Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý hàng đầu về tiêu hóa gây nhiều bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt. Vậy dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì, phòng ngừa và điều trị ra sao. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích.
7 dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Buồn nôn, nôn
Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi người bệnh ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn. Người bệnh dễ bị nôn, buồn nôn hoặc có cảm giác mắc nghẹn thức ăn ở cổ. Người bệnh cũng dễ bị nôn hơn khi bị say tàu xe, ốm nghén, hay dùng một số loại thuốc...
Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Nếu bạn thường xuyên bị ợ hơi lúc đói thì nguy cơ cao bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Với trường hợp bạn bị ợ nóng thì đây là cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới, lan hướng lên cổ.
Ợ chua xảy ra nhiều nhất vào mỗi buổi sáng khi đánh răng. Ợ chua, ợ nóng cũng thường hay đi kèm với nhau. Bệnh nhân có cảm giác ợ lên, kèm theo vị chua trong miệng.
Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên khi bạn ăn no, uống nước, lúc đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi bạn cúi gập người về phía trước, nằm nghỉ hoặc ngủ vào ban đêm.
Đau vùng thượng vị
Người bệnh có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và hai cánh tay. Triệu chứng này là nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày - thực quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến tim mạch.
Cảm giác đau này thường xuất hiện đau ở đoạn thực quản - phần chạy qua ngực. Axit trào ngược lên kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau tương tự như đau ở ngực.
Đắng miệng và hôi miệng
Khi dịch vị trào lên có kèm theo dịch mật khiến người bệnh cảm giác bị đắng miệng. Đây là biểu hiện của sự rối loạn thần kinh dạ dày. Khiến van môn vị mở quá mức và dịch mật trào ra, gây thêm hiện tượng hôi miệng.
Ngoài ra người bệnh có thể chán ăn, sụt cân, bị thiếu máu, hoặc có thể bị chảy máu ở đường tiêu hóa.
Hôi miệng là dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản giúp nhận biết sớm
Miệng tiết ra nhiều nước bọt
Đây là phản xạ tự nhiên của miệng gặp acid chua trào ngược lên sau khi ợ chua. Nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường để trung hòa axit có trong dạ dày.
Khó nuốt
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi trở nặng khiến axit dạ dày trào ngược lên với tần suất khá lớn. Điều này sẽ gây ra hiện tượng phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản. Vì thế bệnh nhân có cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn và bị vướng ở cổ.
Khàn giọng và ho
Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khản giọng và ho nhiều, ho liên tục. Hiện tượng này là do dây thanh quản khi tiếp xúc với axit dạ dày làm xuất hiện hiện tượng sưng tấy. Người bệnh sẽ bị khàn giọng, khó nói và lâu ngày chuyển thành ho.
Xem thêm:
Có thể bạn quan tâm:
- Tại sao trào ngược dạ dày gây ho? Cách khắc phục hiệu quả
- Ợ hơi nóng rát cổ họng có phải do trào ngược dạ dày không?
- 7 loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản phổ biến hiện nay
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân thuộc bệnh lý
- Thực quản có vấn đề
Đầu tiên phải nhắc tới sự suy cơ thắt dưới thực quản. Khi có sự trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản, dịch nhầy thực quản cùng với bicarbonat và nước bọt do có tính kiềm sẽ trung hòa lượng axit của dịch vị. Làm giảm hoặc mất đi sự kích thích của dịch vị lên vùng niêm mạc thực quản. Nhu động của thực quản sẽ đẩy dịch trào ngược chảy xuống dạ dày. Khi bạn bị suy cơ thắt dưới thực quản sẽ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.
Thứ hai là do hiện tượng thoát vị hoành. Khi cơ hoành co, làm tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản ngăn cản trào ngược dạ dày thực quản. Khi bị thoát vị hoành, một phần dạ dày áp lực lên cơ hoành. Lúc này cơ thắt dưới thực quản không nằm cùng mức với cơ hoành nên dễ xảy ra hiện tượng trào ngược.
Thực quản có vấn đề là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản
- Dạ dày có vấn đề
Viêm dạ dày, ung thư dạ dày và hẹp môn vị... làm cho các chất trong dạ dày chậm lưu thông xuống ruột, bị ứ đọng lại và từ đó làm tăng áp lực trong dạ dày.
Ngoài ra, ở một vài trường hợp áp lực ổ bụng tăng đột ngột khi ho, hắt hơi hoặc gắng sức cũng có thể là nguyên nhân gây hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
- Do béo phì gây nên
Cân nặng gây áp lực lên vùng bụng có dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực yếu đi. Vậy nên axit dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.
Trào ngược dạ dày thực quản có thể do béo phì gây nên
- Các bệnh lý khác
Bên cạnh các nguyên nhân trên, trào ngược dạ dày thực quản có thể do một số bệnh lý hiếm gặp khác như: Tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản. Hoặc do mắc các bệnh lý di truyền, thoát vị hoành, chấn thương…
Nguyên nhân không thuộc bệnh lý
- Stress làm tăng tiết cortisol
Cortisol làm tăng axit trong dạ dày, làm tăng trương lực co bóp của dạ dày và đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Hiện tượng stress làm rối loạn nhu động thực quản khiến cho cơ thắt thực quản trở nên nhạy cảm. Việc giãn mở cơ sẽ xảy ra thường xuyên và kéo dài làm dịch vị trào ngược lên thực quản.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh
Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit như cam hoặc chanh khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán, các loại đồ uống chứa chất kích thích quá nhiều như cafe, thuốc lá gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản. Dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường. Từ đó gây nên chứng trào ngược dạ dày ở nhiều người.
- Tác dụng phụ của thuốc Tây
Khi bạn đang dùng thuốc huyết áp hoặc một số loại thuốc như Cholecystokinine, glucagon, aspirin,... vấn đề tác dụng phụ trào ngược sẽ rất dễ xảy ra.
Tác dụng phụ của một số thuốc có thể gây chứng trào ngược dạ dày thực quản
Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không
Trào ngược dạ dày thực quản có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như sau:
- Viêm, loét thực quản.
- Hẹp thực quản.
- Barrett thực quản (hay còn gọi là tiền ung thư thực quản).
- Ung thư thực quản.
- Viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay viêm phổi.
Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?
Để xác định tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, theo quy trình thăm khám, trước tiên, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng, tìm hiểu tiền sử bệnh tiêu hóa.
Sau đó, các bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng để xác định mức độ trào ngược dạ dày của bệnh nhân, đồng thời phân loại trào ngược dạ dày có đi kèm với viêm thực quản hay không.
Việc chỉ định cần được cân nhắc kỹ để tránh lãng phí không cần thiết. Các bệnh nhân trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ có thể chỉ cần thăm khám chuyên khoa với bác sĩ và uống thuốc giảm triệu chứng.
Một số cận lâm sàng có thể được chỉ định:
Nội soi tiêu hóa trên
Nội soi tiêu hóa trên là phương pháp chẩn đoán tình trạng viêm thực quản, loét, xuất huyết và hẹp thực quản. Thông qua kết quả nội soi, bác sĩ sẽ đánh giá độ dài của các vết xước trên niêm mạc cùng với phạm vi lan rộng để biết được mức độ tổn thương của thực quản.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp ca bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhưng không có hình ảnh viêm thực quản trên nội soi, được gọi là trào ngược không viêm. Bác sĩ sẽ dựa trên chuyên môn và kinh nghiệm để có thể phân loại tình trạng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Chụp X Quang thực quản
Phương pháp này được thực hiện khi dựa trên triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản lâm sàng, bác sĩ nghi ngờ người bệnh có biến chứng teo hẹp, loét thực quản hoặc thoát vị hoành.
Đo áp lực nhu động thực quản
Đây là phương pháp dùng để đánh giá chức năng cơ thắt thực quản dưới và các cơ thắt khác của thực quản, thường được chỉ định trước và sau phẫu thuật trào ngược hoặc ở những bệnh nhân trào ngược không đáp ứng điều trị, giúp bác sĩ loại trừ các rối loạn vận động thực quản hiếm gặp.
Đo pH, trở kháng thực quản 24H
Phương pháp này được tiêu chuẩn chẩn đoán hàng đầu trong việc xác định tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở người bệnh dựa trên số cơn trào ngược acid lên hầu họng trong 24 giờ, giúp xác định chính xác trào ngược acid, acid yếu hoặc kiềm dạng dịch hoặc khí dung lên mũi, họng và khí quản.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng cách nào?
Phương pháp không dùng thuốc
- Chế độ ăn uống hợp lý
Người bệnh nên ăn uống đúng giờ, không nên bỏ bất kỳ bữa ăn nào. Hãy chú ý lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit như thực phẩm từ tinh bột như bánh mì, bột yến mạch hay chất đạm dễ tiêu.
Hạn chế ăn nhiều thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả có hàm lượng axit cao như chanh, cam, xoài xanh, cóc, dứa,…Đồng thời nên hạn chế các món ăn có tính chua, cay, nóng, các món muối chua như dưa cải chua, măng muối,...Đối với các thực phẩm chứa nhiều chất béo thì nên hạn chế. Còn thực phẩm từ sữa nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Không hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có gas, không sử dụng các chất kích thích khi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản hạn chế ăn nhiều trái cây có tính axit
- Chế độ sinh hoạt hợp lý
Người bệnh không được nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn. Chú ý thư giãn giảm stress có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản tốt hơn.
Người bệnh có thể tích cực chườm ấm để giảm những áp lực lên dạ dày.
- Bài thuốc dân gian
Bài thuốc dân gian với lá mơ lông, tía tô, nghệ tươi và cây lô hội cũng có tác dụng trong việc điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Điều trị bằng thuốc
Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản có thể điều trị bệnh những loại thuốc sau đây:
- Omeprazol quá trình uống thuốc.
- Thuốc Axit Alginic.
- Domperidon.
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Những trường hợp điều trị bằng thuốc không có kết quả, bệnh nhân có thể được xem xét để điều trị phẫu thuật, làm một cái van dạ dày ở quanh phần thực quản thấp.
Trung tâm tiêu hóa Hồng Ngọc – địa chỉ thăm khám và điều trị trào ngược dạ dày thực quản uy tín tại Hà Nội
Ngay khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để được khám, tư vấn và điều trị một cách kịp thời, hạn chế tối đa tình trạng bệnh phát triển nặng hơn.
Là địa chỉ điều trị dạ dày uy tín tại Hà Nội, Trung tâm Tiêu hóa Hồng Ngọc được đông đảo bệnh nhân lựa chọn bởi chất lượng dịch vụ đáng tin cậy bởi:
- Đội ngũ bác sĩ tiêu hóa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm: Tiến sĩ Đặng Thị Kim Oanh – Hội viên Hội Tiêu hóa Gan mật Thái Bình Dương, Ths. BS Lê Thị Vân Anh – hơn 30 năm kinh nghiệm từ BV Bạch Mai cùng đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Áp dụng công nghệ nội soi NBI sử dụng dàn máy Olympus CV-190 tiên tiến từ Nhật Bản giúp phát hiện sớm và chính xác các dấu hiệu bất thường tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa
- Quy trình trước – trong – sau nội soi tiêu chuẩn an toàn
- Khám tiền mê với bác sĩ giàu kinh nghiệm, xét nghiệm đầy đủ đảm bảo chống chỉ định
- Dịch vụ chất lượng cao trong thăm khám tiêu hóa và thực hiện các ca tiểu phẫu như cắt polyp dạ dày, đại tràng, trực tràng; lấy dị vật đường tiêu hóa hay những ca đại phẫu như khâu lỗ thủng dạ dày, ruột non; cắt ruột thừa, túi mật; mở ống mật chủ lấy sỏi; cắt nang ống mật chủ; phẫu thuật nối mật ruột…
- Không gian sạch, thoáng, trải nghiệm tiện ích bệnh viện khách sạn 5*
- Nhân viên y tế chuyên nghiệp, chu đáo.
Trung tâm Tiêu hóa – Gan Mật – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc:
- BV Hồng Ngọc Phúc Trường Minh, Số 8, Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- BVĐK Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Email: trungtamtieuhoa@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:
https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc
Đặt lịch trước để chọn Bác sĩ miễn phí và nhận ưu đãi riêng
Nếu quý khách có nhu cầu nhận tư vấn, đặt lịch khám tại Trung tâm Tiêu hóa – Bệnh viện Hồng Ngọc, vui lòng liên hệ hotline 0911 908 856 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.