Bệnh thủy đậu ở trẻ em: tổng hợp thông tin a-z

Bệnh thủy đậu ở trẻ em: tổng hợp thông tin a-z

21-03-2022
Sống khỏe

Bệnh thủy đậu ở trẻ em bùng phát chủ yếu vào mùa đông xuân, lây lan nhanh qua đường hô hấp và tiếp xúc với người bệnh. Khi mắc bệnh, trẻ cần được chăm sóc chu đáo và đúng cách để đề phòng biến chứng.

Bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng gây phát ban trên da. Căn bệnh này do một loại virus có tên là Varicella Zoster gây ra (Bệnh thủy đậu cũng được gọi với tên varicella).

Những người chưa được tiêm chủng vaccine ngừa thủy đậu có nguy cơ cao mắc bệnh.

Một đứa trẻ bị bệnh thủy đậu có thể dễ dàng truyền virus cho những đứa trẻ khác. Bệnh thủy đậu ngày nay ít phổ biến hơn nhiều vì hầu hết trẻ em đều được tiêm phòng khi còn nhỏ.

Triệu chứng nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ em 

Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em sẽ thể hiện qua 4 giai đoạn phát triển, các dấu hiệu của bệnh cũng khác nhau ở mỗi giai đoạn.

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 10 – 20 ngày, lúc này cơ thể người đã nhiễm virus nhưng chưa có bất kỳ dấu hiệu gì nên rất khó để nhận biết.

Giai đoạn khởi phát (phát bệnh)

Giai đoạn khởi phát bệnh thủy đậu, trẻ em sẽ gặp triệu chứng sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu. Trong 24 – 48 giờ đầu sẽ xuất hiện những nốt phát ban đỏ đầu tiên với đường kính vài milimet. Một số trẻ em còn có hạch sau tai, kèm viêm họng.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em Thủy đậu, một bệnh truyền nhiễm, phát ban giống như mụn nước

Giai đoạn toàn phát bệnh thủy đậu ở trẻ em 

Trẻ em bị bệnh thủy đậu tới giai đoạn toàn phát sẽ bắt đầu bị sốt cao, buồn nôn, chán ăn, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ. Các nốt ban đỏ trên da bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, có đường kính từ 1 – 3 mm, trẻ sẽ cảm thấy ngứa rát rất khó chịu khi mọc mụn nước.

Khắp cơ thể trẻ em ở giai đoạn toàn phát sẽ xuất hiện mụn nước mọc kín toàn thân, mọc cả vào trong niêm mạc khiến việc ăn uống trở nên khó khăn.

Nếu trẻ bị nhiễm trùng mụn nước, nốt mụn sẽ có kích cỡ lớn hơn, dịch bên trong nốt mụn sẽ có màu đục do chứa mủ.

Giai đoạn hồi phục

Bệnh thủy đậu ở trẻ em sau khi phát bệnh được 7 – 10 ngày, các nốt mụn nước sự tự vỡ ra và khô lại rồi bong vảy, sau đó dần hồi phục trở lại.

Ở giai đoạn hồi phục, cha mẹ cần vệ sinh cẩn thận các vết thủy đậu trên người trẻ, tránh để nhiễm trùng. Đồng thời sử dụng kết hợp các loại thuốc trị sẹo, thuốc trị thâm để tránh các nốt sẹo rỗ do thủy đậu để lại.

Bệnh thủy đậu có lây không?

Câu trả lời là bệnh thủy đậu có khả năng lây nhiễm từ người này qua người khác. Bệnh thủy đậu có thể xảy ra đối với trẻ em ở mọi lứa tuổi. Từ 1 đến 3 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh thủy đậu, trẻ vẫn ổn trước khi cảm thấy bị bệnh.

Trước khi có dấu hiệu bị bệnh từ 1 ngày đến sau khi xuất hiện phát ban trên da khoảng 5 ngày là thời điểm trẻ em có thể lây virus qua các con đường chính như sau:

  • Trẻ tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu

  • Hít thở không khí từ người bị bệnh khi hắt hơi hoặc ho.

  • Tiếp xúc với chất lỏng từ mắt, mũi hoặc miệng của trẻ bị nhiễm trùng.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Đừng chủ quan với bệnh thủy đậu ở trẻ em vì bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là ảnh hưởng tới tính mạng.

Điển hình nhất là các biến chứng sau đây:

Bệnh zona thần kinh

Virus thủy đậu vẫn tồn tại ở rễ dây thần kinh của trẻ sau khi khỏi bệnh. Virus sẽ tái hoạt động và gây bệnh zona thần kinh vào thời điểm hệ thần kinh của trẻ suy yếu.

Nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát

Các nốt mụn nước bị xuất huyết bên trong khi mụn nước bị vỡ, trầy nước, bong tróc sẽ dẫn tới nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát, tạo mủ, lở loét. Tình trạng này sẽ để lại sẹo sâu khó trị khỏi sau khi trẻ khỏi bệnh.

Viêm não, viêm màng não

Bệnh thủy đậu ở trẻ em và người lớn đều gây biến chứng viêm não, viêm màng não, xảy ra sau khi nổi bong bóng nước 1 tuần. Nếu không điều trị kịp thời, biến chứng này có thể gây tử vong cho trẻ.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em Biến chứng viêm màng não ở người bệnh thủy đậu

Hội chứng liệt Landry

Đây là biến chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em hiếm gặp, nhưng cực kỳ nguy hiểm vì liên quan đến hệ thần kinh ngoại biên, làm tứ chi tê yếu, liệt dần rồi lan sang toàn thân.

Viêm thanh quản

Tình trạng này là do mụn thủy đậu mọc ở khoang miệng hay niêm mạc miệng dẫn tới nhiễm trùng, sưng tây.

Viêm võng mạc

Virus gây bệnh thủy đậu có thể xâm nhập cả vào giác mạc ảnh hưởng tới mắt, gây nên bệnh viêm võng mạc.

Viêm cầu thận cấp

Bệnh thủy đậu ở trẻ em nếu diễn biến nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thận như bệnh viêm thận, viêm cầu thận cấp.

Viêm tai ngoài, tai giữa

Trường hợp mụn nước mọc ở trong tai có thể gây biến chứng viêm tai ngoài, viêm tai giữa ở trẻ em.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em Mụn nước thủy đậu mọc trong tai có thể gây viêm tai giữa ở trẻ

Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em

Hiện nay, vẫn chưa có thuộc đặc trị bệnh thủy đậu ở trẻ em mà chỉ có các loại thuốc và phương pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh mà thôi.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường lành tính và điều trị tại nhà hiệu quả theo chỉ định của bác sĩ. Đối với trẻ em gặp phải biến chứng của thủy đậu cần được điều trị nội trú theo đúng liệu trình của bác sĩ.

Trong quá trình điều trị, để bệnh nhanh chóng thuyên giảm, cần lưu ý:

Điều trị tại nhà

  • Mặc đồ rộng rãi, mềm mại, chất vải dễ thấm hút mồ hôi cho trẻ để không làm vỡ các nốt mụn nước.

  • Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gió, kiêng gãi vào các nốt mụn vì nếu các nốt mụn nước vỡ sẽ lây lan ra nhiều vị trí trên cơ thể hơn.

  • Vệ sinh thân thể cho trẻ bằng nước ấm, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.

  • Đưa trẻ tới ngay bệnh viện uy tín để khám kịp thời khi thấy có dấu hiệu của biến chứng thủy đậu.

  • Cần chủ động cách ly trẻ khi bị thủy đậu, tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.

Điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em bằng thuốc

  • Dùng thuốc tím bôi lên các nốt mụn nước trên cơ thể để kháng viêm, ngăn ngừa sẹo hình thành.

  • Sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên nốt mụn nước sau khi vỡ. Không được dùng thuốc bôi mỡ Tetaxilin, mỡ Penixilin hay thuốc đỏ.

  • Tránh sử dụng kem trị ngứa chứa Phenol cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em

Biện pháp phòng tránh lâu dài và hiệu quả bệnh thủy đậu ở trẻ em chính là tiêm chủng vaccine thủy đậu theo đúng lịch.

Lịch tiêm chủng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ gồm:

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.

  • Mũi 2: Tiêm khi trẻ từ 1 - 13 tuổi: Mũi 2 tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng, trẻ 13 tuổi trở lên: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Đồng thời cần nhớ:

  • Nếu chưa tiêm ngừa vaccine thủy đậu nhưng đã tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu cần tiêm chủng ngừa trong 3 ngày sau đó.

  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh thủy đậu.

  • Không chạm vào mụn nước thủy đậu trên cơ thể người bệnh.

  • Trẻ em bị thủy đậu cần được cách ly với người thân, cộng đồng để không làm lây nhiễm.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em Tiêm vaccine ngừa thủy đậu cho trẻ em theo đúng lịch

Bệnh thủy đậu ở trẻ em có tái phát không?

Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc việc trẻ em đã từng bị thủy đậu có mắc thêm lần nào nữa hay không?

Vấn đề này cha mẹ có thể yên tâm vì rất hiếm trường hợp bị tái phát bệnh thủy đậu vì sau khi bị thủy đậu lần đầu tiên, cơ thể đã tự tạo miễn dịch với bệnh này. Nhưng không loại trừ khả năng virus gây bệnh thủy đậu đi sâu và tồn tại sâu trong các rễ thần kinh sẽ tái hoạt động trở lại một khi hệ miễn dịch của trẻ suy yếu và gây nên bệnh zona thần kinh.

Ngoài ra, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc người bị thủy đậu lần đầu ở mức nhẹ, sau lần mắc bệnh các kháng thể sinh ra chưa đủ để tiêu diệt sự tấn công của virus thủy đậu trong những lần tiếp theo thì khả năng tái nhiễm vẫn xảy ra nhưng bệnh ở mức độ nhẹ và nhanh khỏi hơn, các triệu chứng cũng bớt nghiêm trọng hơn so với lần một.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ em bị bệnh thủy đậu

Trong gia đình có trẻ em bị bệnh thủy đậu, để tránh lây lan cho những người khác, cha mẹ cần biết cách chăm sóc và cách ly trẻ như sau:

  • Cho trẻ nằm trong phòng riêng thoáng khí, có ánh sáng tự nhiên

  • Chuẩn bị vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng cho trẻ như khăn mặt, chén, đĩa, thìa, đũa, cốc uống nước…

  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý

  • Thay quần áo và vệ sinh cơ thể cho trẻ bằng nước ấm mỗi ngày

  • Cho trẻ mặc quần áo rộng, nhẹ và mỏng

  • Cắt móng tay gọn gàng, tránh để trẻ gãi vào nốt mụn nước thủy đậu gây nhiễm trùng, lan rộng ra các vị trí khác.

  • Nấu các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu cho trẻ ăn

  • Nhắc nhở trẻ uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả

  • Dùng dung dịch xanh Methylene bôi lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

  • Nếu trẻ sốt cao, chỉ sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để theo dõi nếu thấy trẻ khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em Trẻ bị thủy đậu cần được nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí, có ánh sáng tự nhiên

Thực phẩm trẻ bị thủy đậu không nên ăn

Những loại thực phẩm trẻ bị thủy đậu không nên ăn chủ yếu là các loại thực phẩm tăng kích ứng cơ thể, cản trở quá trình hồi phục da, làm cho bệnh kéo dài hơn và để lại sẹo khó chữa:

  • Thịt dê, thịt chó; da gà, ngan, ngỗng, lươn, hải sản (tôm, cua…) sẽ gây ngứa ngáy các nốt mụn.  

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào, rán, đồ ăn nhanh, mỡ động vật … gây nóng trong người, tăng tiết mồ hôi, bã nhờn trên da tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh gây thêm nhiều nốt mụn hơn. Đồng thời còn khiến tình trạng viêm nhiễm, các cơn ngứa ngáy cũng tăng theo, cuối cùng hình thành các vết sẹo khó lành và có thể gây viêm da trầm trọng.

  • Đồ nếp khiến các bọng mủ nặng hơn, lâu lành.

  • Khi mắc bệnh thủy đậu, tránh cho bé ăn các chế phẩm làm từ sữa. Chẳng hạn như kem, bơ, phô mai,…

  • Kiêng ăn đồ cay nóng nếu trẻ bị nổi mụn trong xoang miệng.

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: bơ, phô mai… sẽ kích thích tăng tiết dịch nhờn trên da, làm trầm trọng thêm viêm nhiễm trên các nốt mụn nước.

Điều nên làm khi trẻ bị bệnh thủy đậu

  • Hạn chế tới nơi đông người để bảo vệ bản thân, giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác.

  • Kiêng cho trẻ gãi, chạm vào nốt thủy đậu vì sẽ làm vỡ các nốt mụn nước làm lây lan nốt mụn qua các vùng da lành khác.

  • Không để trẻ nuôi móng tay dài và để móng tay bẩn vì nếu vô tình gãi vào nốt mụn nước sẽ làm nhiễm trùng.

  • Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, chất liệu mềm nhẹ thấm hút tốt để không kích ứng da

  • Thường xuyên thay quần áo và ga trải giường.

  • Bệnh thủy đậu có tắm được không? Việc kiêng tắm khi trẻ bị thủy đậu là không cần thiết, tắm cho trẻ bằng nước ấm giúp giảm ngứa ngáy, tránh nhiễm trùng, loại bỏ vi khuẩn trên da.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Khoa Nhi – Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay