Có những thực phẩm giảm đau dạ dày nào? Công dụng ra sao và hiệu quả thực sự?
Bệnh lý đau dạ dày không chỉ gặp ở đàn ông hay uống rượu, bia, chất kích thích, mà còn gặp nhiều cả ở phụ nữ. Nguyên nhân phần lớn do thói quen ăn uống không phù hợp và căng thẳng kéo dài. Ngoài dùng thuốc, người bệnh có thể bổ sung một số loại thực phẩm sau giúp cải thiện bệnh.
Xem thêm: Ưu đãi 25% gói tầm soát ung thư tiêu hóa
Rau chân vịt
Đây là loại rau xanh tốt nhất cho bệnh dạ dày, là thực phẩm giảm đau dạ dày hiệu quả. Rau chân vịt giúp đường ruột sạch, chống chảy máu dạ dày, nôn ra máu khi bệnh nặng. Có thể sắc uống, nấu canh ngày 1 lần hoặc nấu cháo rau chân vịt đều được.
Gừng
Đặc biệt là gừng vàng, nghệ chứa chất gingerol, có tác dụng kích thích các enzym tiêu hóa. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh. Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày.
Rau thì là
Theo Đông y, thì là có tính nóng, giúp quân bình và điều hoà khí âm dương, tiêu hoá, điều hoà thể trọng. Nó có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do tiết niệu, dạ dày. Thì là chứa anethole, giúp kích thích hệ bài tiết đẩy mạnh tiêu hóa, có nhiều vitamin C và chất xơ, axit aspartic, có tác dụng như một chất chống đầy hơi.
Các thực phẩm từ tinh bột
Người bị đau dạ dày nên phòng trong túi của mình một vài đồ ăn nhanh như bánh mỳ, bánh quy, chế phẩm từ bánh chưng, gạo nếp... Đây là những thực phẩm có khả năng thấm vị dịch, bọc niêm mạc dạ dày, giúp giảm đau.
Nói chung bệnh đau dạ dày đều bắt nguồn từ axit, do vậy thức ăn làm tăng lượng axit cần tránh. Người bệnh không nên ăn nóng, cay và nhiều chất xơ, nên ăn những chất có tính kiềm, sử dụng mỗi ngày 1 - 2 thìa mật ong pha với nước ấm kết hợp với chế độ ăn lành mạnh từ các thực phẩm giảm đau dạ dày sẽ tốt cho bệnh.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.