viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay và những điều cần biết

11-11-2024
Cơ xương khớp

Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay là tình trạng đau nhức, hạn chế vận động vùng cổ tay, ngón cái. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh lý và điều trị thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng xem thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Khái niệm: Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay (hay còn gọi là hội chứng de Quervain) là tình trạng đau nhức vùng gân tại vị trí gốc ngón cái của tay, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc xoay cổ tay, cầm, nắm đồ vật hoặc bất kỳ một hoạt động gì liên quan đến tay cũng gây đau đớn, khó chịu.

Triệu chứng viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay có thể xảy ra từ từ hoặc diễn ra đột ngột khiến cơn đau lan đến ngón cái, cổ tay và cánh tay. Người bệnh sẽ thấy khó chịu khi hoạt động tay, đặc biệt là ngón cái thông qua một số triệu chứng cụ thế:

  • Ngón tay cái sưng và đau
  • Ngón cái khó cử động và cứng cổ tay khi cầm, nắm, xách vật nặng
  • Đau mặt sau ngón cái, đau lên gân cổ tay và cánh tay
viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay gây đau nhức

Nguyên nhân viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Cấu trúc của gân chính là những sợi dây liên kết với xương, khi người bệnh thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự lặp đi lặp lại của cổ tay và ngón cái như như: làm vườn, chơi golf, chơi thể thao cầm vợt, nâng, xách vật nặng khiến hai gân này trượt trong một hầm bao gân, từ đó có thể gây kích ứng làm cho bao gân sưng, đau,..

Tuy nhiên, đó chưa phải là nguyên nhân chính xác bởi còn có một số nguyên nhân khác có thể gây viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay:

  • Gặp chấn thương trực tiếp tại cổ tay, ngón cái hoặc gân trong sinh hoạt và lao động
  • Người bệnh gặp tình trạng viêm khớp, viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam bởi trong quá trình mang thai hoặc chăm sóc trẻ liên tục phải sử dụng lực của ngón cái cũng là yếu tố gây viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Chẩn đoán và điều trị viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Bác sĩ chẩn đoán viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay bằng cách ấn lên ngón trái và xem phản ứng đau của người bệnh. Đồng thời, thực hiện thử nghiệm Finkelstein, người bệnh sẽ gập ngón tay cái vào lòng bàn tay và gập các ngón tay khác lên ngón tay cái, sau đó uốn cong cổ tay về phía ngón tay út. Nếu người bệnh cảm thấy đau ở vùng gân dạng dài và gân duỗi ngắn ở gốc ngón cái có thể bị viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay.

viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Thử nghiệm Finkelstein giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay.

Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp giúp người bệnh giảm đau, duy trì khả năng vận động của ngón cái và ngăn ngừa tái phát viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay tùy vào tình trạng của người bệnh. Trong đó có các phương pháp điều trị phổ biến như:

Điều trị bằng thuốc: Người bệnh có thể sử dụng nhóm thuốc giảm đau, giảm sưng không kê đơn ibuprofen hoặc naproxen. Với một số trường hợp tình trạng đau dữ dội, bác sĩ khuyến nghị tiêm thuốc corticosteroid vào bao gân để giảm sưng, đau. Đa số người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn sau 6 tháng điều trị và sau 1 lần tiêm thuốc corticosteroid.

Điều trị bằng nẹp và vật lý trị liệu: Người bệnh gặp khó khăn trong vận động ngón cái, đau liên tục, bác sĩ có thể sử dụng thanh nẹp để cố định ngón cái và cổ tay trong vòng 4 – 6 tuần, kết hợp bài tập vật lý trị liệu giúp hồi phục vận động ngón cái do viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay.

viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay

Nẹp cố định ngón tay cái và cùng cổ tay giúp giảm đau, phục hồi vận động do viêm gân mỏm trâm quay cổ tay

Phẫu thuật viêm gân mỏm trâm quay cổ tay: Khi các phương pháp bảo tồn không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm giải phóng bao gân giúp gân và ngón cái hoạt động trơn tru hơn. Sau phẫu thuật người bệnh cần thực hiện bài tập vật lý trị liệu nhằm tăng cường vận động cho ngón cái, cổ tay an toàn, hiệu quả và nhanh chóng.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể chủ động thực hiện biện pháp như: chườm lạnh, tập cử động ngón cái, hạn chế vận động, dùng nhiều lực ngón cái để giảm đau và ổn định hơn trong quá trình điều trị.

Bài viết đã cung cấp thông tin liên quan đến triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị giúp người bệnh hiểu hơn về tình trạng viêm gân mỏm trâm quay cổ tay. Nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến tình trạng trên hoặc cần tư vấn cụ thể hơn về cách điều trị hãy liên hệ ngay Chuyên khoa Cơ xương khớp tại BVĐK Hồng Ngọc qua số hotline 0889621046 để được hỗ trợ nhanh nhất.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay