Kẽm là nguyên tố vi lượng rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Thiếu kẽm là nguyên nhân khiến trẻ em còi cọc và chậm phát triển. Chính vì vậy, nhận biết sớm dấu hiệu thiếu kẽm kịp thời là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Biểu hiện lâm sàng khi trẻ thiếu kẽm
Những biểu hiện thiếu kẽm ở trẻ rất dễ để nhận biết, chính vì vậy các cha mẹ hãy lưu ý những dấu hiệu dưới đây:
- Chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, thấp còi so với các bạn đồng trang lứa,...
- Trẻ chán ăn, giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón, buồn nôn và nôn kéo dài.
- Trẻ thường khó ngủ về đêm, thức giấc nhiều lần. Thậm chí có thể suy yếu hoạt động của não, mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, rối loạn vị giác, khứu giác, chậm phát triển tâm thần vận động, khuyết tật, bại não,...
- Các bệnh nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp, đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.
- Những vết thương lâu lành, hay bị dị ứng, tóc dễ gãy, móng giòn, yếu.
Hướng dẫn bổ sung kẽm vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhu cầu kẽm tùy thuộc vào mỗi độ tuổi của trẻ:
- Trẻ em dưới 3 tháng cần 3 mg kẽm/ ngày, trẻ từ 5 tháng – 12 tháng là 5 – 8 mg/ngày, ở trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần 10 – 15 mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất.
- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn kẽm tốt nhất nhất chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian, do đó người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm cho trẻ.
Các thực phẩm giàu kèm
Nguồn thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, cùi dừa già, khoai lang...
Ngoài ra để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất các mẹ nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ các loại trái cây tươi giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi...
Với trẻ biếng ăn, đặc biệt trẻ hay bị ốm nên uống bổ sung một số sản phẩm bổ sung vi chất kẽm kết hợp với Lysine, Taurine, Vitamin nhóm B...
Thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm sẽ tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ. Vì thế, để phòng ngừa các bệnh lý khi trẻ thiếu kẽm, các mẹ nên cập nhập các thông tin về dấu hiệu trẻ thiếu kẽm để kịp thời bổ sung giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, thông minh.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích vfa nhận được sự tư vấn của các bác sĩ hàng đầu khác:https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/