Nội soi đại tràng là thủ thuật đưa vào đại tràng một ống nhựa mềm có gắn camera và đèn ở đầu ống để quan sát các cấu trúc bên trong của đại tràng. Đây là thủ thuật rất hiệu quả trong việc phát hiện các bất thường trong đại tràng và nội soi đại tràng còn được dùng để điều trị các bất thường như cắt bỏ polyp. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ phương pháp này có hoàn toàn an toàn? Bố mẹ hãy tham khảo bài viết sau.
Vì sao trẻ cần tiến hành nội soi đại tràng?
Nội soi đại tràng ở trẻ em: Nên hay không nên? Các bác sĩ sẽ đề nghị trẻ nội soi khi nghi ngờ trẻ có bệnh ở đường tiêu hóa dưới như viêm loét, chảy máu, polyp, dị vật, và nhiễm trùng. Một số lý do thường gặp sau đây:
Ỉa máu;
Tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân;
Thiếu máu không rõ nguyên nhân;
Tổn thương quanh hậu môn (lỗ rò, áp xe…);
Nghi ngờ có tổn thương vùng đại trực tràng;
Nghi ngờ polyp đại trực tràng;
Nghi ngờ bệnh ruột viêm (bệnh Crohn hay viêm đại tràng chảy máu);
Dị vật vùng đại trực tràng.
Nội soi giúp bác sĩ thấy rõ tổn thương niêm mạc trong lòng đại trực tràng mà các xét nghiệm như siêu âm, Xquang, CT scan… không khảo sát được. Từ đó, bác sĩ có thể quan sát được các bất thường đang xảy ra bên trong lòng ruột để chẩn đoán bệnh tiêu hóa chính xác nhất và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho trẻ.
Nội soi đại trực tràng không gây đau, và hầu hết trẻ có thể về nhà trong ngày sau nội soi.
Nội soi đại tràng được thực hiện như thế nào?
Trẻ sẽ được gây mê và ngủ suốt thời gian soi.
Bác sĩ sẽ đưa ống soi từ hậu môn vào trực tràng và đại tràng của trẻ để quan sát và chụp lại hình ảnh bất thường. Ngoài ra, bác sĩ có thể lấy những mẩu mô rất nhỏ (gọi là sinh thiết) để làm những xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Một số trường hợp có thể điều trị bằng nội soi như cắt polyp, cầm máu hay lấy dị vật.
Thời gian nội soi: 20 - 30 phút tùy từng trường hợp.
Khi nội soi kết thúc, trẻ sẽ tỉnh lại trong thời gian ngắn và hầu như không có cảm giác khó chịu gì. Tuy nhiên, trẻ cần được theo dõi tại bệnh viện ít nhất 2 giờ để đảm bảo an toàn. Bác sĩ sẽ khám lại cho trẻ một lần nữa trước khi xuất viện hoặc cho trẻ nhập viện theo dõi thêm nếu cần.
Các trường hợp không nên nội soi
đúng là phương pháp rất hữu hiệu và cần thiết để phát hiện tình trạng, mức độ bệnh. Tuy nhiên cũng sẽ có những trường hợp trẻ không nên sử dụng phương pháp này như:
- Khi trẻ đang sốt hay đang bị cảm lạnh thì không nội soi.
- Khi tình trạng sức khỏe của trẻ không chịu được gây mê và cuộc soi như: suy hô hấp, tình trạng nhiễm trùng.
- Khi bé bị viêm phúc mạc, viêm đại tràng nặng hay khi bé mới trải qua cuộc phẫu thuật đại tràng thì cũng không sử dụng phương pháp này.
Khi trẻ bị cảm lạnh hay sốt cao không nên nội soi
Nội soi đại tràng ở trẻ em có biến chứng nguy hiểm gì không?
Nội soi đại trực tràng rất phổ biến và khá an toàn. Tuy nhiên, thủ thuật này khó và phức tạp hơn nội soi tiêu hóa trên do ống tiêu hóa dưới dài và có những đoạn gập góc.
Ngoài ra, bất cứ thủ thuật nào cũng có một số nguy cơ, và tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ. Trường hợp phản ứng dị ứng với thuốc mê, hít sặc, chảy máu chỗ sinh thiết, chỗ cắt polyp, nhiễm trùng và thủng ruột thật sự rất hiếm gặp.
Thông thường bác sĩ tiêu hóa và bác sĩ gây mê sẽ khám thật kỹ cho trẻ trước khi quyết định thực hiện nội soi để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ khi làm thủ thuật.
Có thể bạn quan tâm:
- Nội soi đại tràng và các bước chuẩn bị
- Nội soi đại tràng gây mê xóa tan nỗi sợ hãi của người bệnh
- Khi nào cần nội soi đại tràng?
Cần chuẩn bị gì khi tiến hành nội soi đại tràng cho trẻ
Để cho cuộc nội soi được diễn ra thuận lợi và thành công thì bố mẹ cần đồng hành với bé để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tinh thần, về ý chí, về sức khỏe, về dinh dưỡng, và về các thủ tục trước nội soi mà bác sĩ yêu cầu
- 7 ngày trước khi nội soi: Bố mẹ nên cho con ngừng các loại thuốc có chứa Sắt. Các loại thuốc khác có thể sử dụng bình thường cho tới ngày nội soi, tuy nhiên để thực sự yên tâm thì bố mẹ cần trao đổi với bác sĩ của con về vấn đề này.
- 3 ngày trước khi nội soi: bố mẹ nên kiêng cho con những thực phẩm có hạt như cà chua, dưa chuột và các loại hạt. Kiêng đồ uống đóng hộp, đồ uống có ga, đồ uống có liên quan tới chất kích thích như trà sữa, chỉ nên sử dụng nước lọc trong thời gian này.
- 1 ngày trước khi nội soi: Tất cả các loại thực phẩm sẽ phải được tuân thủ đúng thời gian mà bác sĩ đã ghi trong giấy hẹn. Không ăn các thức ăn có nhiều chất xơ.
- Ngày tiến hành nội soi: để đảm bảo ruột của em bé sạch cho cuộc nội soi thì bác sĩ sẽ cho thuốc thụt để đẩy hết các chất cặn bã ra ngoài, tránh việc chúng che khuất tầm nhìn trong quá trình nội soi. Hoặc bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhi dung thuốc nhuận tràng dưới dạng thuốc viên hoặc dạng lỏng.
Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng trước khi nội soi
- Trước khi nội soi bố mẹ không nên cho con ăn những thức ăn đặc, rắn, chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc, các loại hạt, bánh mì, rau quả, thịt…
- Không uống sữa, nước cam, nước ép dứa.
- Nên dùng những thức uống trong và nhẹ như nước lọc, nước canh trong, nước ép táo, nước ép nho trắng.
Quá trình tiến hành nội soi
Kiểm tra tổng quát
Kiểm tra tổng quát trước khi nội soi cho trẻ như kiểm tra thân nhiệt, huyết áp, nhịp tim, tai mũi họng, hoặc một số xét nghiệm cần thiết qua đó bác sỹ biết được em bé đủ điều kiện sức khỏe để trải qua cuộc nội soi.
Các bước tiến hành nội soi
- Đầu tiên là bước làm sạch ruột: bước này bác sĩ có thể đề nghị cho em bé uống thuốc nhuận tràng, hoặc dùng bộ bơm trực tràng (hay còn gọi là thụt tháo đại tràng) để làm sạch đại tràng. Bước này sẽ giúp cho bác sĩ chẩn đoán hình ảnh được rõ nét hơn khi nội soi.
- Sau khi gây mê bác sĩ từ từ đưa ống nội soi có kích thước phù hợp vào trong hậu môn của em bé, ống này sẽ đi vào trực tràng và vào sâu bên trong đại tràng.
- Bơm không khí vào ruột già để bác sĩ quan sát được tốt hơn. Hình ảnh nội soi được ghi nhận và chiếu lên màn hình để dễ dàng chẩn đoán, phát hiện những tổn thương bên trong.
- Sau khi nội soi xong, sẽ từ từ rút ống nội soi ra ngoài, em bé sẽ tỉnh lại sau đó và được theo dõi, chăm sóc sau nội soi.
Chăm sóc trẻ sau khi nội soi
Sau nội soi 1 tiếng đồng hồ bố mẹ có thể cho em bé uống sữa tươi. Sau 2 – 3 tiếng có thể cho ăn cháo loãng. Những ngày sau đó ăn những thức ăn mềm, lỏng, nguội và dễ tiêu hóa như cháo hạt sen, cháo thịt, cháo cá, trứng gà, trái cây…
Bé không nên ăn quá no mà nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, mỗi bữa cách nhau 3-4 tiếng đồng hồ. Bố mẹ tuyệt đối tránh những thực phẩm lạnh, cay, nóng, những thực phẩm có vị chua và kiêng những món ăn chứa nhiều dầu mỡ.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt và những biểu hiện hằng ngày của trẻ, nếu có vấn đề bất thường thì bố mẹ nên báo ngay với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Trong quá trình chăm sóc bé sau nội soi, nếu bố mẹ phát hiện những biến chứng bất thường như bé bị sốt, phát ban, dị ứng, khó thở, nhịp tim không đều, chảy máu... thì ngay lập tức bố mẹ liên hệ ngay với bác sĩ và đưa bé tới bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và kịp thời có phương án điều trị.
Sau nội soi nên cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng
Địa chỉ nội soi đại tràng uy tín cho trẻ em
Bệnh viện Hồng Ngọc luôn là lựa chọn của bố mẹ khi cần nội soi đại tràng cho trẻ vì những lý do sau:
Trang thiết bị hiện đại: Phòng nội soi được thiết kế theo tiêu chuẩn mới nhất. Giường nội soi theo tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống vệ sinh được thiết kế liên hoàn từ khâu vệ sinh sơ bộ tới khâu vô trùng tuyệt đối. Máy nội soi video thế hệ mới nhất được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ với hình ảnh rõ nét giúp quan sát được những tổn thương nhỏ nhất.
Phương pháp nội soi tiên tiến: Nội soi không đau chính là phương pháp tiến bộ nhất hiện nay đang được ứng dụng hiệu quả tại bệnh viện Hồng Ngọc. Đây là liệu pháp phù hợp nhất với trẻ em, quá trình nội soi diễn ra nhẹ nhàng, trẻ được gây mê ngủ tạm thời và không cảm nhận bất kì đau đớn hay khó chịu nào.
Đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi: đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện Hồng Ngọc đều có bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ chuyên ngành nội soi tiêu hóa, có kinh nghiệm nhiều năm về nội soi và điều trị bệnh tiêu hóa.
Viêm đại tràng, polyp đại tràng là bệnh mà chúng ta thường nghĩ rằng trẻ nhỏ khó có thể mắc phải, hơn nữa triệu chứng lại dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nhưng thực tế cho thấy đã có những bệnh nhi khá nhỏ tuổi mắc các bệnh lý về đại tràng. Để biết chính xác thì nội soi đại tràng là phương pháp hữu hiệu để phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh cho em bé của bạn.
Đặc biệt, để giảm thiểu gánh nặng về chi phí cũng như mang đến cảm giác thoải mái nhất trong quá trình nội soi cho khách hàng, Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Hồng Ngọc dành tặng chương trình ưu đãi vô cùng hấp dẫn khi đăng ký nội soi tiêu hóa không đau từ ngày 15/9 – 31/10/2022.
Cụ thể chương trình:
- Miễn phí 100%
- phí gây mê khi nội soi tiêu hóa (dạ dày và đại tràng)
- Giảm 50%
- phí gây mê khi nội soi đơn dạ dày hoặc đại tràng.
- Miễn phí
- test nhanh HP khi nội soi tiêu hóa
- Miễn phí
- thuốc làm sạch đại tràng tại nhà
(Chương trình áp dụng cho khách hàng đặt lịch trước)
Đăng ký tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016 Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại: https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc