Bệnh nhiệt miệng, nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh nhiệt miệng, nguyên nhân và cách chữa trị

15-11-2013
Sống khỏe

Nhiệt miệng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng, nhiễm khuẩn…

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm gây khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thụ, nếu tiếp tục tình trạng này bệnh nhân sẽ không có đủ vitamin và dinh dưỡng trong chế độ ăn.

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

Cho đến hiện tại, khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định được những yếu tố nguy cơ gây nên nhiệt miệng như môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.

Các nguyên nhân làm tổn thương miệng sẽ bao gồm: đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng, sử dụng thức ăn nhạy cảm, thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt, phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng, thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực.

Sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế, vậy nên cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.

nhiệt miệng Nhiệt miệng gây khó khăn trong việc ăn uống

Triệu chứng bệnh nhiệt miệng

Có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng của nhiệt miệng tùy thuộc vào thể trạng của từng người, những triệu chứng và dấu hiệu tiêu biểu thường xảy ra như sau: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, cáu gắt, chuột rút, tê, xanh xao, sụt cân.

Đối tượng nguy cơ bệnh nhiệt miệng

Nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng sẽ xảy ra ở những đối tượng sau: những người sống trong vùng nhiệt đới, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể.

Phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng sẽ được phòng ngừa hữu hiệu nhất bằng cách hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh, trong đó phải kể đến một số biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi: tránh làm việc quá sức, duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp

  • Tập thể dục đều đặn cải thiện sức khỏe, sức cơ, cân bằng và điều phối

  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 có trong dầu oliu, dầu cá sẽ có lợi cho sức khỏe.

  • Giảm căng thẳng trong cuộc sống bằng các bài tập yoga, thái cực quyền, bài thiền hoặc hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trong đó có bệnh nhiệt miệng.

nhiệt miệng Tránh xa món ăn cay nóng và thức ăn nhanh khi bị nhiệt miệng

Các biện pháp chẩn đoán nhiệt miệng

Xuất hiện khá nhiều trường hợp có triệu chứng tương tự với nhiệt miệng như bệnh giardias, bệnh crohn, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Bệnh nhiệt miệng có thể xác định chính xác bằng mắt thường mà không cần đến xét nghiệm.

Thế nhưng trong một số trường hợp bệnh nhân bị nhiệt miệng nặng vẫn cần làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu, sinh thiết để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh.

Các biện pháp điều trị bệnh nhiệt miệng

Nếu tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng thì không nhất thiết phải đến bệnh viện mà có một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như:

  • Tự làm nước súc miệng với công thức: hỗn hợp nước súc miệng từ baking soda, nước ép lô hội và nước ấm. Súc miệng liên tục trong 10 giây, mỗi ngày một lần để nhanh hết nhiệt miệng.

  • Giảm đau và sưng bằng cách chườm đá lạnh. Khi đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm.

  • Tránh xa các đồ cay, nóng, các món nướng và rán để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

  • Uống trà: Sau khi dùng trà túi lọc, có thể dùng để đắp vào vết thương, chất tannin có trong túi trà có tác dụng làm giảm cơn đau và giảm viêm

Bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh để điều trị trong một số trường hợp nhiệt miệng nặng, bị loét nhiệt miệng liên tục.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay