Câu hỏi:
Tôi đã được nhận đơn thuốc về căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Xin hỏi tôi cần kết hợp chế độ ăn thế nào để ngừa bệnh tốt hơn.
Câu trả lời:
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học giúp bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính kiểm soát các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa diễn tiến nặng và duy trì sức khỏe tốt nhất.
Danh mục thực phẩm cần bổ sung: - Trái cây và rau quả tươi: Nguồn cung cấp vitamin, các khoáng chất cần thiết và chất chống oxy hóa tự nhiên giúp chữa lành và chống viêm hiệu quả. Ví dụ như: củ cải đường, bí, cà rốt, ngô…- Carbohydrate: như ngũ cốc nguyên hạt giúp cung cấp nguồn năng lượng lâu dài.- Protein và chất béo: Protein giúp cơ thể tạo ra các tế bào miễn dịch, chất béo giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và tạo ra vitamin. Ví dụ như thịt bò, thịt lợn, sữa, trứng, các loại cá béo…- Chất xơ: giúp bảo vệ chức năng phổi và làm giảm các triệu chứng hô hấp. Thực phẩm giàu chất xơ gồm: rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi…- Uống đủ nước: Nước rất quan trọng, giúp làm loãng chất nhầy, nhờ đó làm giảm tắc nghẽn đường đi của không khí. Người bệnh nên uống nước lọc, nước ép trái cây, tránh uống chè, cà phê.
Danh mục thực phẩm cần hạn chế:- Muối: Ăn nhiều muối gây ra tình trạng trữ nước, tăng huyết áp, bệnh tim mạch ở người bị COPD.- Rau và cây họ đậu: như tỏi, hành, đậu lăng, súp lơ… có thể tạo khí gas, gây đầy bụng khó tiêu.- Sản phẩm từ sữa: như phô mai, bơ có thể làm chất nhầy đặc hơn.- Cà phê, chocolate: chứa cafein, làm mất dịch cơ thể, dẫn đến mất nước và gây ảnh hưởng xấu đến các loại thuốc điều trị bệnh COPD.- Đồ chiên rán: Chứa nhiều chất béo không lành mạnh, gây đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến hơi thở của người bệnh.Ngoài việc tìm hiểu nên ăn gì và kiêng gì, người bị OPD cần chia nhỏ bữa ăn, nên chế biến nhừ để dễ nhai, tránh phải gắng sức khi ăn, từ đó việc thở cũng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo xây dựng chế độ ăn phù hợp nhất, người bệnh nên thăm khám thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa để theo dõi giai đoạn bệnh cũng như được tư vấn kỹ càng chế độ ăn và chế độ tập luyện.