Hệ tiêu hóa ở trẻ 1 tháng tuổi vẫn chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, trong đó có táo bón. Chính vì vậy, nắm rõ triệu chứng, nguyên nhân táo bón sẽ giúp cha mẹ có biện pháp điều trị hiệu quả khi trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón.
Trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón có triệu chứng gì?
Trẻ 1 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn thường đi vệ sinh khoảng 3 – 4 lần/ ngày. Phân của trẻ thường mềm, màu hơi xanh hoặc vàng dạng hoa cà hoa cải. Còn với những bé bú sữa công thức thì tần suất đi ngoài của trẻ sẽ ít hơn.
Khi trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón sẽ có những dấu hiệu sau, bố mẹ cần lưu ý để nhận biết:
- Tần suất đi ngoài của trẻ giảm (còn khoảng dưới 3 lần/ tuần).
- Phân của trẻ khô cứng, có thể chứa dịch nhầy hoặc máu.
- Bé thường cảm thy khó chịu, quấy khóc nhiều, sụt cân, xì hơi nặng mùi, chán ăn.
- Bụng bị chướng và khi sờ vào thấy cứng.
- Trẻ phải rặn khi đi vệ sinh, thậm chí con thể khóc vì bị đau do nứt rách hậu môn.
Trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón kéo dài sẽ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng… Ngoài ra, những chất độc trong phân khi tích tụ trong ruột lâu ngày có thể hấp thụ lại vào máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón
Trẻ sử dụng sữa công thức không phù hợp
Thực tế cho thấy, trẻ bú mẹ hoàn toàn rất hiếm khi bị táo bón vì sữa mẹ vừa cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, vừa rất dễ tiêu hóa. Trong khi đó, những trẻ sữa công thức, có thể do một vài thành phần protein bên trong sữa không phù hợp với hệ tiêu hóa nên khiến trẻ bị táo bón khi mới 1 tháng tuổi.
Trẻ bị mất nước
Nếu trẻ bị mất nước do trời nóng hoặc sốt, cơ thể sẽ hấp thụ nhiều chất lỏng hơn từ thực phẩm mà con ăn. Đồng thời, cơ thể trẻ cũng tăng cường hấp thụ nước từ chất thải bên trong trực tràng. Do đó, phân của trẻ sẽ bị khô cứng, khó đào thải ra ngoài.
Trẻ mắc bệnh hoặc có vấn đề về sức khỏe
Một trong những nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón là do mắc các bệnh lý như suy giáp, còi xương, giãn đại tràng, phình đại tràng, đái tháo đường… Ngoài ra, trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón cũng có thể là do con có khuyết tật bẩm sinh ở ruột non. Hơn nữa, táo bón cũng có thể do trẻ bị trĩ, nứt hậu môn…
Cha mẹ cần xử trí như thế nào khi trẻ 1 tuổi bị táo bón
Cho trẻ bú đủ cữ sữa
Với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ cần cho con bú đủ cữ sữa mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ cũng cần phải điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mình như:
- Uống đủ 2,5 – 3 lít nước.
- Tăng cường ăn hoa quả tươi và rau xanh có tính nhuận tràng như rau dền, rau khoai lang, đu đủ, chuối…
- Hạn chế ăn loại thực phẩm cay nóng và chứa chất kích thích.
Thay đổi loại sữa công thức phù hợp
Với trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón do uống sữa công thức, bố mẹ nên thay đổi loại sữa khác phù hợp hơn với con. Điều này sẽ giúp tình trạng táo bón của con được cải thiện đáng kể.
Đưa con đi khám nếu bé có biểu hiện mắc bệnh lý
Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bất thường hoặc có biểu hiện mắc bệnh lý, bố mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Massage giúp trị táo bón hiệu quả
Để giúp trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón thoải mái hơn, bố mẹ nên massage bụng cho con theo hướng dẫn của bác sĩ, giúp tăng nhu động ruột, giảm đầy hơi và dễ đi ngoài hơn.
Dưới đây là một số cách massage cho bé:
- Massage theo khung đại tràng: Khi bé sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón, mẹ dùng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa đặt lên bụng, vị trí gần rốn của bé, ấn nhẹ và xoay theo chiều kim đồng hồ từ phải sang trái. Mỗi lần thực hiện khoảng 200 cái, mỗi ngày thực hiện 3-4 lần giữa 2 bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột.
- Massage động tác đạp xe đạp: Mẹ nắm hai cổ chân của bé, di chuyển hai chân theo động tác đap xe đạp. Động tác này giúp chuyển động kích thích nhu động ruột, để việc đi đại tiện dễ dàng hơn.
- Co duỗi gối: Đây cũng là một động tác dễ thực hiện. Mẹ nắm hai cổ chân của bé, đẩy về phía bụng để hai gối gập lại, giữ lại trong vài giây. Sau đó, nhẹ nhàng kéo chân bé duỗi thẳng trở lại. Lặp lại động tác này khoảng 10 phút giúp bé giảm tình trạng đầy hơi.
Hy vọng, với những thông tin trong bài viết trên, bố mẹ đã có thêm kiến thức để xử trí khi trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón. Mẹ nên chú ý về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ cũng như chế độ ăn uống của bản thân để giúp con yêu không còn khó chịu vì căn bệnh đường ruột này.
Khoa Nhi là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Hồng Ngọc, thăm khám và điều trị các bệnh lý về nhi như sởi – quai bị – rubella, tay chân miệng, tiêu chảy, táo bón, thủy đậu, viêm phổi, viêm phế quản… Khoa luôn mang lại sự hài cho lòng khách hàng với những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ.
Thông tin liên hệ và đặt lịch khám:
KHOA NHI – BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
– Cơ sở Yên Ninh: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024 3927 5568
– Cơ sở Mỹ Đình: Số 8, đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 024 7300 8866
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng NgọcTẠI ĐÂYđể có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.