Hen phế quản cấp là tình trạng bùng phát đột ngột của bệnh hen, khiến trẻ bị khó thở dữ dội, thở rít và có nguy cơ suy hô hấp nếu không được can thiệp kịp thời. Cơn hen có thể xuất hiện sau khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân kích thích như khói bụi, lông thú, thời tiết lạnh hoặc nhiễm virus. Việc nhận biết sớm triệu chứng và xử trí đúng cách tại nhà sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng hen phế quản cấp ở trẻ
Hen phế quản cấp ở trẻ có thể diễn tiến rất nhanh có thể bùng phát trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với tác nhân kích thích như khói bụi, phấn hoa, lông thú hoặc thay đổi thời tiết đột ngột. Các triệu chứng bao gồm:
Khó thở, thở rít
Trẻ cảm thấy khó khăn khi hít vào hoặc thở ra, đặc biệt là thở ra
Cơn khó thở ra chậm, rít, cò cử kéo dài 30 phút đến vài giờ, tức ngực, ho ít đờm trắng, dính, quánh. Thường xuất hiện về đêm gần sáng, khi thay đổi thời tiết
Có âm thanh khò khè hoặc rít khi thở, đặc biệt là khi dùng ống nghe phổi có nhiều ran rít hoặc ran ngáy, gõ vang
Có thể thấy trẻ phải dùng nhiều sức để thở, lồng ngực phập phồng mạnh
- Nguyên nhân:
Do co thắt phế quản, phù nề niêm mạc và tăng tiết chất nhầy làm hẹp đường thở
Luồng khí đi qua đường thở bị cản trở, tạo ra âm thanh rít đặc trưng
Ho dai dẳng, đặc biệt về đêm và sáng sớm
Cơn ho xuất hiện từng đợt, thường kéo dài
Ho khan hoặc ho có đờm trắng, nhớt
Ho tăng lên khi trẻ tiếp xúc với tác nhân kích thích (khói bụi, lông thú, thời tiết lạnh)
Nôn ói
- Nguyên nhân:
Đường thở bị viêm và tăng tiết chất nhầy gây kích thích phản xạ ho
Ho giúp cơ thể đẩy đờm và dị vật ra ngoài nhưng nếu ho liên tục có thể làm đường thở thêm nhạy cảm
Cảm giác tức ngực, đau ngực
Trẻ có thể kêu đau, cảm giác bóp nghẹt hoặc nặng ở lồng ngực.
Cơn đau có thể tăng lên khi hít thở sâu hoặc ho.
- Nguyên nhân: Co thắt đường thở và gắng sức thở làm căng cơ hô hấp, gây ra cảm giác đau tức
Mệt mỏi, kích thích, bứt rứt
Trẻ có thể bứt rứt, cáu gắt, khó chịu
Ở giai đoạn muộn, trẻ có thể lừ đừ, mệt mỏi, khóc yếu hoặc lơ mơ, phản ứng chậm
- Nguyên nhân: Thiếu oxy khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng, làm trẻ thay đổi hành vi
Nhịp thở nhanh, co kéo lồng ngực
Nhịp thở tăng nhanh, có thể trên 40 lần/phút.
Khi thở, có thể thấy hõm ức, hõm trên xương đòn bị lõm sâu do cơ hô hấp phụ phải hoạt động nhiều
- Nguyên nhân: Đường thở hẹp làm cơ thể phải tăng cường hoạt động để đảm bảo đủ oxy
Tím tái môi, đầu chi
Da, môi, đầu ngón tay và ngón chân chuyển màu tím hoặc xanh
Trẻ có thể đổ mồ hôi lạnh, mặt tái nhợt
- Nguyên nhân: Thiếu oxy nghiêm trọng do đường thở bị tắc nghẽn quá mức
Khi nào cần đưa trẻ đi cấp cứu?
Trẻ thở rất nhanh hoặc rất chậm, co kéo lồng ngực mạnh
Trẻ tím tái môi, đầu chi hoặc toàn thân
Trẻ lơ mơ, mất ý thức, không phản ứng khi gọi
Trẻ không thể nói, uống nước hoặc bú mẹ do khó thở
Ho, khó thở, thở rít là những triệu chứng điển hình của hen phế quản cấp ở trẻ
Cách xử trí nhanh cơn hen phế quản cấp ở trẻ
Cơn hen phế quản cấp ở trẻ gây tắc nghẽn đường thở, làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Nếu không được can thiệp kịp thời, trẻ có thể rơi vào suy hô hấp nguy kịch, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy, bố mẹ cần:
Giữ bình tĩnh, giúp trẻ thư giãn
- Dẫn trẻ ra nơi thoáng khí, tránh khói bụi, lông thú hoặc tác nhân kích thích hen
- Cho trẻ ngồi dậy, hơi cúi người về phía trước (tư thế “ngồi cúi người”), giúp mở rộng phế quản
- Động viên trẻ thở chậm, sâu, tránh gắng sức quá mức
Sử dụng thuốc cắt cơn hen nhanh
- Salbutamol (Ventolin) dạng xịt hoặc khí dung (hít qua máy) - Có thể dùng kết hợp Ipratropium Bromide nếu cơn hen nặng
Cách dùng thuốc dạng xịt định liều (MDI):
- Lắc kỹ bình thuốc trước khi xịt.
- Đặt ống ngậm vào miệng trẻ, yêu cầu trẻ hít vào sâu rồi giữ hơi trong 10 giây (nếu trẻ lớn)
- Đối với trẻ nhỏ, sử dụng buồng đệm để giúp trẻ hít thuốc dễ dàng hơn
- Dùng 2 nhát xịt, nếu không đỡ sau 20 phút, có thể lặp lại thêm 2 nhát
Cách dùng thuốc khí dung (nebulizer): Nếu trẻ có máy khí dung, pha thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và cho trẻ hít trong 5-10 phút
Lưu ý quan trọng: Không tự ý tăng liều thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. Nếu sau 2 lần xịt hoặc khí dung mà trẻ không cải thiện, cần đưa đến bệnh viện ngay
Xử trí nhanh cơn hen cấp bằng việc cho trẻ sử dụng thuốc cắt cơn hen
Hỗ trợ hô hấp nếu cần, đảm bảo trẻ không bị thiếu oxy nghiêm trọng
- Nếu có oxy tại nhà, có thể cho trẻ thở oxy 1-2 lít/phút - Nếu trẻ tím tái, lơ mơ, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được hỗ trợ thở oxy cấp cứu
Đưa trẻ đến bệnh viện
Nếu trẻ đã dùng thuốc nhưng trẻ không đỡ sau 2 lần xịt hoặc khí dung, có dấu hiệu khó thở nặng, co kéo lồng ngực mạnh, tím tái, không thể nói, bú mẹ hoặc uống nước, lơ mơ, mất ý thức, ngừng thở tạm thời, bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời
Trên đường đến bệnh viện, bố mẹ cần lưu ý:
- Tiếp tục giữ trẻ ở tư thế ngồi thẳng, không nằm
- Có thể tiếp tục cho trẻ dùng thuốc giãn phế quản nếu cần theo hướng dẫn của bác sĩ
Hensuyễn (hen phế quản) ở trẻ là bệnh mãn tính, khó điều trị dứt điểm, nhưng nếu kiểm soát đúng cách, trẻ vẫn có thể sống khỏe mạnh và hạn chế tối đa các cơn hen cấp. Khoa Nhi – BVĐK Hồng Ngọc tự hào là đơn vị cập nhật nhanh nhất các phác đồ dự phòng hen dài hạn theo GINA, giúp trẻ kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới sự dẫn dắt của TS.BS Nguyễn Thúy Giang – Trưởng Đơn Nguyên Hô Hấp Nhi, hơn 20 năm công tác tại Khoa Nhi, BV Bạch Mai, nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu về hen phế quản, ưu tiên xây dựng phác đồ cá nhân hóa giúp trẻ giảm phụ thuộc vào thuốc cắt cơn (corticoid), hạn chế biến chứng nguy hiểm, giảm đáng kể cơn hen cấp và nguy cơ nhập viện do hen, giúp trẻ khỏe mạnh và tự tin phát triển.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của BVĐK Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.
KHOA NHI - BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
- 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tầng 3, tòa B, Tasco Mall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
- Tầng 10 Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
- Tầng 1, TTTM TNL Plaza Goldseason, 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
- Tầng 1, HPC Landmark 105, Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội
- Tầng 1,2,3, Kosmo Tây Hồ, 161 Xuân La, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline tư vấn miễn phí và đặt lịch nhanh nhất: 0947.616.006
Hen phế quản cấp là tình trạng bùng phát đột ngột của bệnh hen, khiến trẻ bị khó thở dữ dội, thở rít và có nguy cơ suy hô hấp nếu không được can thiệp kịp thời. Cơn hen có thể xuất hiện sau khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân kích thích như khói bụi, lông thú, thời tiết lạnh hoặc nhiễm virus. Việc nhận biết sớm triệu chứng và xử trí đúng cách tại nhà sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng hen phế quản cấp ở trẻ
Hen phế quản cấp ở trẻ có thể diễn tiến rất nhanh có thể bùng phát trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với tác nhân kích thích như khói bụi, phấn hoa, lông thú hoặc thay đổi thời tiết đột ngột. Các triệu chứng bao gồm:
Khó thở, thở rít
Trẻ cảm thấy khó khăn khi hít vào hoặc thở ra, đặc biệt là thở ra
Cơn khó thở ra chậm, rít, cò cử kéo dài 30 phút đến vài giờ, tức ngực, ho ít đờm trắng, dính, quánh. Thường xuất hiện về đêm gần sáng, khi thay đổi thời tiết
Có âm thanh khò khè hoặc rít khi thở, đặc biệt là khi dùng ống nghe phổi có nhiều ran rít hoặc ran ngáy, gõ vang
Có thể thấy trẻ phải dùng nhiều sức để thở, lồng ngực phập phồng mạnh
- Nguyên nhân:
Do co thắt phế quản, phù nề niêm mạc và tăng tiết chất nhầy làm hẹp đường thở
Luồng khí đi qua đường thở bị cản trở, tạo ra âm thanh rít đặc trưng
Ho dai dẳng, đặc biệt về đêm và sáng sớm
Cơn ho xuất hiện từng đợt, thường kéo dài
Ho khan hoặc ho có đờm trắng, nhớt
Ho tăng lên khi trẻ tiếp xúc với tác nhân kích thích (khói bụi, lông thú, thời tiết lạnh)
Nôn ói
- Nguyên nhân:
Đường thở bị viêm và tăng tiết chất nhầy gây kích thích phản xạ ho
Ho giúp cơ thể đẩy đờm và dị vật ra ngoài nhưng nếu ho liên tục có thể làm đường thở thêm nhạy cảm
Cảm giác tức ngực, đau ngực
Trẻ có thể kêu đau, cảm giác bóp nghẹt hoặc nặng ở lồng ngực.
Cơn đau có thể tăng lên khi hít thở sâu hoặc ho.
- Nguyên nhân: Co thắt đường thở và gắng sức thở làm căng cơ hô hấp, gây ra cảm giác đau tức
Mệt mỏi, kích thích, bứt rứt
Trẻ có thể bứt rứt, cáu gắt, khó chịu
Ở giai đoạn muộn, trẻ có thể lừ đừ, mệt mỏi, khóc yếu hoặc lơ mơ, phản ứng chậm
- Nguyên nhân: Thiếu oxy khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng, làm trẻ thay đổi hành vi
Nhịp thở nhanh, co kéo lồng ngực
Nhịp thở tăng nhanh, có thể trên 40 lần/phút.
Khi thở, có thể thấy hõm ức, hõm trên xương đòn bị lõm sâu do cơ hô hấp phụ phải hoạt động nhiều
- Nguyên nhân: Đường thở hẹp làm cơ thể phải tăng cường hoạt động để đảm bảo đủ oxy
Tím tái môi, đầu chi
Da, môi, đầu ngón tay và ngón chân chuyển màu tím hoặc xanh
Trẻ có thể đổ mồ hôi lạnh, mặt tái nhợt
- Nguyên nhân: Thiếu oxy nghiêm trọng do đường thở bị tắc nghẽn quá mức
Khi nào cần đưa trẻ đi cấp cứu?
Trẻ thở rất nhanh hoặc rất chậm, co kéo lồng ngực mạnh
Trẻ tím tái môi, đầu chi hoặc toàn thân
Trẻ lơ mơ, mất ý thức, không phản ứng khi gọi
Trẻ không thể nói, uống nước hoặc bú mẹ do khó thở
Ho, khó thở, thở rít là những triệu chứng điển hình của hen phế quản cấp ở trẻ
Cách xử trí nhanh cơn hen phế quản cấp ở trẻ
Cơn hen phế quản cấp ở trẻ gây tắc nghẽn đường thở, làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Nếu không được can thiệp kịp thời, trẻ có thể rơi vào suy hô hấp nguy kịch, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy, bố mẹ cần:
Giữ bình tĩnh, giúp trẻ thư giãn
- Dẫn trẻ ra nơi thoáng khí, tránh khói bụi, lông thú hoặc tác nhân kích thích hen
- Cho trẻ ngồi dậy, hơi cúi người về phía trước (tư thế “ngồi cúi người”), giúp mở rộng phế quản
- Động viên trẻ thở chậm, sâu, tránh gắng sức quá mức
Sử dụng thuốc cắt cơn hen nhanh
- Salbutamol (Ventolin) dạng xịt hoặc khí dung (hít qua máy) - Có thể dùng kết hợp Ipratropium Bromide nếu cơn hen nặng
Cách dùng thuốc dạng xịt định liều (MDI):
- Lắc kỹ bình thuốc trước khi xịt.
- Đặt ống ngậm vào miệng trẻ, yêu cầu trẻ hít vào sâu rồi giữ hơi trong 10 giây (nếu trẻ lớn)
- Đối với trẻ nhỏ, sử dụng buồng đệm để giúp trẻ hít thuốc dễ dàng hơn
- Dùng 2 nhát xịt, nếu không đỡ sau 20 phút, có thể lặp lại thêm 2 nhát
Cách dùng thuốc khí dung (nebulizer): Nếu trẻ có máy khí dung, pha thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và cho trẻ hít trong 5-10 phút
Lưu ý quan trọng: Không tự ý tăng liều thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. Nếu sau 2 lần xịt hoặc khí dung mà trẻ không cải thiện, cần đưa đến bệnh viện ngay
Xử trí nhanh cơn hen cấp bằng việc cho trẻ sử dụng thuốc cắt cơn hen
Hỗ trợ hô hấp nếu cần, đảm bảo trẻ không bị thiếu oxy nghiêm trọng
- Nếu có oxy tại nhà, có thể cho trẻ thở oxy 1-2 lít/phút - Nếu trẻ tím tái, lơ mơ, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được hỗ trợ thở oxy cấp cứu
Đưa trẻ đến bệnh viện
Nếu trẻ đã dùng thuốc nhưng trẻ không đỡ sau 2 lần xịt hoặc khí dung, có dấu hiệu khó thở nặng, co kéo lồng ngực mạnh, tím tái, không thể nói, bú mẹ hoặc uống nước, lơ mơ, mất ý thức, ngừng thở tạm thời, bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời
Trên đường đến bệnh viện, bố mẹ cần lưu ý:
- Tiếp tục giữ trẻ ở tư thế ngồi thẳng, không nằm
- Có thể tiếp tục cho trẻ dùng thuốc giãn phế quản nếu cần theo hướng dẫn của bác sĩ
Hensuyễn (hen phế quản) ở trẻ là bệnh mãn tính, khó điều trị dứt điểm, nhưng nếu kiểm soát đúng cách, trẻ vẫn có thể sống khỏe mạnh và hạn chế tối đa các cơn hen cấp. Khoa Nhi – BVĐK Hồng Ngọc tự hào là đơn vị cập nhật nhanh nhất các phác đồ dự phòng hen dài hạn theo GINA, giúp trẻ kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới sự dẫn dắt của TS.BS Nguyễn Thúy Giang – Trưởng Đơn Nguyên Hô Hấp Nhi, hơn 20 năm công tác tại Khoa Nhi, BV Bạch Mai, nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu về hen phế quản, ưu tiên xây dựng phác đồ cá nhân hóa giúp trẻ giảm phụ thuộc vào thuốc cắt cơn (corticoid), hạn chế biến chứng nguy hiểm, giảm đáng kể cơn hen cấp và nguy cơ nhập viện do hen, giúp trẻ khỏe mạnh và tự tin phát triển.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của BVĐK Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.
KHOA NHI - BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC
- 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Tầng 3, tòa B, Tasco Mall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
- Tầng 10 Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
- Tầng 1, TTTM TNL Plaza Goldseason, 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
- Tầng 1, HPC Landmark 105, Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội
- Tầng 1,2,3, Kosmo Tây Hồ, 161 Xuân La, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline tư vấn miễn phí và đặt lịch nhanh nhất: 0947.616.006
Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội