10 yếu tố nguy hiểm trong kỳ mang thai

10 yếu tố nguy hiểm trong kỳ mang thai

15-03-2020

Mang thai là thời kỳ mà cơ thể của người mẹ cần đặc biệt chú ý và bảo vệ. Bởi đôi khi chỉ cần những tác động từ bên ngoài cũng mang đến ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của mẹ và bé. Và dưới đây là 10 yếu tố nguy hiểm trong kỳ mang thai mà các mẹ bầu cần quan tâm để phòng tránh.

Hút thuốc

Thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp đến sức khỏe của người hút mà cả người hít khói thuốc thụ động (người xung quanh). Nếu người hút thuốc lá là thai phụ thì sức tàn phá còn lớn hơn vì chất độc của thuốc lá sẽ đi theo máu và trực tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi mẹ hút thuốc, CO sẽ thế vị trí của oxy trong máu, làm cho máu nuôi thai nhi bị giảm oxy đột ngột. Đặc biệt, do máu luôn tuần hoàn, nên có thể khiến thai nhi không thể hoạt động bình thường ít nhất một tiếng sau khi mẹ hút thuốc.

Ngoài ra, chất nicotin trong thuốc lá cũng làm suy giảm chuyển động hô hấp của trẻ. Và dù là hút trực tiếp hay hút thuốc lá thụ động cũng sẽ gây tác hại xấu cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Sinh non, tăng nguy cơ bị SIDS, và thai chết lưu là những hậu quả có thể gặp nếu người mẹ thường xuyên hút thuốc lá trong kì mang thai.

Yếu tố nguy hiểm trong kỳ mang thai: Rượu

mang thai Thuốc lá không chỉ đem lại tác hại cho không chỉ người hút mà cả người hít khói thuốc thụ động

Sử dụng rượu bia hay những đồ uống có cồn và chất kích thích tinh thần là một tỏng những yếu tố nguy hiểm trong kỳ mang thai. Những chất này đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Uống rượu trong thời kỳ mang thai có thể khiến sản phụ mắc phải hội chứng rượu bào thai, bao gồm các triệu chứng như cân nặng khi sinh thấp, các vấn đề y tế, và hành vi bất thường.

Hơn thế nữa, việc uống rượu bia khi mang thai còn khiến trẻ mắc phải một số dị tật bẩm sinh không mong muốn như các vấn đề phát triển trí não, chiều cao và cân nặng không đạt chuẩn,…

Nếu mẹ sử dụng rượu bia mà không biết mình mang thai, hãy đến các cơ sở y tế thăm khám và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh để đảm bảo nhanh chóng xử lý những bất thường một cách hiệu quả nhất. 

Đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói qua hotline: 0919 645 271 hoặc điền vào form dưới đây

Caffeine

Có nhiều nghiên cứu trái ngược nhau về caffeine và việc mang thai. Một số người tin rằng caffeine không có hại như người ta vẫn thường "đồn đại" và thậm chí có thể làm thia phụ tỉnh táo, thai nhi khỏe mạnh.

Tuy nhiên, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo không nên tiêu thụ cà phê hoặc bất cứ thực phẩm nào có chứa caffeine trong thời kỳ mang thai. Caffeine đã được chứng minh là ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi và thời gian tỉnh táo (bào thai phát triển khi ngủ).

Caffein có trong cà phê thực sự là một yếu tố nguy hiểm trong kỳ mang thai khi nhà sản xuất thường thêm các hóa chất bổ sung. Caffeine cũng có thể làm tăng nguy cơ của vết rạn da. Nếu bỏ uống cà phê đột ngột có thể gây ra đau đầu, nên hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên giảm dần số lượng tiêu thụ trước khi đột ngột bỏ hẳn.

Các loại thuốc và các thảo dược

Trong thời kỳ mang thai, việc sử dụng thuốc hay thảo dược là vấn đề cực kỳ quan trọng vì nếu sử dụng thuốc không đúng có thể gây ra những tổn hại cho cả sản phụ lẫn thai nhi.

yếu tố nguy hiểm trong kỳ mang thai Tuyệt đối không được tự ý uống bất kì loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ

Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và thậm chí là thuốc điều trị bệnh có thể là yếu tố nguy hiểm trong kỳ mang thai, làm tăng nguy cơ dị tật ở bào thai. Đối với những trường hợp bất khả kháng phải sử dụng thuốc để điều trị bệnh thì cần nhận được chỉ định của các bác sĩ, sử dụng đúng liều lượng và đúng thời gian. 

Lưu ý: Thai phụ tuyệt đối không được tự ý uống bất kì loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ kể cả là thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm đau.

Thiếu dinh dưỡng

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện. Mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ vi chất để em bé được khỏe mạnh. Thiếu bất cứ một chất nào trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể là yếu tố nguy hiểm trong kỳ mang thai. Đặc biệt:

  • Mẹ cần tiêu thụ đủ axit folic để hạn chế dị tật liên quan đến ống thần kinh. 

    Các loại rau lá, nước cam, và các loại đậu là một số nguồn tự nhiên của axit folic.

  • Các bác sĩ đề nghị sản phụ cần ít nhất 400 - 1000 microgram vitamin B mỗi ngày, bắt đầu từ một tháng trước khi mang thai và trong suốt toàn bộ thai kỳ.

Ngoài ra, thai phụ cũng cần bổ sung khoảng 2.5 - 3 lít nước mỗi ngày để cơ thể không bị mất nước hụt hơi.

Lười tập thể dục

Không tập thể dục hoặc quá ít vận động cũng là một trong những yếu tố nguy hiểm trong kỳ mang thai. Việc tập thể dục với cường độ vừa phải có thể cải thiện trạng thái tinh thần của người mẹ và có thể tăng lưu lượng oxy cho thai nhi.

Tuy nhiên, tập luyện với cường độ cao và quá gắng sức có thể gây nguy hiểm. Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên giảm cường độ tập thể dục của bạn trong thời gian mang thai. Các hoạt động như đi bộ, bơi lội, yoga là những hành động được phổ biến.

Yếu tố nguy hiểm trong kỳ mang thai Tập yoga nhẹ nhàng giú mẹ bầu cảm thấy thư thái hơn

Không chăm sóc trước khi sinh

Đi khám bác sĩ thường xuyên rất quan trọng cho sự phát triển của bé. Cơ thể trải qua nhiều thay đổi trong quá trình mang thai, và có nhiều yếu tố có thể tác động đến thai nhi mà mẹ nên biết.

Không khám thai thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ có thể là một yếu tố nguy hiểm trong kỳ mang thai, khi các nguy cơ không được phát hiện sớm và có ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ lưu ý, cần khám thai theo chỉ định của bác sĩ và thăm khám khi có những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ. Mặc dù một số dấu hiệu có thể được hoàn toàn bình thường, trong khi các dấu hiệu cảnh báo khác có thể không. Khám bệnh thường xuyên giúp đảm bảo rằng em bé của bạn sẽ được sinh ra khỏe mạnh.

Tiếp xúc với hóa chất

Trong thời gian mang thai, mẹ nên giảm tiếp xúc với hóa chất không tự nhiên, đặc biệt là thuốc trừ sâu trong thực phẩm. Mẹ nên sử dụng những thực phẩm hữu cơ, hoặc sử dụng rau trồng tại nhà đảm bảo không hóa chất.

Sử dụng thực phẩm có hóa chất có thể làm gia tăng nguy cơ ngộ độc và ảnh hưởng đến em bé, là một trong nhiều yếu tố nguy hiểm trong kỳ mang thai.

Với những hoa quả, rau củ khác, biện pháp phòng ngừa đơn giản nhất cần làm trước khi tiêu thụ rau hoặc trái cây là rửa thật kỹ lưỡng. Ngoài ra, loại bỏ vỏ bề mặt bên ngoài của các loại sẽ tốt hơn vì hầu hết các thuốc trừ sâu sẽ phần còn lại bên ngoài của các loại rau hoặc trái cây.

Tuổi của người mẹ

Đối với phụ nữ thì tuổi tác cũng là một trong số những yếu tố nguy hiểm trong kỳ mang thai, mẹ càng lớn tuoir thì tính nguy hiểm càng tăng. Thường sau 30 tuổi thì khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm dần dẫn đến việc khó có con hơn và đối mặt với nhiều vấn đề sinh sản hơn.

Đối với phụ nữ ngoài 35 thì quá trình sinh nở cũng có nhiều nguy cơ hơn và phải sử dụng nhiều biện pháp can thiệp y học như thúc chuyển dạ, gây tê ngoài màng cứng, kẹp forceps..

Còn với thai nhi thì nguy cơ chết lưu cũng cao hơn khi người mẹ bước vào độ tuổi 35 trở lên. Theo đó, cứ 440 bà bầu mang thai trong độ tuổi từ 35 trở lên thì có 1 trường hợp thai bị chết lưu, còn đối với những bà mẹ trẻ (dưới 30) thì tỷ lệ này chỉ có 1/1000.

Bên cạnh đó biến chứng Down ở trẻ cũng thường gặp ở những mẹ bầu lớn tuổi. Tỷ lệ trẻ mắc Down khi mẹ trên 35 tuổi là 1/400, 1/109 đối với các bà mẹ tuổi 40 và 1/32 đối với các bà mẹ 45 tuổi.

yếu tố nguy hiểm trong kì mang thai Đối với phụ nữ thì tuổi tác cũng là một trong số những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mang thai

Căng thẳng quá mức khi mang thai

Điều quan trọng nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn đó là việc người mẹ luôn phải giữ trạng thái tinh thần thoải mái nhất, tránh căng thẳng quá mức. Bởi chỉ cần một động tĩnh nhỏ trong trạng thái tinh thần của người mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường bên trong thay đổi, dẫn đến thay đổi trong cơ thể bé.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng việc người mẹ thường xuyên căng thẳng, lo âu hay ưu phiền sẽ làm cho hành vi, tính cách và nhận thức của đứa trẻ cũng bị thay đổi khi chào đời. Nguy hiểm hơn nếu người mẹ thường xuyên bị stress sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc phải các bệnh như tăng động, tự kỷ, chậm nói,… Vì vậy, tinh thần không thaoir mái và cảm giác quá mệt mỏi của người mẹ chính là một yếu tố nguy hiểm trong kỳ mang thai.

Bên canh đó việc căng thẳng quá mức còn dẫn đến tình trạng thiếu oxy máu của thai nhi và ảnh hưởng trực tiếp đến các thành tố trong máu và dinh dưỡng cho trẻ. Chính điều này có thể khiến trẻ mắc phải các dị tật bẩm sinh không mong muốn.

Thời kỳ mang thai là giai đoạn tương đối nhạy cảm đối với các chị em phụ nữ nên mọi người cần có một sự chuẩn bị thật tốt với tinh thần thật thoải mái để có một kỳ dưỡng thai an toàn và thật khỏe mạnh.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh - Trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe 5*
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay