Viêm VA phì đại là bệnh thường xảy ra ở trẻ em mới sinh đến 5 tuổi. Đây là căn bệnh về hô hấp thường xảy ra ở trẻ. Nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ biến chứng lên các bộ phận khác của cơ thể, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.
Triệu chứng của bệnh viêm VA phì đại
Khi mắc bệnh viêm VA phì đại
, trẻ sẽ có những biểu hiện sau đây:- Vùng tai: Cửa vòi nhĩ bị cản trở hoạt động và gây ra bệnh viêm tai giữa không hóa mủ. Từ đó, thính lực bé suy giảm và bị ù tai
- Vùng mũi: V.A phì đại sẽ gây ra bệnh viêm mũi, viêm mũi xoang dẫn đến bị tắc mũi và chảy nước mũi. Khi nói chuyện, bé phải sử dụng âm mũi và có tình trạng ngủ ngáy
- Hệ hô hấp: Vì dịch từ VA chảy xuống, dẫn đến triệu chứng ho và gây ra bệnh viêm phế quản. Do hô hấp bằng đường miệng kéo dài dẫn đến xương hàm dài, xương vòm cao, răng cửa trên nhô ra, môi dày, khiến trẻ gặp nhiều vấn đề về thẩm mỹ
- Toàn thân: Bệnh viêm VA sẽ gây ảnh hưởng và cản trợ sự phát triển của toàn thân, triệu chứng rõ ràng nhất là gặp khó khăn khi biểu cảm, tức ngực, khó chịu, phổi căng phồng. Về lâu dài, tình trạng này sẽ dẫn đến việc giữa hai bên ngực lồi ra hoặc ngực phẳng. Lượng oxi cung cấp vào phổi không đủ sẽ dẫn đến các bệnh về tim phổi. Thậm chí là suy tim cấp tính.
Nguyên nhân trẻ hay bị viêm VA phì đại
Bệnh viêm VA phì đại thường xảy ra ở trẻ em vì những lý do sau đây:
- VA là vùng nằm sau mũi, trên lưỡi gà. Đây là vùng đặc biệt khó thấy khi trẻ chỉ thăm khám mũi và họng thông thường
- Vùng VA tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn, nấm bệnh, virus khi đi qua đường thở và đường thức ăn. Nếu cơ thể thiếu sức đề kháng thì bạch cầu trong cơ thể sẽ không đủ sức để chống chọi lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh này. Sau nhiều lần, VA sẽ trở thành ổ nhiễm vi khuẩn, khiến bệnh dễ dàng tái phát nhiều lần, dẫn đến viêm VA phì đại
- Việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh và áp dụng các bài thuốc mẹo khiến viêm VA không được chữa khỏi dứt điểm hoặc gây ra hiện tượng kháng kháng sinh khiến bệnh trở nên dai dẳng, khó chữa
Bệnh viêm VA phì đại có gây biến chứng gì không?
Bệnh viêm VA phì đại thường tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần khiến bé gầy gò, chậm chạp, kém hoạt bát. Về lâu dài thì bệnh sẽ gây ra những biến chứng sau đây:
- Viêm mũi xoang: Gây nên tình trạng viêm mũi xoang, nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn như viêm tẩy tổ chức hốc mắt
- Viêm mũi, viêm họng
: Bệnh viêm VA kéo dài khiến thể tích VA tăng lên gây cản trợ không khí- Viêm tai giữa: Đây là biến chứng thường gặp của bệnh viêm VA, thường có 2 loại là viêm tai thanh dịch và viêm tai giữa mủ nhầy. Đây là căn bệnh âm thầm, không gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, nhưng lại tấn công trẻ từ từ, khiến khả năng nghe bị suy giảm. Về lâu dài, bệnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ, học tập của trẻ
- Gây nên tình trạng ngủ ngáy, ngủ không sâu giấc, nguy hiểm hơn trẻ sẽ gặp tình trạng ngưng thở khi đang ngủ.
Khi bé gặp một trong các triệu chứng trên thì các bố mẹ hãy đưa bé đến các trung tâm y tế để được kiểm tra, phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm VA phì đại ở trẻ
Để chẩn đoán bệnh VA phì đại ở trẻ em
bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp sau đây:- Thăm khám bệnh lâm sàng: Các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của trẻ từ bố mệ. Có thể là bé đang gặp phải triệu chứng gì? Chúng xuất hiện bao lâu rồi ? Bệnh có nghiêm trọng không ? Các triệu chứng đó đã ảnh hưởng gì đến cuộc sống của trẻ
- Chụp X – Quang mũi họng: Khi có phim chụp X – Quang, các bác sĩ sẽ dễ dàng phân biệt được phì đại VA hoặc u mạch máu hay ung thư
- Nội soi mũi sau: Một ống nhỏ mềm, có gắn camera sẽ được đưa vào mũi để kiểm tra VA bên trong
- Đo ký giác giấc ngủ: Trong trường hợp nghiêm trọng, bé có biểu hiện ngủ ngáy, thì bác sĩ sẽ đo ký giác giấc ngủ để xác định sớm tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ. Bé sẽ ngủ qua đêm tại bệnh viện để được theo dõi bằng các điện cực. Phương pháp này không gây đau nhưng một số trẻ sẽ quấy khóc và không hợp tác
Phương pháp điều trị viêm VA phì đại
Phương pháp điều trị viêm VA phì đại ở trẻ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu các tổ chức VA bị phình to nhưng không bị nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi và điều trị theo đình kì xem VA có tự co lại khi trẻ trưởng thành hay không.
Nếu bệnh viêm VA phì đại đã quá nặng thì các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp dưới đây để điều trị viêm VA phì đại cho trẻ em:
Dùng thuốc Tây
Nếu trẻ bị viêm VA phì đại không quá nghiêm trọng thì sẽ được chỉ định dùng thuốc Tây. Nếu trẻ bị viêm VA phì đại do di ứng thì bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc chống dị ứng. Trong một số trường hợp, trẻ sẽ được chỉ định dùng steroid để kháng viêm, giảm đau và cải thiện cc triệu chứng khác của bệnh.
Lưu ý: Các bố mẹ không tự ý dùng thuốc tây cho trẻ nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không được uống theo đơn thuốc của người khác.
Phẫu thuật nạo VA
Thông thường, phương pháp nạo VA sẽ được chỉ định nếu trẻ gặp các tình trạng sau đây:
- Điều trị bằng thuốc tây không hiệu quả
- VA bị nhiễm trùng hoặc tình trạng viêm VA kéo dài và đã gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như viêm tai, viêm thanh quản, viêm phế quản hoặc rối loạn têu hóa
- VA sưng to khiến trẻ bị nghẹt mũi trong thời gian dài, bé đã gặp những cơn ngừng thở khi ngủ. Trong trường hợp này, khi nội soi sẽ thấy VA phì đại đạt đôi II hoặc độ IV, của mũi sau của trẻ đã bị bít tắc gần hết
không nguy hiểm, không gây ra biến chứng về sau. Trẻ sẽ được gây mê toàn thân trước khi thực hiện phẫu thuật. Bác sĩ sẽ thực hiện cắt amidan bằng đường miệng.Để quá trình phẫu thuật được thành công theo đúng mong muốn, các bố mẹ cần thực hiện những điều sau đây:
Trước phẫu thuật:
- Trong vòng 7- 10 ngày trước khi phẫu thuật, bố mẹ không tự ý cho trẻ uống các loại thuốc chống viêm như: ibuprofen, Indomethacin và naproxen
- 10 ngày trước khi phẫu thuật, bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc mà trẻ đang uống, để từ đó bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp
- Bố mẹ cần chuẩn bị sẵn và nhiệt kế và thuốc hạ sốt cho giai đoạn sau mổ
- Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổ: Trẻ có thể uống sữa công thức trước giờ mổ 6 tiếng, trẻ có thể bú sữa mẹ trước 4 tiếng
- Đối với trẻ trên 12 tháng tuổi: Trẻ có thể không ăn trong ngày hẹn mổ và có thể bú mẹ trước giờ mổ 4 tiếng
- Đối với trẻ ở mọi lứa tuổi: Bố mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc trước 2 tiếng phẫu thuật. Nếu trẻ phải uống thuốc theo bác sĩ chỉ định thì bố mẹ nên cho trẻ uống cùng một chút nước lọc vào buổi sáng của ngày phẫu thuật.
https://www.youtube.com/watch?v=vBQPKBQx_qkSau phẫu thuật:
Sau ca phẫu thuật nạo VA phì đại, trẻ có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Do ảnh hưởng của thuốc gây mê nên trẻ sẽ cảm thấy buồn nôn. Vì thế, các bố mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng hoặc sử dụng các loại nước trái cây. Nếu trẻ không còn bị nôn thì bố mẹ có thể cho trẻ ăn các loại thức ăn đặc
- Bố mẹ hãy cho trẻ uống thật nhiều nước. Vì sau quá trình phẫu thuật, trẻ có thể bị sốt nên bé mất nước và cần một lượng nước vừa đủ để bổ sung
- Sau 10 ngày là thời gian để bé liền vết thương. Trong thời gian này, bố mẹ hãy chú ý không để trẻ bị nhiễm khuẩn
- Trẻ nạo VA phì đại có thể cảm thấy đau hoặc cứng ở cổ do nằm phẫu thuật. Các bố mẹ có thể chườm ấm, dùng thuốc giảm đau để giúp trẻ cải thiện tình trạng trên. Tuyệt đối, bố mẹ không cho trẻ uống thuốc lúc đói. Vì điều này có thể làm trẻ buồn nôn
- Sau ca phẫu thuật, trẻ có thể bị sốt. Nếu trẻ bị sốt dưới 38,5 độ thì bố mẹ không cần phải lo lắng, trẻ cũng không cần phải uống thuốc. Vì sốt sẽ tự hết. Nếu trẻ bị sốt từ 39 độ trở lên thì bố mẹ cần liên hệ với bác sĩ để được điều trị kịp thời
- Chảy máu: Ở một số bé, tình trạng chảy máu sẽ xảy ra sau khi phẫu thuật amidan 14 ngày. Nếu bé bị chảy máu ít thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu máu chảy ra nhiều và không cầm được thì bố mẹ nên đưa bé đến các trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời
- Vệ sinh răng miệng, họng của bé bằng nước muối sinh lý
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại trừ vi khuẩn, virus xâm nhập, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
- Bổ sung rau xanh, trái cây và các loại vitamin C, E, A để giảm viêm, cải thiện tình trạng khó thở của trẻ
- Bố mẹ nên cho bé đi khám định kì
và tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình do bác sĩ đưa ra. Từ đó, các bố mẹ có thể điều chỉnh chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý, tránh viêm VA tái phát nhiều lần gây biến chứng không mong muốn.**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh về amidan/VA uy tín tại Hà Nội với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại. Thăm khám tại đây, khách hàng sẽ được chẩn đoán kỹ lưỡng về tình trạng amidan/VA, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất với từng trường hợp. Đặc biệt, khoa còn sở hữu công nghệ dao Plasma thế hệ mới giúp quá trình phẫu thuật Amidan/nạo VA trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn rất nhiều.
[contact-form-7 id="37563" title="Ngoại Khoa - Cắt amidan/nạo VA bằng dao Plasma"]
Để biết thêm các thông tin về chăm sóc sức khỏe Tai - Mũi - Họng từ các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu bệnh viện, khách hàng vui lòng theo dõi fanpage: Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc.
Thông tiên liên hệ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
Hotline: 0912 002 131
Tel: 024 39 275 568 / 024 7300 8866
Email: SMK@hongngochospital.vn