Đau dây thần kinh chẩm: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Đau dây thần kinh chẩm: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

31-07-2024
Điện quang can thiệp
Sống khỏe

Đau dây thần kinh chẩm là bệnh gì?

Đau dây thần kinh chẩm là rối loạn gây đau đầu bắt nguồn từ dây thần kinh chẩm. Dây thần kinh chẩm chạy từ cổ lên tới đỉnh đầu, lan sang cả thái dương. Người bị đau thần kinh chẩm chỉ đau ở một nửa bên đầu, ứng với phần dây thần kinh bị đau. Chính vì biểu hiện như vậy, bệnh dễ bị nhầm lẫn với đau nửa đầu migraine.

Người bệnh bị đau đầu kịch phát, với các cơn đau nghiêm trọng: nhói đau, đau bỏng rát, đau như kim châm điện giật,… Cơn đau dữ dội lan ra vùng đầu, thậm chí lan xuống cả cổ vai.

Tình trạng đau dây thần kinh chẩm xảy đến khi dây thần kinh này bị viêm. Chúng báo hiệu bằng cách truyền tín hiệu từ não qua da đầu. Khi xuất hiện cơn đau, khả năng cao dây thần kinh chẩm đã bị kích ứng, hoặc sưng tấy.

Đau dây thần kinh chẩm dễ bị nhầm lẫn với chứng đau nửa đầu

Đối tượng có nguy cơ mắc đau thần kinh chẩm cao

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị bệnh đau dây thần kinh chẩm. Nhóm độ tuổi lý tưởng rất rộng: từ 2 – 86 tuổi. Trong đó, độ tuổi trung bình để khởi phát các cơn đau đầu tại vùng chẩm là khoảng 23 tuổi.

Cũng có nhiều người có nguy cơ mắc cơn đau vùng chẩm cao, đó là nhóm người như sau:

  • Người từng gặp chấn thương vùng cổ, đầu, hoặc cột sống sau khi bị té ngã, chấn thương.

  • Người từng mắc các bệnh: dị tật tủy sống, thoát vị, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp cột sống cổ,…

  • Người mắc bệnh liên quan tới mạch máu: gout, nhiễm trùng, tiểu đường,…

Cơn đau do dây thần kinh chẩm diễn ra trong bao lâu?

Không có một con số chính xác nào để kết luận về thời gian của một cơn đau dây thần kinh chẩm. Cơn đau có thể kéo dài vài phút, đến vài ngày tùy theo tình trạng của người bệnh. Các cơn đau cấp tình thường kéo dài nhiều giờ liên tục, nhưng không có triệu chứng lan tỏa (ví dụ cơn đau lan vùng trán hoặc vùng đỉnh đầu).

Các cơn đau có thể kéo dài khoảng 2 tuần, cho đến khi nó thuyên giảm. Thời gian kéo dài của cơn đau giữa mỗi người là khác nhau, do có nhiều khác biệt về nguyên nhân gây đau, thể trạng, lối sống, sức chịu đựng mỗi người và phương pháp điều trị được áp dụng,…

Người bệnh nên phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng bệnh đau dây thần kinh chẩm. Nếu không được xử trí đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành đau mạn tính.

Đăng ký khám và nhận tư vấn qua hotline: 0947 616 006

Nguyên nhân dẫn đến cơn đau

Có nhiều nguyên nhân làm khởi phát tình trạng đau dây thần kinh chẩm. Cơn đau có thể bắt đầu từ các bệnh lý xương khớp (viêm cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống,…), do nhiễm trùng, viêm mạch máu, bệnh gout, tiểu đường,... Trong các trường hợp, khối u bất thường cũng có ảnh hưởng tới rễ thần kinh C2, C3, hoặc gai đốt sống cổ trên C1 – C2….

Những người từng có chấn thương vùng đầu, cổ do các nguyên nhân: té ngã, bị tác động vào đầu cổ, bị tai nạn giao thông,… cũng có nguy cơ mắc bệnh này.

Một số người bệnh mắc đau dây thần kinh chẩm nguyên phát, tức là không có nguyên nhân cụ thể. Do vậy, số ít nguyên nhân phát bệnh là do chứng đau, căng cơ cổ mãn tính, hoặc do chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng.

Triệu chứng thường gặp của bệnh đau dây thần kinh chẩm

Bệnh đau dây thần kinh chẩm khởi phát theo các mức độ: từ bình thường tới đau dữ dội, đau bỏng rát như điện giật, kim châm,… theo nhịp hoặc đau liên tục. Cơn đau thường phân bổ theo hướng đi của dây thần kinh chẩm.

  • Đau nhói, đau buốt, đau nóng rát, đau như bị điện giật từ vùng gáy, ót lan tới đỉnh đầu ở một bên đầu.

  • Bị đau lan sang thần kinh, đau nhói ở sau mắt tại phía đầu đang bị đau.

  • Cơn đau bất chợt, do có tiếp xúc hoặc không tiếp xúc mạnh. Ví dụ như đau khi gió thổi qua đầu, đau khi chải tóc,….

Đau dây thần kinh chẩm bắt nguồn từ đốt sống cổ C2 lan tới đỉnh đẩu ở một phía dây thần kinh

Bị đau dây thần kinh chẩm có nguy hiểm không?

Cùng với biểu hiện triệu chứng, người bệnh cũng thường mù mờ không hiểu đau dây thần kinh chẩm có nguy hiểm không. Bệnh lý này tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, công việc và chất lượng sống của người bệnh. Bởi lẽ cơn đau từ dây thần kinh chẩm sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, khiến bệnh nhân mất ăn, mất ngủ và cản trở công việc hàng ngày.

Ngoài ra, bệnh lý cũng gây ảnh hưởng nhất định tới hoạt động của hệ thống thần kinh, khiến người bệnh bị ảnh hưởng tâm lý. Từ đó, làm tăng nguy cơ khởi phát các bệnh tâm lý, dễ rơi vào trạng thái lo lắng, buồn rầu, trầm cảm,…

Cách chẩn đoán xác định bệnh

Việc chẩn đoán xác định cơn đau do dây thần kinh chẩm khá khó khăn. Nguyên nhân bởi vì bệnh có các triệu chứng dễ bị lầm tưởng với bệnh đau nửa đầu Migraine. Do vậy, người bệnh nên thăm khám tại các địa chỉ y tế uy tín.

  • Điều tra biểu hiện, tiền sử bệnh: theo thông tin về triệu chứng, tiền sử chấn thương, tiền sử bệnh lý,…

  • Thăm khám xác định cơn đau: ấn mạnh vào sau đầu hoặc các vị trí bị đau của bệnh nhân để xác định - căn cứ theo hướng đi của dây thần kinh chẩm

  • Xác định chẩn đoán bằng điện quang can thiệp: tiêm lượng nhỏ thuốc tê tới vị trí thần kinh chẩm, nếu cơn đau giảm rõ rệt, thì có nghĩa là chẩn đoán đã đi đúng hướng. Từ đó, bệnh nhân sẽ được tiến hành phong bế dây thần kinh chẩm để “ngắt” tín hiệu đau gửi về não.

  • Chẩn đoán cận lâm sàng với các bước: xét nghiệm máu, chụp CT đầu gáy cột sống cổ, chụp cộng hưởng từ (MRI) để theo dõi tổn thương bên trong.

Phương án điều trị bệnh đau dây thần kinh chẩm

Điều trị không xâm lấn

Các phương pháp điều trị đau dây thần kinh chẩm không xâm lấn mang lại hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho người bệnh. Các phương pháp này được nhiều người ưu tiên hơn cả bởi chúng không “kén” các yêu cầu về sức khỏe, độ tuổi, giới tính,….

  • Điều trị nội khoa: phương pháp phổ biến nhất để “làm dịu” vùng dây thần kinh chẩm bị tổn thương. Các loại thuốc bao gồm: thuốc uống giảm đau, thuốc bôi, dán có tác dụng giảm đau; thuốc giãn cơ; thuốc chống trầm cảm; thuốc chống động kinh,…

  • Điều trị bằng vật lý trị liệu: tuy chỉ là phương pháp hỗ trợ, lại cần nhiều thời gian mới thấy hiệu quả nhưng phương pháp này lại được chỉ định nhiều bởi bác sĩ chuyên khoa. Bởi đây là phương pháp an toàn giúp người bệnh làm mềm cơ quanh đốt sống cổ, làm giảm chèn ép thần kinh,….

Sử dụng thuốc giảm đau là cách phổ biến để điều trị đau dây thần kinh chẩm

Điều trị xâm lấn

Trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Trong đó, các kĩ thuật này được áp dụng phổ biến với bệnh nhân là:

  • Kích thích tủy sống: sử dụng thiết bị tạo ra xung điện và đặt giữa tủy sống và các đốt sống. Các xung điện từ phương pháp này có tác dụng ngăn chặn tín hiệu đau truyền đến não. Đây là phương pháp có độ xâm lấn ít, làm giảm tổn thương đến dây thần kinh.

  • Giải ép mạch máu vi phẫu: phương pháp bóc tách các mạch máu đang chèn ép quanh dây thần kinh chẩm giúp dây có thể phục hồi, bớt tổn thương do chèn ép. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ phục hồi sau khoảng 1 – 2 tuần sau đó. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người bệnh bị đau lại. Nếu gặp tình trạng kể trên, người bệnh vẫn cần thực hiện lại phẫu thuật giải ép mạch máu vi phẫu.

  • Điều trị bằng điện quang can thiệp: bao gồm kĩ thuật tiêm phong bế thần kinh chẩm, đốt sóng cao tần (RF). Phương pháp hạn chế xâm lấn tối thiểu bởi chỉ sử dụng mũi tiêm nhỏ để đưa hỗn hợp thuốc tới dây thần kinh chẩm. Từ đó cho hiệu quả giảm đau nhanh, an toàn, hạn chế biến chứng và tác dụng phụ cho người bệnh.

Điều trị đau dây thần kinh chẩm bằng điện quang can thiệp phù hợp với những người cao tuổi, nhiều bệnh nền

Cách phòng tránh cơn đau thần kinh

Không có phương án nào ngăn chặn hoàn toàn cơn đau dây thần kinh chẩm. Do vậy, phương án phòng ngừa cơn đau chính là biện pháp tốt nhất giúp giảm thiểu nguy cơ này. 

  • Xoa bóp cổ, vai gáy thường xuyên.

  • Tập thể dục, tập giãn cơ hàng ngày để giảm chèn ép dây thần kinh.

  • Hoạt động đúng tư thế khi sinh hoạt, hoạt động,…

  • Tránh té ngã, va đập vùng đầu để hạn chế cơn đau thần kinh chẩm.

  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ, kiểm soát các bệnh lý nền có liên quan đến thần kinh.

Đau dây thần kinh chẩm tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống. Do vậy, người bệnh không nên quá chủ quan khi mắc bệnh.

Đăng ký khám và nhận tư vấn qua hotline: 0947 616 006

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay