Zona thần kinh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

15-11-2013
Sống khỏe

Zona thần kinh là bệnh da liễu cấp tính xảy đến do virus trú ngụ ở thần kinh gây nên. Triệu chứng phổ biến của bệnh zona thần kinh là: đau, rát, tê rần hoặc ngứa ran,… Cùng tìm hiểu kỹ càng về bệnh thông qua bài viết này để có phương án điều trị thích hợp.

Bệnh Zona thần kinh là bệnh gì?

Zona thần kinh là một biến chứng của zona. Trong đó, zona là tình trạng nhiễm trùng do virus Varicella-Zoster (VZV) gây nên. Lần đầu tiên phát bệnh, virus VZV sẽ gây ra bệnh thủy đậu. Sau đó, loại virus này tồn tại và rơi vào trạng thái “ngủ đông” ở hệ thần kinh trong nhiều tháng, nhiều năm. Ngay khi có các điều kiện thuận lợi: stress, căng thẳng, suy giảm miễn dịch, suy nhược cơ thể,…; chúng hoạt động trở lại và di chuyển dọc theo dây thần kinh để biểu hiện thành bệnh zona thần kinh.

Người mắc zona thần kinh có các biểu hiện như: đau, mệt, sốt, mất ngủ,… với những nốt hồng ban và mụn nước mọc thành các chùm, nằm theo 1 bên của cơ thể. Các mụn nước khi vỡ sẽ tạo thành các vết loét, rỉ dịch. Sau 1 thời gian nhất định, các vết thương trên da lành dần, để lại vết thâm hoặc sẹo nếu như không chăm sóc tốt.

Bệnh zona thần kinh có thể kéo dài nhiều năm sau khi vết thương zona ở da đã lành. Đó là tình trạng đau sau zona thần kinh.

Vết thương do zona thần kinh nằm gọn ở một bên cơ thể, thường phát triển theo hướng dây thần kinh

Nguyên nhân của zona thần kinh

Zona thần kinh tái hoạt động của virus Varicella-Zoster. Có thể liệt kê các nguyên nhân mắc zona thần kinh như sau:

  • Phẫu thuật

  • Tuổi tác lớn

  • Suy giảm miễn dịch

  • Stress, tâm trạng căng thẳng

  • Điều trị ung thư

Biểu hiện của bệnh zona thần kinh

Người bệnh có thể nhận biết triệu chứng zona thần kinh theo các biểu hiện như sau:

Đau, nóng rát

Người bệnh thấy cảm giác đau, ngứa, nóng rát trên da không có lý do. Đây cũng là triệu chứng zona thần kinh ban đầu, trước khi các nốt phát ban xuất hiện. Cảm giác này có thể xuất hiện kèm theo cơn đau dọc dây thần kinh ở nửa bên người.

Ngoài ra, một số người cũng có biểu hiện đau nhức người, sốt nhẹ, người thấy uể oải, mệt mỏi. Đây cũng là biểu hiện rõ ràng khi cơ thể nhiễm siêu vi.

Bọng nước, mụn nước có nước dịch trong

Cùng khi phát ban nổi lên, người bệnh sẽ thấy được các nốt mụn nước mọc thành chùm. Chúng xuất hiện theo mảng lớn, hoặc theo đường đi của dây thần kinh (dạng dải). 

Trong 3 – 4 ngày tiếp theo, các mụn nước sẽ liên kết với nhau thành bọng nước. Khi càng chứa nhiều dịch, bọng nước càng căng, gây đau tại vùng chứa nó. Các bọng nước có thể bị vỡ làm lây lan các nốt bọng nước, hoặc để lại sẹo nếu như không được chăm sóc đúng.

Sưng, đau, nổi hạch ở các vùng lân cận

Bệnh zona thần kinh thường xuất hiện ở 1 phía của cơ thể. Ví dụ như: 1 bên eo, cổ, thân mình với cảm giác đau ở quanh các vùng da. Khi quá đau đơn, cơ thể có thể bị nổi hạch ở các vùng tương ứng với vị trí phát ban

Các triệu chứng zona thần kinh khác

Người bệnh cũng có thể mắc các biểu hiện zona thần kinh như sau: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, nhạy cảm với ánh sáng,… Tuy biểu hiện ở mỗi người là khác nhau, nhưng đa số các triệu chứng sẽ giống với các mô tả như trên.

Các khu vực dễ mắc zona thần kinh nhất

Dưới đây là các vị trí mà zona thần kinh hay xuất hiện:

  • Zona thần kinh ở lưng

  • Zona thần kinh ở tay

  • Zona thần kinh ở mặt

  • Zona thần kinh ở chân

  • Dọc theo vùng bụng, ngực

  • Nằm ở các vị trí khác như: tai, cổ, miệng, lưng dưới hoặc vai

Dù xuất hiện ở vị trí nào thì zona thần kinh cũng gây đau, ngứa và rất dễ lây lan. Do vậy, người bệnh nên chú trọng chăm sóc hơn để tránh ảnh hưởng đến sau này.

Các nốt mẩn, bọng nước của zona xuất hiện dày đặc trên dây thần kinh

Những người có nguy cơ mắc zona

Tất cả những người đã từng mắc thủy đậu sẽ có nguy cơ mắc zona. Tuy nhiên, có một số nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh da liễu này:

  • Người cao tuổi trong độ tuổi từ 60 đổ lên.

  • Đang hoặc đã chữa bệnh bằng hóa trị, xạ trị,…

  • Những người có tình trạng suy giảm miễn dịch do ung thư, HIV,…

  • Đã từng bị zona thần kinh nặng trước đó.

  • Đã bị suy giảm miễn dịch do dùng thuốc, như steroid, thuốc dùng sau khi cấy ghép nội tạng.

Bệnh zona có lây lan hay không?

Zona thần kinh là bệnh di chứng ở dây thần kinh do virus Varicella-Zoster (VZV) gây nên sau khi mắc thủy đậu . Do vậy, bệnh zona không còn khả năng di truyền và gây bệnh nữa.

Tuy nhiên, những người chưa từng mắc thủy đậu có thể bị nhiễm virus, nếu như tiếp xúc trực tiếp với mụn nước đã bị vỡ.

Tiến triển của bệnh da liễu zona thần kinh

Giai đoạn phát triển của zona có 3 phần. Cụ thể là:

Giai đoạn tiền khởi phát

Trước khi biểu lộ ra bên ngoài, cơ thể đã có các biểu hiện cụ thể. Đó là tình trạng các nốt phát ban xuất hiện gây ngứa ngáy, đau nhẹ hoặc đau như kim châm. Cơn đau nhẹ, thay đổi theo từng đợt nên không được nhiều người chú ý. Ngoài ra, khi lên phát ban, cơ thể có thể sẽ phát sốt, mệt mỏi hoặc đau đầu.

Giai đoạn bùng phát

Sau khi các triệu chứng xuất hiện, các mụn nước phân bố thành dải rải rác trên nền da gây đau, ngứa, châm chích,… Một vài người sẽ bị nổi hạch ở một bên cơ thể - tương ứng với vị trí mà mụn nước phân bổ.

Giai đau dây thần kinh sau zona – tiến triển thành mạn tính

Bệnh zona thần kinh sẽ tự biến mất khi các mụn nước khô lại và kết vảy. Tuy nhiên, với tình trạng viêm nhiễm nặng, một số người sẽ vẫn bị đau sau zona. Đây là biến chứng phổ biến sau khi các vết phát ban đã khỏi.

Ở giai đoạn mãn tính, người bệnh có thể bị đau dây thần kinh kéo dài vài tháng, vài năm hoặc suốt cuộc đời. Đa phần biến chứng này thường gặp ở người cao tuổi.

Bệnh tiến triến thành mạn tính có thể gây tình trạng đau sau zona, với các cơn đau bỏng rát như kim châm

Biến chứng có thể mắc phải

Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc các biến chứng tiềm ẩn của bệnh zona thần kinh.

  • Viêm phổi

  • Mất thính giác

  • Nhiễm trùng da

  • Liệt một phần mặt

  • Tổn thương mắt, giác mạc

  • Viêm não, viêm tủy sống

Mọi người có thể bị mắc biến chứng nguy hiểm, trong trường hợp các vết phát ban zona thần kinh mọc gần đó.

Thời điểm nào cần đi khám zona thần kinh với bác sĩ?

Với tình trạng zona thần kinh nặng, người bệnh nên đi thăm khám với bác sĩ da liễu. Các trường hợp cụ thể như sau:

Những người lo ngại sẹo rỗ: bệnh có thể để lại sẹo nếu như không được điều trị đúng cách. Do vậy, nên khám với bác sĩ ngay để có cách chăm sóc đúng

Sau 10 ngày mắc, các triệu chứng không thuyên giảm: cần theo dõi và đổi sang phương án điều trị thích hợp.

Thăm khám với bác sĩ da liễu giúp điều trị hiệu quả bệnh zona thần kinh

Cách chẩn đoán bệnh zona thần kinh

Bác sĩ da liễu sẽ là người chẩn đoán về tình trạng zona thần kinh:

  • Thăm khám lâm sàng để tìm hiểu kỹ về tình trạng bệnh nhân.

  • Kiểm tra vết phát ban và mụn nước trên cơ thể.

  • Lấy mẫu da, mẫu dịch từ mụn nước để xét nghiệm, xác định dấu vết của virus Varicella-Zoster.

Cách điều trị bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh được chữa khỏi sau khi điều trị nội khoa với thuốc. Các loại thuốc phổ biển để điều trị bệnh là:

  • Thuốc kháng virus: giúp làm chậm sự sinh sôi của virus, làm chậm các triệu chứng trong vòng 72 giờ.

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: giảm đau đớn, làm dịu các triệu chứng do zona thần kinh gây ra.

  • Thuốc khác: được kê tùy tình trạng của người bệnh với các tác dụng giảm đau, chống viêm,…

Biện pháp phòng tránh zona thần kinh

Zona thần kinh gây nên bất tiện trong cuộc sống. Do vậy, mọi người có thể chủ động phòng ngừa zona thần kinh bằng các biện pháp như sau:

  • Tránh stress, căng thẳng

  • Sinh hoạt điều độ: ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, dinh dưỡng,..

  • Không nên hút thuốc, sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể

  • Đến gặp bác sĩ nếu có vấn đề bất thường ở cơ thể

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với bọng nước, mụn nước của những người mắc bệnh zona thần kinh

  • Tiêm chủng vắc xin ngăn ngừa virus Varicella-Zoster để phòng tránh bệnh đậu mùa, giảm nguy cơ mắc zona

Các câu hỏi thường gặp về bệnh zona

Bệnh zona thần kinh có gây ngứa ngáy không?

Bệnh zona thần kinh đặc trưng với các nốt mẩn, bọng nước trên da. Vì vậy, có thể gây ngứa ngáy khi các vết phát ban xuất hiện. Tuy nhiên, người không nên gãi quá nhiều, bởi vì điều này sẽ khiến các bọng nước vỡ ra. Nước dịch từ bọng nước có thể dây trên da, làm lan truyền virus khiến tình trạng nặng thêm.

Bệnh zona thần kinh có chữa được không?

Bệnh zona thần kinh có thể chữa khỏi. Nếu người bệnh chữa trị từ sớm, có thể hạn chế được tình trạng đau sau zona, giúp bệnh ít tái phát về sau.

Bệnh zona thần kinh có tái phát hay không, có nghiêm trọng không?

Tỉ lệ tái lại của bệnh zona thần kinh khá thấp, nhưng không phải không có nguy cơ. Do vậy, mọi người cần cẩn trọng hơn khi mắc phải bệnh da liễu này. 

Những người cao tuổi, hoặc những nguời đang bị suy giảm miễn dịch cần chú ý hơn khi điều trị zona thần kinh. Bởi đây là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu, dễ bị phát bệnh nặng hơn và gặp tình trạng mãn tính nhiều hơn.

Chữa zona thần kinh ở đâu uy tín và hiệu quả?

Tình trạng đau sau zona gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh & Điện quang can thiệp - BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ uy tín điều trị hàng nghìn ca bệnh đau do zona thần kinh mức độ vừa và nặng. Đây là cơ sở y tế uy tín chữa đau sau zona thần kinh bằng phương pháp can thiệp điện quang. Với một mũi tiêm trực tiếp tới vị trí dây thần kinh gây đau, bệnh nhân có thể giảm đau ngay sau thủ thuật mà không mất máu, không lưu viện.

  • Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, đã từng công tác tại: BV Hữu Nghị, BV K3 Tân Triều, BV Bạch Mai,…

  • Trang thiết bị hiện đại, tiên tiến nhập khẩu phục vụ cho quá trình xét nghiệm phân tích bệnh.

  • Đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản, thân thiện, nhẹ nhàng.

  • Bệnh viện nhiều tiện ích, không gian xanh, sạch,…

Phương pháp giảm đau sau Zona thần kinh tại BVĐK Hồng Ngọc bằng phương pháp Điện quang can thiệp

Bài viết đã cung cấp các thông tin về bệnh zona thần kinh. Hy vọng bài viết đã trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh. Trên hết, người bệnh nên điều trị bệnh zona từ sớm để tránh những biến chứng về sau gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

-------------------------------------

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay