cao sẽ khiến trẻ dễ tăng cân, điều đó sẽ tác động xấu đến sức khỏe chung của trẻ em và trẻ bị hen suyễn nói riêng. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, ở những trẻ béo phì, các triệu chứng của bệnh hen suyễn thường trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy nên, các bậc phụ huynh hãy cân bằng lượng calo trẻ nạp vào và lượng calo trẻ tiêu thụ để cung cấp năng lượng hợp lý cho trẻ và tránh làm tình trạng bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.

  • Thực phẩm có gas

Nếu trẻ ăn lượng thức ăn quá nhiều trong một bữa ăn hoặc thức ăn gây đầy hơi sẽ dẫn tới gây áp lực lên cơ hoành, đặc biệt nếu trẻ bị trào ngược axit dẫn đến tình trạng khó thở. Phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn ra và cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Đồng thời hạn chế không cho trẻ uống đồ uống có gas. 

cách trị hen suyễn tại nhà cho bé Không cho trẻ bị hen suyễn uống đồ có gas
  • Thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản

Để giúp thực phẩm tránh khỏi các tác nhân gây bệnh như côn trùng, vi khuẩn và nấm mốc sẽ cần phải dùng tới salicylat - một chất bảo quản thực vật tự nhiên. Một số bệnh nhân hen suyễn sẽ bị nhạy cảm với salicylat có trong cà phê, trà và một số loại thảo mộc và gia vị, vốn cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra khởi phát các cơn hen, tuy nhiên đây là trường hợp hiếm gặp. 

Ngoài salicylat, chứng hen suyễn tạm thời ở một số trẻ còn do sulfites - được sử dụng để giữ thực phẩm tươi ngon và tạo ra sulfur dioxide gây kích ứng phổi.

Cho tới hiện tại, sulfite vẫn có thể được sử dụng cho nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc có trong gia vị, rau đóng hộp, trái cây sấy khô, rượu vang và các thực phẩm khác. Vì vậy, cha mẹ hãy kiểm tra thật kỹ các sản phẩm trước khi mua để đảm bảo an toàn cho trẻ. 

  • Thực phẩm gây dị ứng

Dị ứng thức ăn khiến cho khoảng 5% bệnh nhân hen suyễn có tình trạng bệnh nặng hơn. Nếu trẻ dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, cách tốt nhất là cha mẹ không nên cho trẻ ăn và loại bỏ cả những loại thức ăn tương tự làm từ loại thực phẩm này. Chẳng hạn như nếu trẻ bị dị ứng với thủy hải sản, cũng cần cảnh giác với các đồ gia vị chế biến từ chúng như bột canh, nước dùng...

  • Thực phẩm mặn (có chứa muối)

Các món ăn mặn (chứa nhiều muối) luôn nằm trong danh sách thực phẩm trẻ hen suyễn không nên ăn. Tại Hoa Kỳ, theo số liệu thống kê, tại các khu vực địa phương, lượng muối tiêu thụ luôn tỷ lệ thuận với lượng người mắc bệnh hen suyễn, đồng nghĩa với chế độ ăn có hàm lượng natri cao sẽ gia tăng phản ứng với khí quản. Vậy nên, đối với trẻ bị hen suyễn, trẻ mắc hen phế quản, cha mẹ cần kiêng cho trẻ ăn quá mặn, những thực phẩm chua gắt như chanh, giấm, đồ muối chua... 

  • Thực phẩm đông lạnh

Hàm lượng sulfite và thành phần bảo quản natri bisulfit có nhiều trong thực phẩm đông lạnh, rất có hại cho bệnh nhân hen suyễn. Cho trẻ bị hen suyễn tránh xa những đồ ăn như cá đông lạnh, hải sản đông lạnh...

cách trị hen suyễn tại nhà cho bé Thực phẩm đông lạnh chứa nhiều sulfite và natri bisulfit không tốt cho người bị hen suyễn
  • Thực phẩm đóng gói, đồ hộp

Trong các loại thực phẩm đóng gói, đồ hộp sẽ chứa chất bảo quản như natri bisulfit cũng có thể kích hoạt cơn suyễn ở trẻ. Ngày nay, vì tính tiện dụng của thực phẩm đóng gói, đồ hộp, người tiêu dùng đang có xu hướng tiêu thụ ngày càng nhiều các loại thực phẩm này nhưng cha mẹ nên hạn chế dùng các loại thực phẩm này để tránh làm tăng nguy cơ tái phát bệnh ở trẻ. 

  • Trans fat và omega 6

Trong một số loại bơ, dầu thực vật và thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất béo omega-6 và chất béo chuyển hóa có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn và các bệnh lý khác như bệnh lý tim mạch.

  • Thực phẩm ngâm chua

Thực phẩm ngâm chua là loại thực phẩm còn lại trong danh sách những loại thực phẩm trẻ bị hen suyễn nên tránh. Bởi lẽ, trong đồ muối chua có chứa sulfite, có khả năng khiến bệnh hen suyễn của trẻ nặng thêm, gây ra khó thở.

cách trị hen suyễn tại nhà cho bé Đồ ngâm chua cũng có chứa sulfite

Thực phẩm nên ăn hỗ trợ cách trị hen suyễn tại nhà cho bé

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Các loại trái cây như dưa vàng, cam, bưởi, trái kiwi, súp lơ xanh và cà chua…chứa hàm lượng vitamin C cao. Được các chuyên gia khuyến khích nên cho trẻ hen suyễn ăn để giúp giảm triệu chứng thở khò khè và viêm mũi dị ứng nhờ vào lượng chất oxy hóa cao.

  • Thực phẩm giàu vitamin D

Các loại thực phẩm giàu vitamin D gồm có sữa, nấm, cá hồi và trứng không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cách điều trị hen suyễn tại nhà cho bé. Theo một số nghiên cứu, việc bổ sung vitamin D hàng ngày sẽ góp phần làm giảm số lần nhập viện ở người bị hen suyễn nặng. Người loén và trẻ em bị hen suyễn ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D sẽ hỗ trợ làm giảm nhiễm trùng đường hô hấp trên và cải thiện chức năng phổi.

  • Thực phẩm chứa hàm lượng Omega-3 cao

Kết quả của một nghiên cứu đăng trên tạp chí Allergology International vào tháng 1/2015 đã chỉ ra hàm lượng Omega-3 trong dầu cá có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh gây viêm như hen suyễn. Trong các loại cá có lớp mỡ dày có lượng Omega-3 cao hơn những loại cá khác, giúp làm giảm tình trạng viêm, một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh hen suyễn.

  • Thực phẩm giàu magie

Những thức ăn có chứa nhiều magie không thể bỏ qua khi liệt kê những thực phẩm trẻ bị hen suyễn nên ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đây là nhóm thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh hen suyễn bởi tính kháng viêm và giãn cơ trơn của loại thực phẩm này. Các loại thực phẩm chứa nhiều magie gồm có:

- Các loại rau xanh

- Các loại hạt (hạt bí, hạt điều, hạt dẻ)

- Quả bơ

- Các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng)

- Cà chua

- Atiso

- Chuối

- Ngũ cốc nguyên hạt

- Sữa, các chế phẩm từ sữa

Theo các chuyên gia y tế, trong cơ thể những người bị hen suyễn thường có lượng magie thấp, vì vậy, bên cạnh việc bổ sung magie từ thực phẩm, người bị hen suyễn sử dụng thuốc dạng xịt chứa magie cũng có thể giúp thông thoáng phế quản và cải thiện tình trạng lưu thông khí, trong trường hợp lên cơn hen.

cách trị hen suyễn tại nhà cho bé Trẻ bị hen suyễn cần bổ sung thực phẩm giàu magie
  • Trái cây

Các loại trái cây và rau củ có chứa chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và beta-carotene rất tốt cho trẻ bị hen suyễn. Tác dụng của trái cây không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, mà còn giúp giảm tỷ lệ các cơn hen suyễn.

  • Vitamin A

Theo các chuyên gia, trẻ bị hen suyễn có lượng vitamin A trong máu thấp hơn so với trẻ bình thường, khả năng hoạt động của phổi bị ảnh hưởng không nhỏ bởi điều này. Vì thế, để có được lá phổi và hệ hô hấp khỏe mạnh, trẻ bị bệnh hen suyễn nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A như: cà rốt, các loại rau lá xanh đậm, dứa, khoai lang…

  • Alliums

Trẻ nhỏ bị bệnh hen suyễn nên ăn những thực phẩm có chứa Alliums như hành, hẹ tây…để hạn chế viêm nhiễm cũng như cải thiện tình trạng hô hấp, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tránh được các bệnh cảm cúm thông thường.

  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Những chất chống oxy hóa mang lại tác dụng vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa tổn thương phổi, làm lành những vết viêm đối với trẻ bị hen suyễn.Thông thường, trong các loại trái cây hoặc rau củ màu vàng, đỏ, cam có chứa thành phần vitamin A, C, E; carotenoid; chiết xuất hạt nho và coenzyme Q10… 

Thức uống tốt cho trẻ hen suyễn

Ngoài việc tìm hiểu trẻ bị hen suyễn không nên ăn gì, hay trẻ bị hen suyễn kiêng ăn gì, trẻ bị hen suyễn nên ăn gì…thì trẻ bị hen suyễn uống gì để tốt cho sức khỏe cũng là điều cha mẹ cần lưu ý.

  • Nước húng quế

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong lá húng quế có chứa các chất chống oxy hóa. Từ thời xưa, đây đã được xem là một bài thuốc có khả năng chống ho, long đờm, kháng khuẩn, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn xuất hiện nhiều ở đường hô hấp. Ngoài ra, nước húng quế còn có khả năng kiểm soát tình trạng sung huyết, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh dị ứng ở đường hô hấp.

  • Nước ép cà rốt

Đối với trẻ bị hen suyễn, ngước ép cà rốt rất tốt cho sức khỏe vì có một lượng lớn vitamin A trong cà rốt sẽ giúp người bệnh bổ sung vitamin A trong máu, cải thiện chức năng phổi và giúp phổi hoạt động tốt hơn.

  • Nước mật ong

Từ xa xưa, mật ong luôn được xem như bài thuốc quý đối với sức khỏe người thường nói chung và những người mắc bệnh hen suyễn nói riêng. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích mọi người sử dụng mật ong vì mật ong có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm nhẹ tình trạng sưng viêm của lớp niêm mạc trong đường hô hấp. Hơn nữa, mật ong còn giúp cải thiện tình trạng thở khò khè nhờ vào tác dụng làm loãng đờm trong phế quản.

mat-ong-duong-toc Mật ong rất tốt cho sức khỏe, được áp dụng để chữa nhiều bệnh, trong đó có hen suyễn

Chúng ta có thể sử dụng mật ong theo nhiều cách như dùng trực tiếp, dùng chung với các loại nước ép như cam, cà rốt, húng quế hoặc trà để dùng hàng ngày… Dùng mật ong được xem như cách trị hen suyễn tại nhà cho bé hiệu quả. 

  • Gừng

Một trong những vị thuốc quan trọng được dân gian sử dụng rất nhiều chính là gừng tươi, tác dụng của gừng rất hiệu quả trong việc chữa trị những bệnh lý về hô hấp, đặc biệt là hen suyễn. Cụ thể:

- Những thành phần shogaol, gingerol và zingerone trong gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau

- Tính chống oxy hóa trong nước gừng giúp làm sạch những chất độc hại tồn tại trong cơ thể, giảm những căng thẳng có thể dẫn đến các cơn hen suyễn

- Ngăn chặn tình trạng co thắt, giúp thư giãn đường dẫn khí

- Nhựa gừng có công dụng làm sạch chất nhầy dư thừa trong khí quản và phổi, giúp hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng

- Loại bỏ đờm gây ngứa trong cổ họng, giảm thiểu triệu chứng thở khò khè.

Cha mẹ cần nhớ không nên lạm dụng gừng cho trẻ sử dụng mà cần có sự tư vấn của chuyên gia, bác sĩ.

  • Nước táo, lá chanh 

Quercetin trong táo giúp hạn chế các cuộc tấn công của bệnh hen suyễn còn thành phần oxy hóa có trong chanh lại mang đến tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các vi khuẩn có hại và các yếu tố gây dị ứng. Bên cạnh đó, trong chanh còn có chất limonene có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm hô hấp, tổn thương phổi; Axit citric giúp làm sạch phổi, giúp trẻ bị hen suyễn thở dễ dàng hơn.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Khoa Nhi – Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay