điều trị bệnh vảy nến thế nào?

điều trị bệnh vảy nến thế nào?

15-11-2013
Sống khỏe

Bệnh vảy nến thường lành tính, không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng tác động xấu đến thẩm mỹ, tâm lý và những hệ luỵ khác.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh vảy nến

Khi mắc vảy nến da đầu, bệnh nhân thường xuyên bị tróc vảy da đầu và khó chịu bởi những mảng vảy nến sưng đỏ đặc trưng. Vảy nến da đầu có thể dai dẳng hơn vảy nến ở những vùng khác trên cơ thể.

Dấu hiệu đặc trưng của vảy nến da đầu là tróc vảy, sưng đỏ từng vùng có ranh giới rõ ràng, thường ở dọc mép tóc, trên trán hoặc sau tai.

Sưng đỏ và ngứa có nhiều mức độ khác nhau. Bệnh vảy nến da đầu nếu không được điều trị sẽ thường làm xuất hiện các miếng vảy màu trắng bạc và bóng. Ngoài ra, nếp gấp của sụn vành tai (sau tai) cũng bị ảnh hưởng.

Tổn thương da đầu do bệnh vảy nến.

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến

Hiện có 3 phương pháp để điều trị bệnh vảy nến, tuỳ theo mức độ mắc bệnh bác sĩ chuyên khoa da liễu chỉ định để đạt hiệu quả trong điều trị.

bệnh vẩy nến

Thuốc uống

Các bác sĩ thường kê đơn các thuốc giúp giảm triệu chứng ngứa, lo âu, thuốc nâng tổng trạng... Thuốc đặc trị cân nhắc cho các trường hợp nặng: biến chứng khớp, vảy nến mủ, đỏ da toàn thân...

Có thể kể đến như thuốc ức chế sự hình thành quá trình miễn dịch (cyclosporin...); thuốc ức chế sự tân sinh (methotrexate...); thuốc chứa chất vitamin A axit (tigason, soriatane…) dùng cho trường hợp vảy nến kháng trị hoặc vảy nến mủ.

Các thuốc này cho kết quả tốt nhưng có tác dụng phụ, nghiêm trọng nhất là gây quái thai nếu có mang thai trong giai đoạn dùng thuốc. Các chế phẩm sinh học chứa chất alefacept và etanercept cũng có tác dụng tốt. Ngoài ra còn có các thuốc khác như hydroxyurea, ester của chất axit fumaric...

Thuốc bôi

Các thuốc giúp lột sừng, tiêu sừng như axit salicylic, AHA, các dẫn xuất của retinoid (tarazotene), ure, dầu cade... Thuốc bôi có chứa các chất corticoid giúp thuyên giảm nhanh triệu chứng ngứa, đỏ.

Các thuốc này nếu dùng lâu sẽ gây teo da, rậm lông, nổi mụn, đỏ da, tăng nguy cơ bội nhiễm (vi trùng, vi nấm, siêu vi trùng) hoặc làm nặng tình trạng bệnh...

Thuốc có chứa chất calcipotriol (một dẫn xuất của vitamin D) giúp ngăn chặn sự tạo vảy, chống viêm, đưa da về trạng thái bình thường.

Chất này cũng đang được xem là chọn lựa đầu tiên cho trị liệu tại chỗ bệnh vảy nến nhưng không được thoa lên mặt vì khả năng gây kích ứng và không được dùng cho phụ nữ có thai.

Quang và quang hoá liệu pháp

Phương pháp này dùng cho bệnh nhân vảy nến dai dẳng hoặc người có diện tích da bệnh khá nhiều (hơn 40% diện tích cơ thể).

Bệnh nhân sẽ được chiếu tia cực tím A sau khi uống psoralen (gọi là PUVA liệu pháp) hoặc phối hợp uống chất retinoid với liệu pháp PUVA hoặc phối hợp thoa hắc ín với chiếu tia B hoặc chiếu tia cực tím B (UVB) đơn độc.

Quang trị liệu có tác dụng ức chế quá trình phân chia và nhân lên của các tế bào thượng bì do tác động trực tiếp của tia UVB lên nhân tế bào và phân tử khác.

Tuy nhiên không phải ai cũng được áp dụng. Người có tiền căn nhạy cảm ánh sáng, đục thuỷ tinh thể, suy gan thận, có các bệnh gắn liền với nguy cơ ung thư da như ngộ độc Arsenic, có các bệnh mà phơi nắng sẽ làm nặng thêm như bệnh lupus ban đỏ, porphyrie hoặc trẻ em dưới 12 tuổi đều không được chỉ định.

Mặc dù không làm bệnh hết hẳn nhưng việc trị liệu sẽ giúp cải thiện chất lượng sống, thuyên giảm các biểu hiện ngoài da, giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng nề, khó chữa.

Không những thế, trị liệu đúng cách còn giúp bệnh nhân giới hạn các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Phòng bệnh thường chỉ nhằm ngăn chặn sự trầm trọng hơn là ngăn bệnh không xảy đến. Bệnh vảy nến là bệnh chưa chữa khỏi hoàn toàn.

Vì vậy tìm hiểu cách sống chung với bệnh là một việc cần thiết, giúp người bệnh có một cuộc sống thoải mái.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay