Bệnh bạch cầu ở trẻ

Bệnh bạch cầu ở trẻ

15-11-2013
Sống khỏe

Bệnh bạch cầu chiếm khoảng 25% trong tất cả các dạng ung thư ở trẻ và ảnh hưởng đến khoảng 2.200 trẻ Mỹ mỗi năm. Điều may mắn là cơ hội chữa trị căn bệnh này hiện nay khá cao. Khi được điều trị, hầu hết trẻ mắc bệnh đều khỏi mà không bị tái phát.

Bạch cầu là bệnh gì?

Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư của các tế bào bạch cầu trong máu. Khi trẻ mắc bệnh bạch cầu, một số lượng lớn các tế bào bạch cầu bất thường sẽ được sản sinh ở tủy xương.

Các tế bào bạch cầu bất thường này bám quanh tủy xương và chảy vào dòng máu nhưng chúng không thể thực hiện chức năng của mình là bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật do chúng đã có khiếm khuyết.

Do là dạng bệnh trong máu nên bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư đặc biệt vì không có khái niệm “khối u“ trong đó. Mặc dù tế bào của các loại ung thư có thể lưu hành trong máu nhưng không có nghĩa là những bệnh nhân ung thư này lây sang người khác qua truyền máu.

Khi bệnh bạch cầu tiến triển, bệnh sẽ cản trở khả năng sản xuất các dạng khác của tế bào máu của cơ thể, bao gồm các tế bào hồng cầu và các tiểu huyết cầu (chất nhỏ hình đĩa ở trong máu giúp máu đóng cục). Hậu quả là gây ra thiếu máu và các vấn đề xuất huyết, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Bệnh bạch cầu chiếm khoảng 25% trong tất cả các dạng ung thư ở trẻ và ảnh hưởng đến khoảng 2.200 trẻ Mỹ mỗi năm. Điều may mắn là cơ hội chữa trị căn bệnh này hiện nay khá cao. Khi được điều trị, hầu hết trẻ mắc bệnh đều khỏi mà không bị tái phát.

bệnh bạch cầu

Các dạng bệnh bạch cầu ở trẻ

Nhìn chung, bệnh bạch cầu được chia thành 2 loại: cấp tính (phát triển nhanh) và mạn tính (phát triển chậm). Ở trẻ, khoảng 98% trường hợp bệnh bạch cầu là cấp tính.

Bệnh bạch cầu cấp tính ở trẻ được chia thành 2 dạng: bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính (ALL) và bệnh bạch cầu myelogenous cấp tính (AML), tùy thuộc vào các tế bào bạch cầu riêng biệt được gọi là lymphyocytes, có liên quan đến khả năng miễn dịch.

Khoảng 60% trẻ mắc bệnh bạch cầu là ALL và khoảng 38% là AML. Bệnh bạch cầu myelogenous mạn tính (CML) cũng có thể xuất hiện ở trẻ, nhưng rất hiếm.

Nguy cơ của bệnh bạch cầu ở trẻ

Dạng bệnh ALL thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ trong độ tuổi 2-8 tuổi, với độ tuổi dễ bị tác động nhất là 4 tuổi. Tuy nhiên nó cũng có thể ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi.

Trẻ có 20-25% nguy cơ mắc bệnh ALL và AML nếu chúng sinh đôi giống hệt nhau, và được chẩn đoán mắc bệnh trước khi lên 6 tuổi. Ở trẻ sinh đôi nhưng không giống hệt nhau và ở trẻ có anh chị em ruột mắc bệnh bạch cầu, nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 2-4 lần so với các trẻ bình thường khác.

Trẻ có các vấn đề di truyền như hội chứng Down, hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Kleinfelter, neurofibromatosis, ataxia telangectasia hay bệnh thiếu máu Fanconi cũng có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn. Trẻ đã từng được trị bệnh bằng hóa trị liệu hay xạ trị do mắc các dạng bệnh ung thư khác cũng có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn, thường trong vòng 8 năm đầu sau khi điều trị.

Trẻ bị các vấn đề di truyền sẽ làm tăng nguy cơ bệnh bạch cầu

Các nghiên cứu hiện nay cũng cho thấy nhân tố môi trường cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh này. Để hạn chế nguy cơ trẻ chịu ảnh hưởng của tia phóng xạ trong thời gian thai kỳ, hiện nay các thai phụ thường hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành các kiểm tra hay điều trị bệnh có liên quan đến phóng xạ, chẳng hạn như chụp X quang.

Việc kiểm tra thường xuyên có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh bạch cầu ở các trường hợp: bố mẹ trẻ có các vấn đề gen di truyền, có tiền sử điều trị ung thư hay sử dụng các loại thuốc đặc biệt dành cho cấy ghép nội tạng.

Triệu chứng của bệnh bạch cầu

Do các tế bào bạch cầu chống lại bệnh bị khiếm khuyết, trẻ bị bệnh bạch cầu có thể tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và sốt. Chúng cũng có thể bị thiếu máu dẫn đến xanh xao, mệt mỏi bất thường và thở dốc khi chơi đùa.

Trẻ bị bệnh bạch cầu cũng có thể bị thâm tím và rất dễ bị xuất huyết, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết khác thường trong thời gian dài sau khi bị thương dù rất nhỏ.

Các triệu chứng khác của bệnh bạch cầu có thể gồm:

– Đau nhức xương hay khớp, đôi khi khiến trẻ đi khập khiễng

– Sưng bướu bạch huyết ở cổ, háng hay các nơi khác

– Cảm thấy mệt mỏi bất thường

– Kén ăn

Khoảng 12% trẻ mắc bệnh AML và 6% trẻ mắc bệnh ALL lây lan bệnh bạch cầu đến não và gây nhức đầu, tai biến ngập máu, các vấn đề về thăng bằng và thị giác bất thường. Nếu ALL lây đến các bướu bạch huyết ở ngực, nó có thể bao quanh khí quản và các mạch máu quan trọng dẫn tới các vấn đề hô hấp và ảnh hưởng đến sự lưu thông máu đi và đến tim.

Do đó, khi phát hiện trẻ có các triệu chứng bất thường trên, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bác sĩ để được kiểm tra bệnh và sớm có liệu pháp điều trị thích hợp.

Để được tư vấn dịch vụ Khám chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ tại Bệnh viện Hồng Ngọc, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Khoa Nhi – Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay