Bệnh lang ben: bệnh lý da liễu thường gặp

Bệnh lang ben: bệnh lý da liễu thường gặp

04-02-2021

Mọi lứa tuổi đều có thể bị lang ben ở những vị trí phổ biến như ngực, lưng, tay và mặt. Lang ben không gây nguy hiểm tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ bởi các mảng da sáng màu (mất sắc tố).

Lang ben là gì?

Bệnh nhiễm nấm Pityrosporum ovale ngoài da có xu hướng lây lan dễ dàng từ người này sang người khác trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm thông qua con đường tiếp xúc hoặc dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân… được gọi là bệnh lang ben.

Tuy bệnh lang ben không gây nguy hiểm đối với tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, ngoại hình bởi xuất hiện các mảng da sáng màu (mất sắc tố).

Có thể điều trị bệnh lang ben bằng cách đơn giản là dùng loại thuốc kháng nấm bôi ngoài da nhưng bệnh cũng rất dễ tái nhiễm từ đồ dùng hoặc quần áo mang mầm bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh lang ben

Trên bề mặt da, nấm Pityrosporum ovale phát triển tác động vào lớp biểu bì làm sắc tố dưới da thay đổi, tạo nên các vùng da giảm hoặc mất sắc tố (trắng hơn hẳn so với các vùng da xung quanh), đây cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh lang ben.

Một số yếu tố nguy cơ của bệnh lang ben có thể kể đến là:

  • Thời tiết nóng ẩm

  • Ra nhiều mồ hôi

  • Da tăng tiết dầu

  • Suy giảm miễn dịch (HIV, trẻ em sau mắc cúm, sởi…)

  • Thay đổi nội tiết đặc biệt ở tuổi dậy thì, mang thai hoặc sử dụng nội tiết thay thế.

  • Vệ sinh cá nhân kém

Bệnh lang ben Bệnh lang ben có biểu hiện chính là sắc tố dưới da thay đổi, tạo nên các vùng da giảm hoặc mất sắc tố

Dấu hiệu nhận biết bệnh lang ben

Bệnh lang ben sẽ có dấu hiệu nhận biết chính như sau:

  • Xuất hiện các dát từ từ trên da, tăng dần về số lượng và kích thước

  • So với vị trí xung quanh, da có màu khác (có thể sáng hoặc tối hơn), có thể màu trắng, hồng hoặc nâu

  • Vị trí thường gặp: cổ, ngực, lưng và hai cánh tay. Tuy nhiên có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

  • Da có thể gây ngứa, tăng lên khi ra nắng hoặc đổ mồ hôi.

  • Nhiễm nấm men làm da không tiếp xúc được với ánh nắng mặt trời

Đường lây truyền bệnh lang ben

Đường lây truyền của bệnh lang ben là qua đường tiếp xúc da trực tiếp hoặc gián tiếp qua đồ dùng cá nhân:

  • Dùng chung quần áo với người mắc bệnh

  • Dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn mặt, khăn tắm, dao cạo râu…)

Nguy cơ bệnh lang ben xảy ra ở đối tượng nào?

  • Mọi lứa tuổi đều dễ bị mắc bệnh lang ben nhưng chủ yếu gặp ở trẻ em, thiếu niên và thanh niên

  • Người có da nhờn

  • Người đổ mồ hôi nhiều

  • Suy giảm miễn dịch (HIV, AIDS, ung thư điều trị hóa chất, trẻ em sau cúm, sởi…)

  • Thay đổi nội tiết tố (dậy thì, mang thai, sử dụng thuốc tránh thai)

Biện pháp phòng ngừa bệnh lang ben

Có thể phòng ngừa bệnh lang ben bằng một số biện pháp sau đây:

  • Tránh môi trường có nhiệt độ quá cao, môi trường nóng ẩm

  • Không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cường độ mạnh, đặc biệt vào mùa hè

  • Hạn chế ra mồ hôi quá mức, khi lao động hay tập luyện gắng sức cần lau mồ hôi khô

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt với người bệnh bị lang ben, hắc lào.

  • Giặt giũ quần áo, chăn màn thường xuyên

  • Lau người thật khô cho trẻ nhỏ sau khi tắm rồi mới mặc quần áo

Bệnh lang ben Có thể điều trị lang ben bằng thuốc bôi chuyên dùng

Các biện pháp chẩn đoán bệnh lang ben

Dựa vào các triệu chứng và xét nghiệm có thể chẩn đoán được bệnh lang ben.

Triệu chứng

  • Dát nhạt màu hoặc màu thẫm, màu hồng, kích thước từ 4 đến 5mm, khu trú chủ yếu vùng cổ, ngực, lưng và cánh tay

  • Nhìn thương tổn như không có vảy nhưng cạo sẽ có vảy

Xét nghiệm

  • Tìm thấy nấm ở vảy khi soi trực tiếp dưới kính hiển vi

  • Có nhiều sợi nấm và bào tử vách dày được làm rõ trong dung dịch KOH 10%.

  • Nuôi cấy không có giá trị chẩn đoán do nấm Pityrosporum ovale đòi hỏi phải có môi trường đặc biệt và chúng cũng thường có mặt ở da người bình thường.

  • Soi đèn Wood thấy vùng giảm sắc tố do nhiễm nấm và huỳnh quang màu xanh lá cây nhạt

Điều trị bệnh lang ben bằng biện pháp gì?

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc bôi và các loại kem chống nấm. Liên tục trong 1 – 2 tuần, bôi thuốc hàng ngày xung quanh tổn thương. Khi thấy sự nổi gờ và vảy của các đốm thì bệnh đã được điều trị khỏi. Tuy nhiên sau vài tháng thì sự thay đổi màu sắc da ở các tổn thương mới có thể trở lại bình thường.

Có thể sử dụng thuốc chống nấm dạng uống nếu bệnh ảnh hưởng tới nhiều vùng da và diện tích thương tổn lớn. Ví dụ: Ketoconazole 200mg/ngày, uống 7 ngày (cần chú ý chức năng gan khi sử dụng thuốc)

Ở trẻ nhỏ, làn da sẽ nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn nên không thể cho dùng các thuốc chữa bệnh lang ben của người lớn nên cần khám và tư vấn của bác sĩ để được hướng dẫn điều trị cụ thể.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay