Ợ hơi buồn nôn khi mang thai là triệu chứng khá phổ biến ở các mẹ bầu, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu. Dù không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài quá lâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy do đâu mà có tình trạng này? Làm cách nào để khắc phục tình trạng buồn nôn khi mang thai? Các mẹ cùng tham khảo những chia sẻ sau nhé!
Tình trạng ợ hơi buồn nôn khi mang thai xảy ra có thể từ nguyên nhân sinh lý bên trong cơ thể hoặc do nguyên nhân bệnh lý.
Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý, ợ hơi buồn nôn cũng có thể do mẹ mắc các bệnh lý liên quan hệ tiêu hóa. Có thể kể như: viêm dạ dày, vi khuẩn HP, ung thư dạ dày, trào ngược dạ dày,… Lúc này, mẹ nên thăm khám sớm để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ợ hơi buồn nôn khi mang thai là tình trạng khá phổ biến của mẹ bầu
Khi mang thai, tử cung sẽ lớn lên và gây sức ép đến dạ dày. Ợ hơi là tình trạng khí ở trong dạ dày được đẩy lên cơ thắt giữa thực quản và dạ dày, sau đó thoát ra bằng đường miệng.
Một số phụ nữ khi có thai sẽ trở nên nhạy cảm với mùi. Do đó sẽ xuất hiện chứng ợ hơi, buồn nôn, ợ chua,… Tình trạng này cũng khá phổ biến nên chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu đi kèm với những triệu chứng như đau rát thượng vị, đầy bụng, khó tiêu thì các mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn và khắc phục kịp thời. Đây có thể là ợ hơi buồn nôn do các bệnh lý như đã đề cập ở trên.
Có thể bạn quan tâm:
Ợ hơi buồn nôn khi mang thai thực chất không quá nguy hiểm nhưng nó lại gây cho mẹ cảm giác khó chịu, ăn uống ít đi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Có nhiều cách để khắc phục tình trạng này. Mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau:
Để tăng cường sức khỏe cũng như hạn chế tình trạng ốm nghén, ợ hơi khi mang thai, mẹ phải nên xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học như:
Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày là giải pháp cải thiện ợ hơi buồn nôn khi mang thai cho mẹ bầu
Bên cạnh chế độ sinh hoạt, mẹ cũng cần để tâm tới việc ăn uống, dinh dưỡng của mình như:
Nếu không muốn dùng thuốc để điều trị, mẹ có thể tập các bài tập như yoga, thiền, xoa bóp. Dù xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý thì những phương pháp này cũng đều rất hữu ích.
Một lưu ý cho mẹ là khi yoga hoặc thiền, mẹ nên lựa chọn những trung tâm uy tín. Nơi có đội ngũ chuyên gia tay nghề cao và hướng dẫn riêng cho bà bầu. Nếu mẹ muốn xoa bóp hay massage, hãy lựa chọn những cơ sở trị liệu có cơ sở vật chất cũng như kỹ thuật đáng tin cậy. Nếu muốn thực hiện ngay tại nhà cũng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Ăn nhiều rau xanh giúp hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ bầu
Bên cạnh những bài tập, mẹ có thể dùng những thảo dược tự nhiên để thanh nhiệt, giảm tiết axit dạ dày để cải thiện tình trạng này.
Nếu tình trạng này nặng hơn hoặc đau dạ dày thai kỳ thì hãy gặp bác sĩ để được điều trị phù hợp. Tùy vào tình trạng ợ hơi mà mẹ sẽ được kê một số loại thuốc để kiểm soát cơn buồn nôn như vitamin B6, thuốc chống nôn, thuốc kháng axit, doxylamine.
Mẹ lưu ý chỉ sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều. Cũng không được tự mua thuốc, nhất là những loại thuốc giảm đau, thuốc chống nôn domperidon. Những loại thuốc này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Có thể bạn quan tâm:
Chứng ợ hơi buồn nôn khi mang thai khiến mẹ khá khó chịu và bất tiện trong suốt thai kỳ. Bên cạnh việc tìm cách khắc phục, vẫn còn một số điều về triệu chứng này mẹ cần biết.
Chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi buồn nôn khi mang thai có nguy hiểm không?
Phần lớn những bà bầu bị ợ hơi, buồn nôn, chứng bụng đều xuất phát từ nguyên nhân sinh lý. Tình trạng này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé mà chỉ là những dấu hiệu bình thường khi mang thai.
Tuy nhiên, nếu mẹ bị ợ hơi liên tục khi mang thai thì đây không còn là triệu chứng bình thường. Nếu như chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn kéo dài, chán ăn, mệt mỏi thì có thể do nguyên nhân bệnh lý. Trường hợp này mẹ cần gặp bác sĩ ngay để xác định tình trạng cơ thể mình và được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con.
Ợ hơi buồn nôn khi mang thai 3 tháng cuối nên làm gì
Ở 3 tháng cuối dấu hiệu buồn nôn có thể là do sự phát triển của thai nhi nhanh ép lên bụng mẹ. Cảm giác tiêu hóa của mẹ bầu càng khó chịu hơn. Nếu ợ hơi, buồn nôn kèm tiêu chảy không thuyên giảm trong ngày đầu tiên. Lúc này, mẹ nên tới bệnh viện khám để đảm bảo an toàn. Nhất là thời điểm tháng cuối cần thận trọng khi có dấu hiệu này.
Ợ hơi xì hơi khi mang thai
Nhiều bà bầu tâm sự họ thường đầy bụng, ợ hơi, xì hơi khi mang thai. Nhất là trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những hiện tượng bình thường khi mang thai. Nguyên nhân là do sự gia tăng progesterone, tử cung phình lên chèn ép vào dạ dày làm dạ dày phình lên.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể áp dụng các biện pháp như:
Sữa chua hỗ trợ tiêu hóa giúp giảm chứng ợ hơi xì hơi khi mang thai
Nếu các mẹ đang băn khoăn tìm kiếm địa chỉ chăm sóc sức khỏe thai kỳ đồng thời giải đáp những thắc mắc trong quá trình mang thai thì Khoa sản Bệnh viện Hồng Ngọc là một lựa chọn tin cậy.
Bệnh viện Hồng Ngọc thuộc TOP 3 bệnh viện tư nhân có dịch vụ thai sản tốt nhất Hà Nội. Trải qua 18 năm phát triển, bệnh viện đã xây dựng được thương hiệu uy tín, chiếm trọn niềm tin của khách hàng. Sở dĩ có được kết quả như vậy là bởi bệnh viện luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị y tế, nâng cao chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ.
Với những ưu điểm vượt trội về dịch vụ, bệnh viện đã trở thành địa chỉ được đông đảo khách hàng lựa chọn. Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tự hào khi đã chào đón 35.000 em bé ra đời khỏe mạnh trong niềm hạnh phúc của các bậc cha mẹ.
Vì thế, nếu mẹ có bất cứ băn khoăn gì khi mang thai, hay có dấu hiệu như ợ hơi buồn nôn khi mang thai kéo dài thì có thể tới thăm khám tại khoa Sản của Bệnh viện Hồng Ngọc. Chắc chắn mẹ sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời, hài lòng và an tâm trong suốt thai kỳ.
Đăng ký nhận tư vấn thai sản trọn gói tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.