Buồn nôn ra máu tiềm ẩn bệnh gì? cảnh báo bạn chớ nên xem thường

Buồn nôn ra máu tiềm ẩn bệnh gì? cảnh báo bạn chớ nên xem thường

31-05-2021

Buồn nôn ra máu là một biểu hiện bệnh lý không thường gặp nhưng lại tiềm tàng rất nhiều nguy cơ về sức khỏe. Vì vậy người bệnh chớ nên chủ quan và nên chủ động tìm hiểu những kiến thức về vấn đề này.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng buồn nôn ra máu

Nguyên nhân thuộc bệnh lý

- Nguyên nhân do trào ngược thực quản

mức độ nặng:

Axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra tổn thương đến niêm mạc thực quản và dẫn đến chảy máu và thấy buồn nôn.

- Nguyên nhân do rách thực quản: Khi bạn nôn quá nhiều hoặc có những cơn ho mãn tính sẽ khiến niêm mạc trong thực quản bị tổn thương, bị rách và dẫn đến chảy máu.

- Nguyên nhân do giãn tĩnh mạch thực quản: Khi tĩnh mạch trong thực quản bị căng giãn quá mức sẽ vỡ ra và gây chảy máu, ứ máu nhưng người bệnh lại thường không cảm thấy đau đớn gì. Lý do sâu xa dẫn đến hiện tượng này thông thường là do

bệnh xơ gan

. Bạn nên chú ý nếu như gặp phải bệnh này.

- Nguyên nhân do viêm loét dạ dày mức độ nặng: Biểu hiện của bệnh lý này sẽ là nôn ra máu

.

Đồng thời kèm theo cảm giác nóng rát hay cồn cào ở bụng, nhất là vùng bụng trên rốn. Chảy máu xảy ra khi vết loét hay hiện tượng viêm gây tổn thương đến mạch máu nằm dưới.

Buồn nôn ra máu Viêm loét dạ dày mức độ nặng là nguyên nhân gây nên buồn nôn ra máu

Ngoài ra còn có một số ít nguyên nhân hiếm gặp gây ra hiện tượng

buồn nôn ra máu

do các bệnh như: Bệnh về máu (ví dụ như giảm tiểu cầu, bệnh bạch cầu

, bệnh hemophilia - máu khó đông, thiếu máu), ung thư (như ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy), xói mòn niêm mạc dạ dày.

Nguyên nhân không thuộc bệnh lý

- Nguyên nhân do chảy máu cam: Khi chảy máu cam bạn sẽ vô tình nuốt phải máu từ việc chảy máu mũi nghiêm trọng hoặc thậm chí nhận thấy hiện tượng phân xuất hiện có máu đen.

- Nguyên nhân do ngộ độc: Uống phải độc chất như asen hay axit khác cũng có thể làm bạn nôn ra máu. Tác dụng phụ của aspirin hoặc thuốc kháng viêm không steroid gây nên hiện tượng buồn nôn ra huyết.

Một số nguyên nhân khách quan khác như do hóc dị vật, nuốt phải máu. Hoặc do những chấn thương có xuất huyết cũng dẫn đến việc bạn buồn nôn ra máu.

Buồn nôn ra máu khi nào cần đi khám 

Với các nguyên nhân nôn ra máu kể trên, có thể đây chỉ là tình trạng lành tính nhưng lại là vô cùng nguy hiểm ở một số trường hợp khác. Nếu lượng máu nhiều và nôn ra máu đỏ tươi, bạn có thể tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Một số triệu chứng thường xuất hiện cùng với tình trạng nôn ra máu, chẳng hạn như:

  • Buồn nôn

  • Khó chịu ở bụng

  • Đau bụng

  • Nôn ra các chất có trong dạ dày

Một số triệu chứng bất thường xuất hiện cùng với tình trạng

buồn nôn ra máu

, người bệnh cần được theo dõi và nhập viện, chẳng hạn như:

  • Chóng mặt

  • Mờ mắt

  • Tim đập nhanh

  • Thay đổi nhịp thở

  • Da lạnh hoặc đổ mồ hôi lạnh

  • Tình trạng mơ hồ, lú lẫn

  • Ngất xỉu

  • Đau bụng nặng

  • Nôn ra máu sau khi bị chấn thương

Buồn nôn ra máu Khi bạn buồn nôn ra máu đi kèm đau bụng dữ dội thì nên đi khám kịp thời

Nếu người bệnh không chắc chắn gì về tình trạng buồn nôn ra máu của mình. Hãy đi khám ở bệnh viện càng nhanh càng tốt.

Bác sĩ sẽ thực hiện nhiều xét nghiệm như xét nghiệm máu và

nội soi dạ dày

để xác định rõ nguyên nhân. Khi nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ, mềm có đèn kèm theo camera để quan sát kĩ hơn trong đường tiêu hóa của bạn.

Biến chứng của hiện tượng buồn nôn ra máu? 

Nôn ra máu cũng có thể gây ra những biến chứng như sau:

Ngạt thở

Đây là một trong những biến chứng chính của nôn ra máu. Có thể dẫn đến tình trạng tràn máu màng phổi, làm suy giảm khả năng thở.

Thiếu máu

Trường hợp này xảy ra nếu người bệnh mất quá nhiều máu khi nôn một cách nhanh và đột ngột.

Sốc

Người bệnh có thể gặp các triệu chứng sốc như: chóng mặt khi đứng, thở nhanh, nông, lượng nước tiểu ít. Da lạnh và có phần nhợt nhạt. Đây là tình trạng thường dẫn đến giảm huyết áp. Thậm chí hôn mê và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời, khẩn trương.

Cách điều trị hiện tượng buồn nôn ra máu 

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một số loại thực phẩm có tính axit cao và đồ uống có cồn làm tăng khả năng buồn nôn ra máu. Người bệnh cần tránh, hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm hoặc đồ uống này.

- Truyền máu: Tùy thuộc vào lượng máu bị mất và tình trạng cầm máu. Người bệnh có thể cần phải truyền máu qua đường tĩnh mạch tay. Hoặc có thể truyền nước để bù lượng nước thiếu hụt cho cơ thể.

- Uống thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp ngừng nôn hoặc giảm axit dạ dày. Nếu bị loét dạ dày, người bệnh sẽ được điều trị bằng những thuốc đặc hiệu trong chữa trị.

- Phẫu thuật: Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh cần thăm khám tại chuyên khoa tiêu hóa. Nếu bị thủng dạ dày, chấn thương, loét gây xuất huyết sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

Buồn nôn ra máu Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật đối với bệnh nhân có triệu chứng nặng

Giải đáp chi tiết về hiện tượng buồn nôn khác bạn nên biết

Hiện tượng buồn nôn ra nhiều khí hư 

Có nhiều bạn gái đặt câu hỏi thắc mắc về vấn đề

khí hư ra nhiều

khi bạn cảm thấy buồn nôn. Giải thích cho hiện tượng này có thể khẳng định đây là triệu chứng của hiện tượng rụng trứng. 

Dấu hiệu ra nhiều

huyết trắng ở âm đạo, không có mùi hôi, không ngứa ngáy thì rất có thể đó là dấu hiệu bạn đang ở thời kỳ rụng trứng. Trong thời gian rụng trứng, lượng chất nhầy ở cổ tử cung tăng lên rõ rệt và chuyển thành khí hư xuất hiện ở âm đạo.

Trong thời kỳ rụng trứng, sự thay đổi hormone cũng tăng lên nên có thể dẫn đến những thay đổi trong cơ thể như có cảm giác chóng mặt,

buồn nôn,

đau đầu, đau ngực... Không phải mọi phụ nữ đều có dấu hiệu rụng trứng này. Tuy nhiên nếu bạn chịu để ý một chút, bạn sẽ nhận thấy tình trạng này. 

Hiện tượng buồn nôn sốt xuất huyết

Hiện tượng

buồn nôn sốt xuất huyết

là giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết

. Ở thể nặng, ngoài sốt và đau nhức cơ, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác như: Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây nên hiện tượng mất máu, tụt huyết áp). Nếu người bệnh không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Cách điều trị buồn nôn khi bị sốt xuất huyết

  • Tạm thời nhịn ăn cho đến khi hết cảm giác buồn nôn

  • Ăn lại từ từ tăng dần bằng cháo, súp

  • Chỉ uống nước lọc là tốt nhất

  • Không ăn bánh kẹo, uống nước ngọt, nước trái cây pha sẵn, đường sữa

  • Dùng thuốc chống

    buồn nôn như Primperan, Motilium

  • Tiêm thuốc trị đau dạ dày như Pantoprazole, Omeprazole

Những lưu ý nếu bị buồn nôn sốt xuất huyết

  • Không uống thuốc sủi bọt: Efferalgan, UPSA C... ngay từ khi bắt đầu bị bệnh

  • Ăn lỏng dễ tiêu ngay từ đầu

  • Không uống sữa quá nhiều

Buồn nôn ra máu Bệnh nhân buồn nôn khi bị sốt xuất huyết không được uống sữa quá nhiều

Bệnh viện Hồng Ngọc - Địa chỉ khám chữa bệnh chất lượng tại Hà Nội

Buồn nôn ra máu có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm mà bạn không thể bỏ qua. Hiện tượng này gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày cũng như những lo ngại về sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, nếu gặp triệu chứng trên, người bệnh cần tới bệnh viện ngay để được thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời.

Bệnh viện Hồng Ngọc là một trong những bệnh viện tư nhân đầu tiên ở miền Bắc phát triển theo mô hình ‘bệnh viện – khách sạn”. Với hơn 18 năm phát triển, Hồng Ngọc đã trở thành thương hiệu uy tín về dịch vụ y tế chất lượng cao với người dân Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Với phương châm mang đến các dịch vụ y tế chất lượng cao, an toàn, hiệu quả và thân thiện, Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện nhằm đáp ứng và làm hài lòng mọi nhu cầu của khách hàng. 

Với đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tâm với công việc, tận tụy với bệnh nhân; hệ thống máy móc hiện đại khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi thăm khám tại đây.

Đăng ký khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016

Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay