Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE) là một bệnh lý tự miễn phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình tốt nhất.
Lupus ban đỏ hệ thống là gì?
Lupus ban đỏ hệ thống, hay thường gọi là lupus, là bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng. Khi bị lupus ban đỏ, hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các mô và cơ quan trong cơ thể, gây ra những tổn thương nghiêm trọng và hình thành bệnh.
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch
Lupus ban đỏ có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, nhưng phụ nữ chiếm tỷ lệ cao nhất, với khoảng 90% trường hợp được chẩn đoán là nữ giới. Một số nghiên cứu tại các bệnh viện lớn ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh lupus đang gia tăng, đặc biệt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Nguyên nhân và nguy cơ gây bệnh
Hiện tại, nguyên nhân chính xác gây ra lupus ban đỏ hệ thống vẫn chưa được y học xác định rõ ràng. Các yếu tố có thể liên quan đến sự phát triển của lupus ban đỏ bao gồm:
- Virus
- Hóa chất
- Các yếu tố môi trường
- Di truyền
Hormone nữ giới cũng được cho là có vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của bệnh, do tỷ lệ phụ nữ mắc lupus cao hơn hẳn so với nam giới. Đặc biệt, những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, khi nồng độ hormone cao, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Lupus ban đỏ hệ thống ảnh hưởng đến nhiều thành viên trong cùng một gia đình, cho thấy yếu tố di truyền là có. Tuy nhiên, việc có người mắc bệnh trong gia đình không đồng nghĩa với việc các thành viên khác cũng sẽ bị. Chỉ khoảng 10% người mắc lupus có người thân cũng bị bệnh.
Ngoài ra, lupus cũng có thể được kích hoạt sau khi sử dụng một số loại thuốc như Hydralazine, Procainamide. Trong những trường hợp này, các triệu chứng thường giảm dần sau khi ngừng sử dụng thuốc.
Lupus ban đỏ hệ thống có triệu chứng gì?
Các dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ tùy từng trường hợp mà khác nhau. Một số người chỉ gặp triệu chứng nhẹ, trong khi những người khác có thể phải đối mặt với biểu hiện nghiêm trọng hơn.
Đau khớp từ mức độ nhẹ đến nặng dần có thể là triệu chứng của lupus ban đỏ
- Đau khớp: Khớp có thể đau, cứng và sưng, đặc biệt là vào buổi sáng. Mức độ đau có thể từ nhẹ đến nặng dần theo thời gian, và các triệu chứng này có thể tự đến rồi tự biến mất trong một khoảng thời gian.
- Mệt mỏi: Khoảng 90% người mắc lupus cho biết họ thường xuyên trải qua cảm giác mệt mỏi kéo dài. Một số người có xu hướng ngủ nhiều vào ban ngày và mất ngủ vào ban đêm, dẫn đến suy nhược cơ thể.
- Sốt không rõ nguyên nhân: Do sốt nhẹ, nhiều người có thể chủ quan và bỏ qua triệu chứng này.
- Rụng tóc: Tóc có thể rụng từng mảng, thậm chí để lộ da đầu do viêm da. Tóc trở nên yếu, khô và dễ gãy rụng.
- Khô miệng, khô mắt: Triệu chứng này phổ biến ở người mắc lupus ban đỏ, do bệnh thường liên quan đến hội chứng Sjogren - một rối loạn tự miễn khác.
Cách phòng tránh lupus ban đỏ hệ thống
Do lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn và nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng nên việc phòng ngừa là điều khó khăn. Tuy nhiên, những người thuộc nhóm nguy cơ cao có thể chủ động theo dõi các triệu chứng cảnh báo như mệt mỏi kéo dài, phát ban đặc trưng trên da, đau bụng, đau khớp và chóng mặt. Nhận biết sớm các dấu hiệu này sẽ giúp việc chẩn đoán và điều trị được tiến hành kịp thời, từ đó giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
Ngoài ra, những người có nguy cơ cao mắc bệnh có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng, mặc quần áo bảo vệ, và đội mũ khi ra ngoài.
- Lối sống khoa học, lành mạnh.
- Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách tiêm vắc-xin.
- Giảm ăn thực phẩm giàu mỡ động vật, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, và thuốc lá.
Người bị lupus ban đỏ hệ thống nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Hiểu rõ về lupus ban đỏ hệ thống cùng các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả là yếu tố cốt lõi để duy trì sức khỏe ổn định. Nếu đang gặp phải các triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống hoặc cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với khoa Cơ xương khớp BVĐK Hồng Ngọc qua số Hotline 0889621046 để đặt lịch khám và nhận hỗ trợ kịp thời.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/Coxuongkhophongngoc