Bệnh viêm ruột: nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Bệnh viêm ruột: nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

15-11-2013
Sống khỏe

Bệnh viêm ruột bao gồm 2 căn bệnh mạn tính do viêm đường ruột: bệnh viêm ruột kết gây loét và bệnh Crohn. Mặc dù các căn bệnh này có nhiều đặc điểm chung nhưng giữa chúng cũng có những khác biệt lớn.

Viêm ruột kết gây loét là căn bệnh viêm ở ruột già, còn được gọi là ruột kết. Viêm ruột kết gây loét thường nặng nhất ở vùng trực tràng, có thể gây tiêu chảy thường xuyên, với phân thường có máu và nước nhầy nếu ruột kết bị tổn thương.

Bệnh Crohn thường ảnh hưởng đến phần cuối của ruột non (đoạn cuối ruột hồi). Tuy nhiên, bệnh này không hề giới hạn ở các khu vực này và có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào của bộ máy tiêu hóa.

Bệnh Crohn gây viêm và ăn sâu hơn vào các lớp của thành ruột, sâu hơn nhiều so với viêm ruột kết gây loét. Bệnh lý này thường ảnh hưởng đến toàn bộ thành ruột.

Nguyên nhân gây viêm ruột

Các nhà nghiên cứu y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây viêm ruột. Họ cho rằng các yếu tố có thể gây bệnh gồm có môi trường, chế độ ăn uống và có thể có cả yếu tố di truyền. Nhiều bằng chứng y học cũng cho thấy thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn.

Ruột là bộ phận rất dễ bị viêm nhiễm do thói quen ăn uống, môi trường sống

Dấu hiệu và triệu chứng

Các triệu chứng thường thấy nhất ở cả hai bệnh viêm loét ruột kết và bệnh Crohn là tiêu chảy và đau bụng. Tiêu chảy có thể xảy ra từ mức độ vừa phải cho đến nghiêm trọng (khiến cho bệnh nhân phải chui vào toa-lét từ 20 lần trở lên trong 1 ngày).

Nếu tiêu chảy quá nhiều sẽ dẫn tới mất nước, tim đập nhanh và tụt huyết áp. Việc tiếp tục mất một lượng máu nhỏ trong phân cũng có thể dẫn tới thiếu máu.
Táo bón cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm ruột. Với bệnh Crohn, táo bón xảy ra do sự tắc nghẽn một phần nào đó ở ruột. Vói bệnh viêm ruột kết gây loét thì táo bón có thể là triệu chứng của bệnh viêm trực tràng, còn được gọi là viêm ruột thẳng.

Sốt, mệt mỏi và sụt cân cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân viêm ruột do thiếu ăn và mất nước vì tiêu chảy và viêm ruột mạn tính.

Một số người bị viêm ruột có thể có các dấu hiệu của viêm nhiễm ở các nơi khác của cơ thể, như ở các khớp, mắt, da và gan. Ở trẻ mắc bệnh viêm ruột kết gây loét hay bệnh Crohn, bệnh có thể làm trẻ chậm lớn và/hoặc làm cản trở quá trình dậy thì.

Chẩn đoán bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột có thể khó chẩn đoán do chúng không có các triệu chứng rõ ràng mặc dù bệnh đã qua nhiều năm làm tăng nguy cơ phá hoại ruột. Các triệu chứng nếu có biểu hiện ra lại thường giống với các bệnh khác, do đó gây khó khăn cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh.

Đau bụng, tiêu chảy có thể là dấu hiệu của bệnh viêm ruột

Xét nghiệm máu có thể cho thấy những bất thường hoặc tình trạng viêm ở ống tiêu hóa. Sự gia tăng số tế bào bạch cầu và tỷ lệ lớp cặn có thể là biểu hiện của viêm ruột, cùng với sự giảm albumin, kẽm và magie trong máu.

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm ruột gây loét, thường phải cần kiểm tra ruột kết bằng phương pháp nội soi, cho phép các bác sĩ nhìn thấy mức độ của bệnh.

Súc ruột cũng có thể giúp chẩn đoán bệnh. Trong trường hợp bệnh Crohn, chụp X-quang sau khi bệnh nhân uống bari thường cho thấy các dấu hiệu đặc trưng của viêm ở thành ruột.

Điều trị viêm ruột

Điều trị bằng thuốc là phương pháp đầu tiên để làm giảm các triệu chứng của cả bệnh viêm ruột kết gây loét và bệnh Crohn. Hai loại thuốc thường được kê đơn là thuốc chống viêm (như mesalamine, olsalazine và balsalazide) và chất ức chế miễn dịch (như steroids, cyclosporin, azathioprine và kháng thể chống TNF).

Chất ức chế miễn dịch có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của các mô trong cơ thể khiến cho viêm nhiễm nặng hơn.

Nếu trẻ bị viêm ruột không có phản ứng với thuốc, có thể sẽ cần đến phẫu thuật. Ở bệnh Crohn, người ta cố gắng thử bằng mọi cách để tránh phẫu thuật do tính chất diễn ra định kỳ tự nhiên của bệnh.

Phẫu thuật cũng có thể dẫn đến các biến chứng như hội chứng ruột ngắn - làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển. Ở bệnh viêm ruột kết gây loét, cắt bỏ ruột kết (ruột già) là cần thiết.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Đăng ký khám và chữa các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay