Khi nào cần nạo VA mũi ở trẻ em? Nạo VA mũi cho trẻ có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm hiện nay. Bài viết này sẽ chia sẻ thông tin đầy đủ nhất về nạo VA mũi ở trẻ để các bậc phụ huynh có thể tham khảo
VA mũi là gì ?
VA là tên viết tắt của Vegetations adenoids, cụm từ này được dùng để chỉ tế bào của hệ miễn nằm ở vòm họng. VA là cơ quan nằm giữa đường thở và đường ăn uống, có tác dụng chính là bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, giúp trẻ luôn khỏe mạnh. VA sẽ phát huy tác dụng khi trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng tuổi – 4 tuổi.
Khi virus, vi khuẩn xâm nhập ồ ạt mà sức đề kháng của trẻ lại yếu thì sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng viêm VA. Nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh có nguy cơ biến chứng thành nhiều căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Phương pháp điều trị viêm VA phổ biến nhất là nạo VA mũi ở trẻ em.
Khi nào cần nạo VA mũi ở trẻ em?
Nạo VA mũi ở trẻ em là phương pháp cần thiết để điều trị viêm VA. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể nạo VA, mà các bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán. Nếu trẻ gặp một trong các trường hợp sau đây thì sẽ được tiến hành phẫu thuật:
- VA bị viêm tái phát nhiêu lần, mỗi lần kéo dài lên đến 1 tháng
- Viêm VA đã gây ra nhiều biến chứng như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang
- Bệnh viêm VA gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, chảy máu thường xuyên
- VA phình to gây nên tình trạng nghẹt mũi kéo dài, triệu trị bằng nội khoa không khỏi
- Bé đã gặp chứng khó thở, ngưng thở khi ngủ
Trường hợp nào không nạo VA mũi ở trẻ em
Bé không thể nạo VA trong các trường hợp sau:
- Bé đang gặp các bệnh về máu, bệnh tim nặng, bệnh lao đang biến chứng
- Bé đang bị viêm nhiễm hô hấp cấp
- Bé đang bị nhiễm virus như cảm cúm, sởi, sốt xuất huyết
- Bế đang uống hoặc tiêm thuốc phòng dịch
Nạo VA mũi cho trẻ em có nguy hiểm không?
Nạo VA mũi ở trẻ không nguy hiểm. Bởi đây là phẫu thuật phổ biến, diễn ra trong thời gian ngắn và không gây biến chứng. Ca phẫu thuật cũng không làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, khi bé thực hiện phẫu nạo VA mũi ở trẻ em ở những bệnh viên không an toàn thì có thể gặp những nguy hiểm sau:
- Hiện tượng chảy máu sau khi nạo VA mũi ở trẻ em: Đây là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ em sau khi nạo VA mũi ở trẻ em. Sau 5-7 ngày sau khi phẫu thuật, lớp phủ phần vảy bong ra thì sẽ có hiện tượng chảy máu vùng mũi. Lúc này, bé chỉ cần tuân theo chế độ của bác sĩ thì sẽ ít gặp nguy cơ này
- Nhiễm trùng vị trí phẫu thuật: Tình trạng này xảy ra khi dụng cụ phẫu thuật không được vô trùng hoặc bé không kiêng khem theo chế độ của bác sĩ
- Trẻ bị rối loạn hô hấp: Do trẻ có sức đề kháng kém và dị ứng với thuốc mê
- Trẻ bị đổi giọng: Do quá nhiều không khí thoát ra từ vùng mũi hoặc do trẻ ăn đồ lỏng hoặc đồ quá đặc thoát ra vùng mũi. Nếu tình trạng này xuất hiện từ 4- 6 tuần sau phẫu thuật thì bé phải bác sĩ để được điều trị
Để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra sau phẫu thuật thì bố mẹ cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín, các bệnh viện lớn có khoa tai mũi họng để được các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều kinh nghiệm trực tiếp nạo VA mũi ở trẻ em.
https://www.youtube.com/watch?v=GD935K5G0asChế độ chăm sóc sau nạo VA mũi ở trẻ em
Để quá trình nạo VA mũi ở trẻ em có kết quả tốt và không gây ra khó chịu cho bé thì bố mẹ cần tuân theo chế độ bác sĩ đưa ra và thực hiện những điều sau đây:
- Những ngày đầu tiên sau phẫu thuật trẻ sẽ có cảm giác choáng và buồn nôn. Bố mẹ cần cho trẻ ăn những thức ăn lỏng hoặc uống nước trái cây
- Cho trẻ uống nhiều nước để bù đắp lượng nước bị thiếu hút sau phẫu thuật
- Sau khi trẻ hết cảm giác buồn nôn, bố mẹ có thể cho trẻ ăn các thức ăn đặc hơn và chuyển dần về chế độ ăn bình thường
- Trẻ sẽ cảm thấy đau do tư thế nằm khi phẫu thuật. Bố mẹ hãy dùng túi chườm để chườm hoặc tập các bài tập xoay cổ cho trẻ
- Có một số bé sẽ chảy nước dãi sau phẫu thuật. Đây là tình trạng bình thường nên bố mẹ không phải quá lo lắng
- Một số bé sẽ gặp hiện tượng sau ở tai. Đây là cơn đau lan truyền từ vùng họng lên đến vùng tai sau phẫu thuật, không phải là viêm tai nên bố mẹ không phải quá lo lắng.
- Sau phẫu thuật, bố mẹ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé. Bố mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ
- Bố mẹ nên không cho bé xì mũi trong vòng 1 tuần sau phẫu thuật
- Nên sử dụng máy phun sương trong phòng ngủ để bé thở dễ dàng hơn
- Bé cần được nghỉ học vài ngày để bình phục sau khi phẫu thuật
- Cho bé sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh về amidan/VA uy tín tại Hà Nội với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại. Thăm khám tại đây, khách hàng sẽ được chẩn đoán kỹ lưỡng về tình trạng amidan và VA, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất với từng trường hợp. Đặc biệt, khoa còn sở hữu công nghệ dao Plasma thế hệ mới giúp quá trình phẫu thuật Amidan/nạo VA trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn rất nhiều.
[contact-form-7 id="37563" title="Ngoại Khoa - Cắt amidan/nạo VA bằng dao Plasma"]
Để biết thêm các thông tin về chăm sóc sức khỏe Tai - Mũi - Họng từ các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu bệnh viện, khách hàng vui lòng theo dõi fanpage: Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc.
Thông tiên liên hệ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
Hotline: 0912 002 131
Tel: 024 39 275 568 / 024 7300 8866
Email: SMK@hongngochospital.vn