Xẹp đốt sống lưng là bệnh lý thường gặp sau chấn thương trong tai nạn giao thông hoặc do loãng xương. Vậy xẹp đốt sống lưng có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Xẹp đốt sống lưng là gì?
Trước khi tìm hiểu xẹp đốt sống lưng có nguy hiểm không, thì bạn cần hiểu bản chất của bệnh lý xẹp đốt sống lưng. Xẹp, lún hay gãy đốt sống là tình trạng thân đốt sống mất đi chiều cao vốn có, gây ra những cơn đau dữ dội. Đốt sống lưng là vùng nằm giữa xương sườn và xương chậu, gánh trọng lực nhiều nhất cơ thể trong bất kỳ vận động nào. Vị trí đốt sống lưng hay bị xẹp nhất là L1, L2 và L5. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, các đốt sống lân cận sẽ dính lại, mất đường cong sinh lý cột sống, ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây xẹp đốt sống lưng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây xẹp đốt sống, nhưng thường gặp nhất là một số nguyên nhân sau:
Loãng xương
Tuổi tác là nguyên nhân chính gây ra loãng xương và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây xẹp đốt sống lưng. Càng lớn tuổi thì khả năng hấp thụ canxi của cơ thể càng kém. Xương sản sinh mới rất ít nhưng xương biến mất theo thời gian lại tăng. Khiến xương trở nên xốp, mềm, đốt sống không còn đủ cứng để hỗ trợ cột sống trong các hoạt động hàng ngày, gây ra xẹp, lún.
Trường hợp loãng xương nghiêm trọng, các đốt sống quá yếu, người bệnh chỉ cần cúi người hoặc xoay nhẹ cũng làm xẹp đốt sống lưng.
Chấn thương
Một số trường hợp xẹp đốt sống lưng khác không do loãng xương, mà do đốt sống phải chịu một lực lớn từ va chạm, tai nạn, chấn thương thể thao. Trường hợp phổ biến nhất là do bệnh nhân bất cẩn bị té ngã trong sinh hoạt hàng ngày. Ngã từ trên cao xuống, ngã đập lưng vào vật cứng hoặc ngã ngã có va chạm nhiều vị trí.
Các bệnh lý khác
Ngoài ra, xẹp đốt sống lưng cũng có thể do một số bệnh lý ác tính như: ung thư tủy xương, ung thư di căn xương, viêm tủy xương,… Các tế bào ung thư xâm nhập vào mô xương, phá hủy cấu trúc và khiến cho xương bị yếu, xốp và giòn hơn. Nhất là vùng xương lưng rất gần với các cơ quan nội tạng nên khả năng di căn ung thư cũng cao hơn các vùng xương khác. Ngoài ra, xẹp đốt sống lưng có thể xuất phát từ căng thẳng, stress trong công việc hoặc do các động tác tập gym sai. Từ nguyên nhân gây xẹp đốt sống, có lẽ bạn cũng phần nào đánh giá được xẹp đốt sống lưng có nguy hiểm không?
Có thể bạn quan tâm:
Xẹp đốt sống lưng có nguy hiểm không?
Xẹp đốt sống lưng rất nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời khiến bệnh tiến triển nặng. Một số hậu quả mà xẹp đốt sống gây ra:
Thoát vị đĩa đệm
Các đốt sống lưng chiếm phần lớn trong cấu trúc cột sống, giúp cơ thể chịu được sức nặng, di chuyển và nâng đỡ toàn bộ cột sống. Vì thế, khi một đốt sống lưng bị xẹp, sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến ít nhất hai đốt sống lân cận. Từ đó, tăng nguy cơ mất vững từng đoạn cột sống. Về lâu dài, tình trạng này sẽ diễn biến thành thoát vị đĩa đệm, chèn ép vào rễ thần kinh, gây đau nhức, thậm chí mất vận động.
Gù lưng, giảm chiều cao
Xẹp đốt sống lưng sẽ làm mất đường cong sinh lý tự nhiên. Trường hợp nặng, bằng mắt thường cũng có thể thấy lưng bị cong, gù hoặc thấp hơn bình thường. Cột sống lưng ngày càng gù sẽ chèn ép vào tim, phổi, ruột hoặc khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, thậm chí ngạt thở, gây tử vong.
Nguy cơ khuyết tật thần kinh
Khi đốt sống bị xẹp, khoảng trống giữa tủy và ống sống sẽ thu hẹp khiến dây thần kinh tủy sống ở giữa bị chèn ép. Vì thế, chặn đường lưu thông của máu gây thiếu máu, thiếu oxy đến tủy sống. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau liên tục, nhức nhói ở vị trí đốt sống bị xẹp, nguy cơ khuyết tật thần kinh vĩnh viễn nếu tủy sống bị chèn ép lâu ngày. Như vậy, xẹp đốt sống lưng rất nguy hiểm vì không chỉ gây đau đớn, khó chịu vùng thắt lưng, mà còn ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, đau lan sang các vùng khác, tiềm ẩn nguy cơ bại liệt, tàn phế. Vì thế, bạn cần có những phương pháp phòng ngừa sớm nhất để tránh xẹp đốt sống lưng.
Phòng tránh xẹp đốt sống lưng
Hiểu về bệnh lý và có các biện pháp phòng tránh rõ ràng là cách bảo vệ bản thân trước nỗi lo xẹp đốt sống lưng ngày càng phổ biến. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia Cơ Xương Khớp:
Đối với người lớn tuổi hoặc phụ nữ mãn kinh cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đồng thời bổ sung vitamin D, canxi và vitamin tổng hợp để tăng cường mật độ xương khớp.
Tuân thủ khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần hoặc ít nhất cần phải đo loãng xương để phát hiện bệnh lý cột sống kịp thời.
Thay đổi lối sống, vận động, sinh hoạt, hạn chế rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe bằng các môn phù hợp, tăng độ dẻo dai cho xương khớp: bơi lội, đi bộ, đạp xe,...
Chú ý trong sinh hoạt hàng ngày, điều khiển phương tiện giao thông hay làm việc để tránh bị chấn thương, té ngã.
Điều trị xẹp đốt sống tại Bệnh viện Hồng Ngọc
Tại bệnh viện Hồng Ngọc điều trị xẹp đốt sống bằng phương pháp bơm xi măng sinh học cột sống. Với đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản về kỹ thuật bơm xi măng sinh học, từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước: BV Bạch Mai, BV Hữu Nghị, BV Pasteur – Pháp,… Kết hợp màn tăng sáng sắc nét của máy chụp mạch số hóa nền hiện đại, xi măng sinh học với kết cấu tương thích với mô đốt sống được đưa vào chính xác vị trí lún, xẹp. Sau bơm 30-45 phút, bệnh nhân hết đau, lấy lại chiều cao đốt sống mong muốn mà không cần mổ mở. Phương pháp giúp hạn chế xâm lấn, mang lại hiệu quả vĩnh viễn và an toàn với cả những bệnh nhân có bệnh lý nền.
Bên cạnh đó là vô vàn các tiện ích khác như:
- Lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám đối với từng bệnh nhân
- Không gian bệnh viện sạch sẽ, có nhiều tiện ích hiện đại: wifi miễn phí, quán cà phê, nhà hàng…
- Làm việc cả thứ 7, Chủ nhật, không phát sinh chi phí
- Thủ tục bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi tối đa cho bệnh nhân
Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi "xẹp đốt sống lưng có nguy hiểm không?" Nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu hơn về bệnh xẹp đốt sống lưng, vui lòng đăng ký thông tin để được hỗ trợ.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc