Men gan cao ở trẻ ngày càng trở nên phổ biến. Đáng chú ý, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng về số lượng. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh vẫn chủ quan, không biết về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách phòng tránh cho con em mình.
Men gan là 1 loại enzzyme được sản sinh khi 1 tế bào gan chết đi do lão hóa. Khi đó sẽ có một lượng men gan được phóng ra ở nồng độ dưới 40 U/L. Nếu chỉ số này cao hơn 40 U/L, có nghĩa là men gan tăng. Men gan tăng phản ánh tình trạng gan đang bị tổn thương và có thể dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như xơ gan, viêm gan mạn tính, ung thư gan, …
Ở giai đoạn đầu, người bị men gan tăng cao thường không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị. Vì vậy, bố mẹ không nên chủ quan nếu thấy trẻ có những triệu chứng bất thường như sau:
Vàng da: Nếu phụ huynh phát hiện con mình bị vàng da kèm theo triệu chứng màng nhầy trong miệng thì rất có thể con đang bị men gan tăng, phụ huynh cần chú ý đưa con đến bệnh viện thăm khám kịp thời.
Bên cạnh đó, nếu trong gia đình, đặc biệt là bố hoặc mẹ bị các bệnh về gan mật thì càng cần phải lưu ý hơn. Trước và trong quá trình mang thai, cũng như khi em bé ra đời, phụ huynh nên đến bệnh viện thăm khám, gặp bác sĩ để có những tư vấn hữu ích, giúp em bé sinh ra được an toàn, khỏe mạnh.
Phân màu vàng nhạt: Thông thường, các dịch tiêu hóa khi được gan sàng lọc sẽ chảy vào ruột. Nhưng khi gan bị tổn thương dẫn tới tăng men gan, các dịch này sẽ đi ngược vào máu gây đầy bụng, khó chịu và phân có màu nhạt.
Ngứa da: Khi gan phải làm việc quá sức, chức năng gan bị rối loạn, các độc tố không được đào thải ra bên ngoài. Những độc tố này sẽ phát tán qua dạ dày gây ngứa toàn thân hoặc ngứa tại một vùng trên cơ thể tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.
Phù nề: Đây là triệu chứng điển hình của tình trạng bệnh men gan tăng cao. Những độc tố không được sàng lọc và đào thải ra bên ngoài sẽ gây phù thũng, đặc biệt ở mắt các chân, bàn chân.
Các triệu chứng khác: Bên cạnh các triệu chứng nêu trên, trẻ còn có thể bị buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể nếu bị men gan tăng. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có những triệu chứng này vì rất có thể tình trạng bệnh đã ở mức nặng.
Sẩn ngứa là một triệu chứng của men gan cao
Ngày nay, tình trạng men gan cao ở trẻ ngày càng tăng cả về số lượng và độ tuổi. Không chỉ người lớn mới lo lắng về tình trạng men gan tăng, trẻ em hiện nay cũng rất có thể là đối tượng của chứng bệnh này.
Nếu nguyên nhân tăng men gan ở người lớn do thói quen ăn uống, sinh hoạt và một số bệnh lý gây nên thì men gan cao ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu do bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa, hoặc di truyển từ mẹ sang con lúc mang thai.
Trong đó:
Bẩm sinh
Trẻ em bị men gan tăng có thể do yếu tố bẩm sinh hoặc di truyền nếu trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ bị men gan tăng hoặc mắc các bệnh lý về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ.
Môi trường ô nhiễm
Ở những nơi môi trường ô nhiễm, thức ăn bị nhiễm nhiều hóa chất độc hại, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn để thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể. Đây sẽ là nguyên nhân dẫn tới men gan cao ở trẻ do phải làm việc quá sức.
Viêm gan
Nếu người mẹ bị viêm gan A, B hoặc C khi mang thai rất dễ truyền bệnh viêm gan sang cho thai nhi và em bé sinh ra nếu không được tiêm phòng kịp thời sẽ bị mắc viêm gan từ mẹ. Bệnh viêm gan A, B, C đều dẫn tới tình trạng men gan tăng.
Do vậy, nếu người mẹ bị viêm gan A, B hoặc C khi mang thai cần được thăm khám thai thường xuyên và định kỳ để bác sĩ tư vấn cách phòng tránh lấy nhiễm sang thai nhi. Sau khi vừa sinh xong, em bé cần được tiêm phòng ngay trong 24h sau sinh để tránh nguy cơ lây nhiễm viêm gan từ mẹ sang con.
Thuốc kháng sinh
Một số thuốc kháng sinh có tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, làm men gan tăng hơn mức bình thường.
Béo phì
Trẻ em ăn nhiều đạm, dầu mỡ rất dễ bị béo phì dẫn tới gan nhiễm mỡ, men gan tăng.
Sữa công thức
Trong sữa công thức thiếu chất antitrypsin, do đó gan không thể chuyển hóa được hết các chất trong sữa, gây nguy hiểm cho gan của trẻ, cụ thể sẽ bị men gan cao ở trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
Lạm dụng thuốc là một nguyên nhân gây men gan cao ở trẻ em
Những triệu chứng khi trẻ bị men gan tăng đã nêu ở trên có xu hướng nặng hơn về đêm, khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ. Nếu để bệnh kéo dài mà không được chữa trị kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ bị suy gan, thậm chí ung thư gan khi trưởng thành.
Đối với trẻ khỏe mạnh, thực phẩm là nguồn dinh dưỡng giúp trẻ mau lớn. Đối với trẻ bị men gan tăng, thực phẩm không chỉ cung cấp dưỡng chất nuôi sống cơ thể mà còn là những vị thuốc nếu được sử dụng đúng cách. Nó đặc biết quan trọng nếu trẻ mắc men gan tăng ở mức độ nhẹ.
Những thực phẩm mẹ nên cho trẻ ăn:
Những thực phẩm mẹ nên tránh hoặc hạn chế cho trẻ ăn:
Men gan cao ở trẻ thì không nên ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.
Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại: