Tham vấn y khoa: ThS.BS. Nguyễn Hải Ánh
Suy gan là một bệnh lý khá nguy hiểm khi gan bị tổn thương hoặc không thực hiện được chức năng gan. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nên cần được xử trí kịp thời.
Gan là một bộ phận quan trọng trong cơ thể con người. Nếu gan bị tổn thương, sức khỏe sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.
Gan là bộ phận nằm bên phải ổ bụng, ngay dưới cơ hoành và có một phần lẫn sang bên trái. Gan tiếp giáp với nhiều bộ phận khác như: phía trước bên trái tiếp giáp với dạ dày, phía dưới giáp với ruột non, phía sau bên phải giáp thận phải và mặt dưới gan là túi mật.
Gan có hình dạng tựa như nửa quả dưa hấu cắt chéo, chạy dọc theo cung sườn phải và bắt chéo sang vùng thượng vị, cung sườn trái.
Gan là bộ phận vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, trong đó có 5 nhiệm vụ chính là chức năng chuyển hóa, chức năng tổng hợp, chức năng thải độc, chức năng dự trữ và chức năng tạo mật.
Tất cả thức ăn bạn ăn đều cần phải chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho cơ thể và gan là cơ quan đảm nhiệm chức năng ấy. Tùy vào mỗi chất gan sẽ có cách chuyển hóa khác nhau. Ví dụ với chất béo gan sẽ tiết dịch mật để hấp thụ và phân hủy.
Gan có chức năng tổng hợp các chất như protein, hormone angiotensinogen (điều hòa huyết áp), hormone steroid (duy trì áp lực máu)… Trong tổng số protein của cơ thể thì gan sản xuất đến 50%. Đây cũng là lý do vì sao gan có khả năng tự phục hồi mạnh mẽ, kể cả khi gan bị cắt bỏ một phần vẫn có thể tự tái sinh.
Gan là bộ phận đảm nhận nhiều chức năng và rất dễ bị tấn công gây bệnh
Đây là chứng năng chính và quan trọng nhất của gan. Nó giúp ngăn ngừa và loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Gan nhận máu từ tim và ruột, sau đó thực hiện chức năng thải độc trước khi đưa máu đi nuôi cơ thể. Việc thải độc của gan được thực hiện bằng cách phá vỡ các liên kết nhằm cô lập chất độc hại sau đó tống chúng ra ngoài qua đường tiêu hóa hoặc bài tiết.
Dịch mật đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, nhất là chất béo. Và gan là nơi tiết ra dịch mật để phục vụ quá trình này với khối lượng khoảng 500ml mỗi ngày.
Ngoài các chức năng kể trên, gan còn đảm nhiệm vai trò dự trữ vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, E, C và sắt để sẵn sàng khi cơ thể cần đến.
Như vậy, có thể khẳng định, gan là bộ phận vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Khi gan bị tổn thương, suy yếu thì sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm:
Việc tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, vi khuẩn, virus có thể khiến gan bị tổn thương và dẫn đến suy gan. Lúc này, gan không thực hiện được các chức năng chính đối với cơ thể hoặc hoạt động nhưng không còn chính xác.
Suy gan tiến triển trong nhiều năm và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị sớm. Có 2 loại suy gan gồm:
Suy gan gây ra bởi nhiều yếu tố, nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có một vài nguyên chính gây bệnh thường gặp ở nhiều người, gồm:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy gan
Triệu chứng của suy không có rõ ràng khi ở giai đoạn đầu. Bạn có thể gặp các biểu hiện như:
Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ đi kèm các triệu chứng:
Khi gặp bất cứ dấu hiệu nào kể trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác nhằm đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả.
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của bệnh suy gan hoặc là một trong những đối tượng dễ bị suy gan như uống nhiều rượu bia… thì hãy nên đi khám để chẩn đoán bệnh.
Để biết được liệu bạn có mắc bệnh suy gan hay không, các bác sĩ sẽ làm một vài xét nghiệm, siêu âm cơ bản:
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như điều kiện sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Với những trường hợp bệnh nhẹ, gan chưa bị tổn thương quá nhiều, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhằm chống lại tác nhân gây suy gan và hỗ trợ gan mau phục hồi.
Nếu gan chưa bị tổn thương quá nhiều người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc
Với những trường hợp gan bị tổn thương nặng một phần. Người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần gan bị tổn thương để ngăn chặn lây lan. Gan có khả năng tự hồi phục nên việc cắt bỏ một phần gan sẽ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi gan bị tổn thương quá nặng, vùng tổn thương rộng thì người bệnh cần được ghép gan để có thể đảm bảo sức khỏe cho toàn bộ cơ thể.
Khi bị suy gan, bạn cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc và điều trị để gan mau chóng hồi phục và có thể thực hiện tốt chức năng vốn có của nó.
Cần đi khám sức khỏe định kỳ để nắm bắt tình hình sức khỏe, đồng thời giúp phát hiện bệnh suy gan sớm. Nếu phải điều trị, cần điều trị đúng phác đồ theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống.
Người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt, tập luyện và ăn uống vì nó không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả mà còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tái phát.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Đăng ký thăm khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:
Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại: