Cấp cứu: 1900 636 555

024 7300 8866

  |  

Gây tê ngoài màng cứng: Phương pháp giảm đau trong chuyển dạ

Sự đau đớn trong quá trình sinh nở đã trở thành nỗi ám ảnh đối với bất kì người phụ nữ nào đã và sắp trở thành mẹ. Với sự phát triển của y học hiện đại, phương pháp gây tê ngoài màng cứng đã ra đời và được ví von giống như một phương pháp “đẻ không đau” giúp cho cuộc chuyển dạ thoải mái hơn.

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp gì?

Kỹ thuật gây tê vùng được thực hiện bằng cách đưa thuốc tê vào bên trong khoang ngoài màng cứng để ức chế dẫn truyền thần kinh tại một vùng nhất định trên cơ thể do các rễ thần kinh chi phối, được gọi là gây tê ngoài màng cứng.

Phương pháp này được thực hiện bởi bác sĩ gây mê và được áp dụng để xóa đi đau đớn gây ra bởi sự co tử cung và giãn cổ tử cung trong quá trình chuyển dạ.

Vào tuần thứ 34 – 36 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ gây mê khám và đánh giá xem có thích hợp với phương pháp gây tê ngoài màng cứng hay không, đồng thời được bác sĩ giải thích gây tê ngoài màng cứng là gì và tác dụng phụ của nó.

gây tê ngoài màng cứng

Quy trình gây tê ngoài màng cứng giúp thai phụ “đẻ không đau”

Khi thai phụ lựa chọn gây tê ngoài màng cứng ngay từ đầu trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ gây mê sẽ đợi đến khi cổ tử cung mở từ 3cm để khám lại một lần nữa để xem mẹ bầu có hay không các chống chỉ định của gây tê rồi mới bắt đầu thực hiện gây tê.

Các bước thực hiện gây tê ngoài màng cứng bao gồm:

  • Bước 1: Bác sĩ hướng dẫn thai phụ nằm ở tư thế nghiêng, người cuộn tròn hoặc ngồi ở mép giường
  • Bước 2: Mẹ bầu được kỹ thuật viên sát trùng vùng lưng
  • Bước 3: Bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ vùng lưng dưới của thai phụ – nơi đặt kim chuyên chuyên dụng cho ngoài màng cứng. Kim chuyên dụng nay cho phép luồn 1 catheter rất mảnh vào khoang ngoài màng cứng.
  • Bước 4: Bác sĩ luồn ống thông catheter qua kim chuyên dụng, thực hiện rút kim và cố định catheter nối với 1 bơm tiêm điện để duy trì thuốc tê liên tục cho đến khi thai phụ sinh em bé.
  • Bước 5: Bác sĩ gây mê tiêm thuốc tê thử nghiệm nhằm xác định vị trí ngoài màng cứng tại cột sống
  • Bước 6: Tiến hành đưa vào vùng khoang ngoài màng cứng đầy đủ lượng thuốc tê cần thiết. Mẹ và thai nhi vẫn được theo dõi liên tục trong quá trình gây tê vùng. Sản phụ sẽ tạm thời mất đi cảm giác đau ở vùng lưng chậu nhưng vẫn có thể cử động chân, nửa thân trên sau khi gây tê và trong suốt quá trình chuyển dạ sinh con vẫn giữ được ý thức tỉnh táo.
  • Bước 7: Trong toàn bộ quá trình sinh, sản phụ vẫn tiếp tục được truyền đủ liều lượng thuốc tê chuẩn.
  • Bước 8: Ống truyền sẽ được tháo bỏ một cách nhẹ nhàng, không gâu đau đớn cho sản phụ khi quá trình sinh kết thúc. Với những mẹ bầu sinh mổ, ống truyền vẫn được giữ lại để kiểm soát cơn đau hậu phẫu.
gây tê ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng sử dụng ống thông catheter qua kim chuyên dụng để duy trì thuốc tê

Gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng tới em bé không?

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp an toàn đối với trẻ sơ sinh. Bởi lẽ, so với các phương pháp khác, phương pháp này chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh (cảm giác đau), thuốc được tiêm trực tiếp vào rễ dây thần kinh, hạn chế tối đa nồng độ thuốc trong máu nên không làm ảnh hưởng gì tới thai nhi.

Gây tê ngoài màng cứng làm hết đau hoàn toàn không?

Sau khi gây tê ngoài màng cứng khoảng 10 phút, cơn đau do cơn co tử cung sẽ giảm đi nhiều và dễ chịu hơn (kéo dài cả đến khi khâu tầng sinh môn).

Sẽ có khoảng 1 trong 20 sản phụ chỉ giảm đau 1 bên cơ thể hoặc ít giảm đau… sau khi gây tê nên bác sĩ gây mê sẽ thực hiện thêm một thủ thuật nào đó để đảm bảo hiệu quả giảm đau tốt hơn.

Cho dù gây tê ngoài màng cứng hoạt động tốt thì đến cuối cuộc chuyển dạ mẹ bầu vẫn sẽ cảm nhận thấy cảm giác tức nặng lên vùng hậu môn, âm đạo và đó là động lực để rặn đẩy em bé ra ngoài.

Tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng

Trong thời gian gây tê, sản phụ sẽ có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Phổ biến nhất là:

  • Tê bì, nặng chân, thường gặp và hết sau khi dừng thuốc
  • Tụt huyết áp khiến sản phụ chóng mặt, buồn nôn thoáng quá và dễ dàng điều trị
  • Cảm giác run lạnh sẽ tự hết

Ngoài ra sản phụ còn gặp phải những biểu hiện khác như:

  • Sẽ có 1/100 sản phụ đau đầu sau gây tê, xuất hiện khi ngồi dậy, mất đi khi nằm. Tình trạng đau đầu nhẹ sẽ tồn tại dưới 7 ngày và tự hết, nếu sản phụ bị khó chịu bởi đau đầu, bác sĩ gây mê sẽ lên kế hoạch điều trị cho mẹ bầu.
  • Tại vị trí gây tê sẽ bị đau lưng nhưng sẽ tự hết sau một vài ngày, tuy nhiên nguyên nhân của đau lưng lâu dài sau sinh không phải vì gây tê ngoài màng cứng.
  • Vùng nào đó ở chân bị tê hoặc mất cảm giác: không phổ biến và hầu như sẽ hết sau khoảng 3 – 6 tháng. Vấn đề này xảy ra đối với cả những sản phụ sinh con không gây tê ngoài màng cứng.
Gây tê ngoài màng cứng

Tê bì, nặng chân sau gây tê ngoài màng cứng rất phổ biến, không đáng lo ngại

Đối tượng chống chỉ định đối với phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng không áp dụng đối với những đối tượng sau:

  • Sản phụ không có nhu cầu cần giảm đau
  • Sản phụ tới phòng sinh quá muộn và không còn đủ thời gian để gây tê ngoài màng cứng có tác dụng cũng như không cần nhờ tới gây tê ngoài màng cứng để trải qua các cơn co tử cung
  • Sản phụ có nhiễm trùng toàn thân hoặc tại chỗ
  • Người bị dị ứng thuốc tê
  • Người bị rối loạn đông chảy máu, sử dụng thuốc chống đông
  • Người mắc vấn đề thần kinh, có bất thường ở cột sống, dị tật vùng cột sống, đã từng phẫu thuật vùng cột sống hoặc có nhiễm trùng vùng lưng gây tê.

Đối với những mẹ bầu bị chống chỉ định với kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng vì bác sĩ sẽ lựa chọn những cách gián tiếp khác để giảm đi cảm giác đau đớn cho mẹ trong quá trình chuyển dạ.

Gây tê ngoài màng cứng – “Đẻ không đau” tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Hiện nay, kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng đã và đang được triển khai áp dụng cho các ca sinh thường tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc.

Lựa chọn “đẻ không đau” tại Bệnh viện Hồng Ngọc, mẹ bầu sẽ được gây tê với đội ngũ bác sĩ gây mê hồi sức giỏi chuyên môn, từng được đào tạo tại Pháp. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị hiện đại hỗ trợ tính toán liều thuốc tê phù hợp cho từng sản phụ để giảm đau, đảm bảo ca sinh thành công. Chính vì vậy, các mẹ không cần phải lo lắng khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng hỗ trợ quá trình chuyển dạ.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc còn triển khai dịch vụ Thai sản và Sinh con trọn gói có chất lượng vượt trội, chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé trước, trong và sau sinh với mong muốn mang lại cho mẹ bầu sức khỏe tốt nhất để quá trình vượt cạn an toàn và nhẹ nhàng hơn.

  • Đội ngũ bác sĩ giỏi đến từ các bệnh viện lớn như Bệnh viện phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội.
  • Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, được nhập khẩu đồng bộ, đem đến kết quả thăm khám chính xác, như: máy siêu âm Voluson E8 (GE – Mỹ) tích hợp nhiều công nghệ thông minh, giúp phát hiện sớm và chính xác các bất thường thai nhi; Moniter theo dõi sản khoa Phillips Avalon với độ chính xác cao giúp theo dõi tim thai và cơn co tử cung…
  • Đội ngũ y tá, lễ tân, điều dưỡng tận tâm, chuyên nghiệp
  • Phòng lưu viện tiêu chuẩn 5 sao, không gian sang trọng, tiện nghi với nhiều lựa chọn từ phòng đơn, đôi, dulexe, tổng thống… 
  • Giảm đau cho mẹ bằng kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng hiện đại, đặc biệt chi phí gây tê đã được tính luôn trong gói thai sản, mẹ bầu hoàn toàn yên tâm vì sẽ không phát sinh thêm chi phí. 
  • Trẻ được da kề da 90 phút và được bú sữa mẹ ngay sau khi sinh theo đúng quy trình chuẩn Nuôi con bằng sữa mẹ của Bộ Y tế. 

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

    Bài viết liên quan