Buồn nôn chóng mặt đau bụng là bệnh gì? cách xử lý an toàn hiệu quả

Buồn nôn chóng mặt đau bụng là bệnh gì? cách xử lý an toàn hiệu quả

16-07-2021

Buồn nôn chóng mặt đau bụng là tình trạng bạn có thể gặp phải trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài và mức độ đau tăng lên có thể là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng khác. 

Chóng mặt buồn nôn cảnh báo bệnh gì? 

Buồn nôn chóng mặt là hiện tượng mà bạn có thể gặp phải đôi lần trong cuộc sống. Hiện tượng này có thể biến mất nhanh chóng hoặc kéo dài liên tục. Do đó, bạn cần lưu ý theo dõi để có hướng xử trí kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

Khi người bệnh gặp tình trạng chóng mặt buồn nôn sẽ cảm nhận mất thăng bằng, choáng váng, không nhìn rõ mọi vật và ù tai. Bên cạnh đó, một số người bệnh có kèm theo triệu chứng buồn nôn, ói mửa, đau bụng.

Chóng mặt buồn nôn thường do thay đổi tư thế đột ngột như quay đầu, cúi đầu, đứng lên, ngồi xuống,... Khi gặp tình trạng này, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn, thả lỏng trong vài phút, cơ thể sẽ hồi phục. 

Nếu chóng mặt buồn nôn không phải do thay đổi tư thế hay nghỉ ngơi nhưng không thuyên giảm. Bạn nên tới các bệnh viện gần nhất để khám chẩn đoán sớm. Bởi có thể bạn đang gặp phải các bệnh lý nguy hiểm như: nhồi máu não, xuất huyết não, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Hoặc đang trong tình trạng bị viêm tai, thiếu máu,...

Nguyên nhân nào gây chóng mặt buồn nôn đau bụng? 

Buồn nôn chóng mặt đau bụng có thể xảy ra với tất cả mọi người. Bệnh có thể biến mất sau khi nghỉ ngơi nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng và liên tục. Đặc biệt, đây cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra hiện tượng này nhé. 

Lo âu

Khi bạn lo âu thái quá, căng thẳng, stress quá mức gây ảnh hưởng dạ dày dẫn đến buồn nôn. Kèm theo đó có thể là buồn nôn chóng mặt đau bụng hoặc cả đau đầu. Hiện tượng này có thể sẽ lặp đi lặp lại mỗi khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng dài ngày. Do vậy nếu triệu chứng này không giảm, bạn cần đến bệnh viện để siêu âm, nội soi dạ dày. Bởi nguyên nhân chóng mặt, đau bụng có thể do stress gây viêm hang vị dạ dày,...

Buồn nôn chóng mặt đau bụng Căng thẳng, stress quá mức có thể dẫn đến buồn nôn chóng mặt đau bụng

Sức khỏe thần kinh 

Một số yếu tố sức khỏe thần kinh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn nôn chóng mặt đau bụng như:

  • Đau nửa đầu

  • Viêm dây thần kinh tiền đình

  • Nhức đầu Migraine

  • Thiểu năng tuần hoàn não

  • Trầm cảm

Đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa 

Chướng bụng buồn nôn chóng mặt cũng là biểu hiện của bệnh đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Do chế độ ăn uống không khoa học hay ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Ngộ độc thực phẩm cũng có những biển hiện như chóng mặt buồn nôn đau bụng sau khi ăn. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục sẽ dẫn đến cơ thể bị mất nước, gây những biến chứng nguy hiểm.

Buồn nôn chóng mặt đau bụng Buồn nôn chóng mặt đau bụng có thể do bị đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa

Viêm tai 

Viêm tai có 3 loại là viêm tai ngoài, viêm tai giữa và viêm tai trong. Viêm tai giữa và viêm tai trong là 2 tình trạng dẫn đến sự mất cân bằng, choáng váng, chóng mặt,... 

Ngoài ra, một số người bệnh kèm theo cả tình trạng buồn nôn, ói mửa, đau bụng râm râm. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng đau tai, đau đầu, bụng khó chịu, chán ăn gây suy nhược, mệt mỏi. 

Khi có các biểu hiện trên, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán bệnh và điều trị dứt điểm.

Mang thai ở phụ nữ

Tình trạng buồn nôn chóng mặt đau bụng cũng xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ thai nghén. Trong thời kỳ này, sự thay đổi về nội tiết tố và hooc-môn dẫn đến mệt mỏi, chán ăn hoặc thấy buồn nôn khi ăn. Ốm nghén càng nặng càng làm cho mẹ bầu cảm thấy bụng cồn cào, đau bụng râm râm khó chịu.

Đây là tình trạng phổ biến ở giai đoạn ốm nghén. Tùy vào cơ địa mà mỗi người lại có tình trạng chóng mặt buồn nôn khác nhau. Ở giai đoạn này, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn và bổ sung đa dạng thực phẩm để cả mẹ và bé khỏe mạnh hơn. 

Buồn nôn chóng mặt đau bụng Hiện tượng ốm nghén khi mang thai có thể gây buồn nôn chóng mặt đau bụng

Các vấn đề sức khỏe khác 

Ngoài ra, tình trạng buồn nôn chóng mặt đau bụng và đau đầu còn có các nguyên nhân khác như:

  • Tác dụng phụ của thuốc.

  • Thiểu năng tuần hoàn não. Rối loạn tiền đình nặng.

  • U dây thần kinh tiền đình - ốc tai.

  •  Sử dụng rượu bia nhiều và nghiện ma túy.

  •  Tổn thương dây thần kinh vùng cổ (tổn thương cột số cổ 2, 3),...

  • Thiếu máu lâu ngày.

Xử lý khi bị buồn nôn chóng mặt đau đầu, đau bụng

Mẹo chữa hiệu quả

Các mẹo để giúp hạn chế tình trạng chóng mặt buồn nôn:

  • Khi bị buồn nôn chóng mặt hãy thái 2 lát mỏng củ gừng tươi pha với nước ấm và uống từng ngụm.

  • Ngủ đủ giấc. Nghỉ ngơi điều độ.

  • Ăn đa dạng rau xanh và uống đủ nước.

  • Luôn ăn đa dạng thực phẩm nhằm cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể.

  • Không ăn quá no. Không ăn nhanh ăn vội.

  • Ăn xong tránh ngồi vào bàn làm việc.

  • Không làm việc thiếu khoa học, thức khuya gây căng thẳng đầu óc.

  • Kiêng rượu bia và các chất kích thích.

  • Nên sử dụng thuốc chống say xe khi đi tàu xe

  • Đọc sách, ngồi thiền, yoga,... thư giãn

  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với thời lượng phù hợp.

  • Thư giãn bằng cách sử dụng tinh dầu bạc hà, cam bưởi,... 

  • Khi buồn nôn chóng mặt đau bụng kèm đau đầu. Hãy sử dụng 2 giọt tinh dầu tràm xoa ở bụng và trước ngực.

  • Chườm đá vào gáy để hạn chế đau đầu, chóng mặt.

  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi năm hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ.

Buồn nôn chóng mặt đau bụng Một ly trà gừng tươi, ấm là mẹo giảm buồn nôn chóng mặt đau bụng, đau đầu

Khi nào cần nhập viện? 

Tình trạng buồn nôn chóng mặt đau bụng có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi và bổ sung các chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc diễn ra liên tục và mức độ đau ngày càng tăng thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu sau: 

  • Đau đầu dữ dội.

  • Mất thăng bằng, choáng váng.

  • Bụng cồn cào, đau khó chịu không giảm.

  • Nôn liên tục trong ngày.

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể do mất nước và chán ăn.

  • Không đi tiểu được trong vòng 6-8 tiếng đồng hồ.

  • Sốt cao.

Nếu bạn thường xuyên bị buồn nôn chóng mặt đau bụng thì cần đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như: thiểu năng tuần hoàn não, u dây thần kinh tiền đình, rối loạn tiền đình, các bệnh dạ dày,...

Cách phòng ngừa khoa học

  • Tránh đứng lên ngồi xuống quá nhanh, đột ngột.

  • Tránh ngồi làm việc trên bàn kéo dài nhiều giờ gây căng thẳng. Hoặc dùng máy tính liên tục trong ngày.

  • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để hỗ trợ và điều trị cơn đau đầu.

  • Nếu do tuần hoàn máu kém thì dùng thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ kê đơn.

  • Nên kiểm tra huyết áp cơ thể ít nhất là 1 lần trong tuần.

  • Nên đi

    khám sức khỏe tổng quát

    hàng năm theo định kỳ.

  • Tập luyện những bài tập giúp hệ tiền đình tốt hơn.

  • Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đủ nước.

  • Tốt nhất không dùng rượu bia. Nói không với nước ngọt có gas, nước ngọt đóng chai.

  • Hạn chế ăn nhiều thức ăn cay, nóng, gia vị nhiều.

  • Chế độ sinh hoạt khoa học.

  • Hạn chế căng thẳng, lo âu, suy nghĩ lạc quan.

  • Nếu có tiền sử bị đau đầu chóng mặt thì hạn chế làm việc nặng hay đi xa một mình.

Buồn nôn chóng mặt đau bụng Chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa buồn nôn chóng mặt đau đầu,...

Giải đáp một số vấn đề về triệu chứng buồn nôn chóng mặt 

Buồn nôn chóng mặt sau khi ăn có nguy hiểm không? 

Buồn nôn chóng mặt sau khi ăn có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi. Người bệnh cần thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh. Đảm bảo ăn uống điều độ và hợp vệ sinh. Nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa. Hạn chế vận động mạnh hoặc nằm sau khi ăn no. Nếu tình trạng bệnh không đỡ, cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Các bệnh gây buồn nôn chóng mặt kèm đau bụng 

Một số bệnh gây buồn nôn chóng mặt đau bụng:

  • Huyết áp thấp

  • Viêm dạ dày, đại tràng

  • Viêm ruột thừa

  • Ngộ độc thực phẩm

  • Tiêu chảy cấp

  • Nhiễm giun sán

  • Xuất huyết tiêu hóa trên

  • Trào ngược dạ dày thực quản

  • Viêm loét dạ dày tá tràng

Buồn nôn chóng mặt đau bụng Buồn nôn chóng mặt đau bụng là biểu hiện của các bệnh như: đau dạ dày, viêm ruột thừa,....

Chóng mặt nôn mửa liên tục có nguy hiểm không? 

Nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng chóng mặt nôn mửa liên tục thì đây là trường hợp nguy hiểm. Nôn liên tục có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, mất nước, bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê. Cần đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hay bị buồn nôn chóng mặt nên ăn gì để khỏe? 

Nếu bạn gặp tình trạng buồn nôn chóng mặt, bạn cần uống đủ nước. Cần ăn thức ăn được nấu chín, thức ăn mềm tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn nên ăn những thực phẩm giàu vitamin C (cam, kiwi, cải xanh, cải bó xôi,...) và vitamin B (ngũ cốc, thịt gà, thịt heo, bơ đậu phộng, các loại đậu, chuối, quả óc chó). 

Ngoài ra, bạn có thể uống chút trà gừng tươi hay các món ăn có gừng để làm ấm bụng và giảm thiểu tình trạng đau đầu chóng mặt. Bạn không nên ăn những thức ăn chứa nhiều đường, chất béo. Hạn chế thức ăn cay nóng và nước uống có gas. Không nên uống bia rượu và các chất kích thích. 

Địa chỉ khám chóng mặt buồn nôn kéo dài hiệu quả

Bệnh viện Hồng Ngọc là một trong những địa chỉ tin cậy tại Hà Nội trong thăm khám, điều trị buồn nôn chóng mặt đau bụng kèm theo đau đầu. Với đội ngũ bác sĩ chuyên gia giỏi chuyên môn cùng trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ giúp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác tình trạng bệnh lý mà khách hàng đang gặp phải.

Đăng ký khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016

Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay