Viêm khớp dạng thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

27-10-2022

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mãn tính, ảnh hưởng đến các mô trong cơ thể. Bệnh có nhiều biểu hiện tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày nên cần được điều trị sớm để làm chậm quá trình tiến triển và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến người bệnh.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?

Viêm khớp dạng thấp còn được gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Đây là một bệnh lý mạn tính, không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh gây ra do sự rối loạn tự miễn bên trong cơ thể, khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô của cơ thể.

Theo thống kê, 100 người trưởng thành thì có 1-5 người bị bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh phổ biến ở nhóm tuổi 20 - 40 tuổi, tỷ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, nhất là phụ nữ đang mang thai.

Vì là bệnh mãn tính nên viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng cần phát hiện và điều trị bệnh từ sớm để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh.

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc khớp, gây sưng đau và nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến xói mòn xương, biến dạng khớp, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày.

Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?

Các giai đoạn viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp cũng như tất cả những bệnh lý khác, đều tiến triển từ nhẹ đến nặng theo thời gian nếu không được điều trị. Bệnh tiến triển theo 4 giai đoạn chính là:

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, được gọi là giai đoạn khởi phát. Lúc này, các cơn đau chỉ xuất hiện thoáng qua, với mức độ nhẹ nên nhiều người khó phát hiện. Một số trường hợp có thể cảm thấy đau khớp, cứng khớp, đôi khi xuất hiện các dấu hiệu như sưng, nóng, đỏ ở vị trí các khớp. Bên trong cơ thể người bệnh, màng hoạt dịch khớp đã bắt đầu bị tổn thương.

Viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp gây đau, sưng, viêm vùng khớp

Giai đoạn 2

Giai đoạn này, bệnh đã tiến triển nặng hơn, màng hoạt dịch khớp tổn thương nặng hơn. Những dấu hiệu tổn thương sụn khớp có thể xuất hiện khiến cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều với mức độ nặng, nhất là khi người bệnh vận động mạnh.

Giai đoạn 3

Giai đoạn này, các cơn đau nặng nề hơn và ảnh hưởng đến vận động của người bệnh. Các tổn thương không chỉ ở sụn khớp mà còn có thể ảnh hưởng đến xương do sụn đã bị bào mòn khiến cho xương cọ xát vào nhau và gây đau nhức dữ dội.

Hầu như, đến giai đoạn này khi xuất hiện các cơn đau dữ dội thì người bệnh mới chịu đi khám.

Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Người bệnh có thể mất dần khả năng vận động và mỗi cử động đều rất đau đớn, xuất hiện các dấu hiệu sưng đau, cứng khớp. Thậm chí, nhiều trường hợp, khớp có thể bị dính và không còn khả năng vận động.

Xem thêm:

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là hệ quả của việc hệ thống miễn dịch tấn công lớp màng của màng bao quanh khớp synovium khiến synovium bị viêm và dày lên, thậm chí có thể phá hủy sụn và xương bên trong khớp. Bên cạnh đó, các gân và dây chằng giữa các khớp cũng bị giãn, suy yếu dần khiến cho khớp bị mất tính liên kết và biến dạng.

Hiện nay, giới khoa học vẫn chưa khẳng định chắc chắn nguyên nhân viêm khớp dạng thấp do đâu nhưng yếu tố di truyền có thể liên quan đến bệnh lý này vì có một số gen dù không trực tiếp gây bệnh nhưng lại khiến người bệnh nhạy cảm hơn với yếu tố môi trường. Ví dụ như nhiễm một số virus, vi khuẩn nhất định và từ đó có thể khởi phát bệnh.

Viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở những khớp nhỏ, nhỡ như khớp ngón tay

Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có nhiều triệu chứng khác nhau, gồm cả triệu chứng lâm sàng, thực thể tại khớp và ngoài khớp. Chúng gồm:

Triệu chứng lâm sàng

Người bệnh sẽ nhận thấy những biểu hiện sau:

  • Đau và sưng khớp, nhất là ở những khớp nhỏ và nhỡ. Thường cảm thấy đau cả ngày nhưng nặng hơn về đêm và rạng sớm, dù nghỉ ngơi cũng không đỡ đau.

  • Xuất hiện tình trạng cứng khớp vào buổi sáng.

  • Suy nhược, mệt mỏi do viêm khớp kéo dài. Nhiều trường hợp có thể bị sốt trong đợt tiến triển bệnh.

Triệu chứng thực thể tại khớp

Tại khớp, vùng bị viêm sẽ có dấu hiệu sưng đau, nóng. Những vị trí khớp thường bị viêm gồm: khớp cổ tay, bàn tay, khớp khuỷu tay, vai, cổ chân, gối… Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, người bệnh có thể bị dính khớp, biến dạng khớp do tổn thương phá hủy khớp, gân và dây chằng, gây trật khớp, thậm chí là tàn phế.

Một số biến dạng thường gặp của viêm khớp dạng thấp tại khớp là: ngón tay lò xo, bàn tay gió thổi, hội chứng đường hầm cổ tay…

Triệu chứng ngoài khớp

Không chỉ tổn thương tại khớp, viêm khớp dạng thấp còn có những biểu hiện bên ngoài vị trí khớp đang bị tổn thương. Có thể kể đến như:

  • Tổn thương phổi: Xơ phổi kẽ lan tỏa, nốt dạng thấp ở nhu mô, tắc nghẽn đường hô hấp do viêm khớp nhẫn giáp, viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi…

  • Tổn thương mắt: Viêm khô kết mạc, có thể viêm củng mạc khi bệnh tiến triển nặng.

  • Tổn thương tim mạch: Viêm cơ tim, viêm màng tim, loạn nhịp tim, viêm mạch…

  • Hạt thấp dưới da: Tỷ lệ thường gặp của triệu chứng này là 10 -15%, thường xuất hiện ở dưới da vùng tỳ đè như ngón chân, khuỷu tay, vùng chẩm… Những biểu hiện này thường gặp ở người bị viêm khớp dạng thấp tiến triển nặng, thể huyết thanh dương tính.

Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính. Nếu không được điều trị sớm sẽ tiến triển nặng và gây nên một vài biến chứng như:

  • Loãng xương: Bản thân bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như tác dụng của một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh có khả năng làm tăng nguy cơ bị loãng xương, khiến xương giòn và dễ gãy.

  • Nhiễm trùng: Bản thân bệnh và tác dụng phụ của thuốc sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng.

  • Khô mắt và miệng: Người bệnh có nguy cơ mắc hội chứng Sjogren, làm giảm độ ẩm trong mắt và miệng.

  • Bệnh tim mạch: Bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển nặng có thể làm tăng nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch, xơ cứng và viêm túi bao quanh tim.

  • Ung thư hạch: Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao bị bệnh ung thư hạch, là một nhóm ung thư máu trong hệ thống bạch huyết.

  • Thành phần cơ thể bất thường: Ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, tỷ lệ mỡ thường cao hơn so với cơ ngay cả khi người bệnh có chỉ số khối cơ thể BMI bình thường.

  • Bệnh phổi: Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao bị viêm và sẹo mô phổi, có thể gây khó thở.

Viêm khớp dạng thấp Nếu không điều trị sớm viêm khớp dạng thấp có thể biến chứng gây loãng xương

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể được chẩn đoán qua những triệu chứng lâm sàng mà người bệnh thường gặp phải. Tuy nhiên, có một vài triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh xương khớp khác nên cần áp dụng các kỹ thuật y khoa để giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang, siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI là hai phương pháp giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp. Trong đó, MRI có độ chính xác cao hơn do mang lại hình ảnh rõ nét. Ngoài chẩn đoán tổn thương ở sụn khớp, kỹ thuật này còn giúp đánh giá tình trạng tràn dịch khớp và viêm màng hoạt dịch.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu cho kết quả chính xác về những chỉ số bình thường và chỉ số bất thường khi bị bệnh.

Xét nghiệm công thức máu toàn phần giúp đánh giá mức độ thiếu máu khi người bệnh bị viêm khớp dạng thấp kéo dài. Xét nghiệm kháng thể CCP có ý nghĩa trong việc chẩn đoán bệnh học viêm khớp dạng thấp. Thông thường, nếu mẫu bệnh phẩm có anti CCP dương tính thì người đó sẽ bị viêm khớp dạng thấp trong vòng 3 năm sau đó. CCP tăng cao là một yếu tố tiên lượng nặng của bệnh.

Xét nghiệm yếu tố thấp khớp RF

Đây là một xét nghiệm máu đơn giản giúp đo các globulin miễn dịch. Nồng độ kháng thể RF cao được xem là một yếu tố tiên lượng bệnh nặng. Theo nghiên cứu, có đến 50-75% người bị viêm khớp dạng thấp có RF dương tính.

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau, tùy vào tình trạng bệnh cũng như tiền sử sức khỏe của người bệnh. Có những phương pháp điều trị phổ biến như:

Điều trị nội khoa

Sau thăm khám, bác sĩ sẽ xem xét kê các loại thuốc giảm đau, chống viêm để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tiến triển nặng.

Phẫu thuật

Nếu tình trạng bệnh diễn tiến nặng, uống thuốc không đem lại hiệu quả thì phẫu thuật là phương pháp tối ưu nhất để điều trị bệnh và hồi phục khả năng vận động cho người bệnh. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thay phần khớp bị viêm, tổn thương bằng khớp nhân tạo.

Những vị trí viêm khớp dạng thấp thường được phẫu thuật thay thế khớp nhân tạo gồm: khớp gối, khớp háng, chỏm xương đùi…

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp người bệnh thực hiện những bài tập và các kỹ thuật trị liệu phù hợp để giảm đau, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng và phục hồi chức năng của xương khớp hiệu quả.

Bị viêm khớp dạng thấp cần điều trị bệnh sớm để tránh biến chứng nguy hiểm Cần điều trị bệnh sớm để tránh biến chứng nguy hiểm

Ngoài ra, vật lý trị liệu còn giúp ngăn ngừa các biến chứng như teo cơ, dính khớp, co rút gân để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. 

Tại Bệnh viện Hồng Ngọc, khách hàng bị viêm khớp dạng thấp được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp nhiều năm kinh nghiệm. Được điều trị bằng những phương pháp hiệu quả, tân tiến nhất hiện nay, kể cả nội khoa, phẫu thuật hay vật lý trị liệu.

Đặc biệt, không gian bệnh viện sạch sẽ, thoáng đãng sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi đến đây thăm khám và điều trị bệnh.

Biện pháp phòng tránh viêm khớp dạng thấp

Để phòng tránh viêm khớp dạng thấp, chúng ta cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Kiểm soát cân nặng

Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn người bình thường nên cần duy trì cân nặng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Cần chủ động xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn quá nhiều chất béo, thịt đỏ mà hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Cùng với đó, không ăn nhiều đường, nhiều muối vì chúng không tốt cho sức khỏe.

Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe vô cùng hiệu quả. Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức khỏe cơ xương khớp.

Bỏ thuốc lá

Theo nghiên cứu, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, hút thuốc còn gây nhiều ảnh hưởng đến phổi, hệ hô hấp… Vì vậy, bỏ thuốc lá là cách để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Hạn chế tiếp xúc chất ô nhiễm

Việc tiếp xúc với chất ô nhiễm thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Đặc biệt, những chất cần tránh xa như amiang, silica.

Thăm khám sức khỏe thường xuyên

Ngay cả khi không có biểu hiện bất thường, bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần, nếu có bất thường phải đi khám ngay.

Khám sức khỏe thường xuyên giúp theo dõi tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm những bất thường để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng mới đi chữa thì hiệu quả chữa trị lại rất cao và khả năng chữa khỏi cũng thấp hơn.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp mà Hồng Ngọc chia sẻ, hy vọng sẽ hữu ích với bạn! Nếu xuất hiện tình trạng đau nhức, suy giảm khả năng vận động quá 3 ngày, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám và điều trị kịp thời.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi Fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: 

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay