Bệnh nhân ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì, nên ăn gì?

13-04-2023

Ung thư tuyến giáp chiếm đến khoảng 90% các trường hợp ung thư nội tiết. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh, vì vậy bệnh ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì sẽ là nội dung được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh ung thư tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết ở cổ họng, có vai trò sản xuất hormone tuyến giáp (thyroxine - T4 và triiodothyronine - T3), điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Hiện tượng xuất hiện các tế bào tuyến giáp ác tính hình thành một khối nhân bên trong nhu mô tuyến giáp gọi là ung thư tuyến giáp.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư tuyến giáp gồm di truyền, tiếp xúc với tia X hoặc tiền sử điều trị bằng nhiều i-ốt, đặc biệt là ở những khu vực nghèo khó thiếu i-ốt.

Các triệu chứng chính của bệnh ung thư tuyến giáp bao gồm khối u trên cổ, khó nuốt, khó thở, giọng nói thay đổi, và các triệu chứng do tăng hormone giáp, như lo lắng, sợ hãi, giảm cân, hồi hộp, run tay, đổ mồ hôi và mất ngủ.

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì Khối u bất thường xuất hiện trong nhu mô tuyến giáp

Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường không xuất hiện rõ ràng khiến cho người bệnh không thể nhận biết. Đa phần bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm là do người bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ và có sử dụng các phương pháp siêu âm, chẩn đoán hình ảnh vùng cổ và tình cờ phát hiện các khối u bất thường tại tuyến giáp.

Có đến 90% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt nếu được điều trị sớm và điều trị với phác đồ cá thể hóa. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán kịp thời, ung thư tuyến giáp có thể di căn xa đến các bộ phận khác như gan, phổi,... qua đường mạch máu.

Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Theo ThS.BS Hà Lương Yên, khoa Nội tiết, BVĐK Hồng Ngọc, bệnh nhân ung thư tuyến giáp thường gặp tình trạng suy dinh dưỡng do lượng hormone tuyến giáp thay đổi làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể hoặc do ảnh hưởng của chính phương pháp điều trị.

Điều này dẫn đến giảm hấp thu chất dinh dưỡng và sự đồng hóa các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.

Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm sàng và Chuyển hóa châu Âu (ESPEN) đã cảnh báo về tình trạng suy dinh dưỡng có thể dẫn đến suy mòn - một biểu hiện nghiêm trọng của ung thư khiến cho bệnh nhân suy giảm nhiều chức năng cơ thể bao gồm: cân nặng, cơ xương khớp, khô hấp,...

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên được tư vấn để xây dựng một chế độ dinh dưỡng ngay từ thời điểm chẩn đoán bệnh. Sự can thiệp dinh dưỡng giúp cải thiện các chỉ số dinh dưỡng và thành phần cơ thể. Đồng thời phương pháp này cũng làm giảm nhẹ hoặc chống lại một số triệu chứng do ung thư hoặc do phương pháp điều trị ung thư gây ra.

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì Chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp nên đi kèm tư vấn về chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?

Chế độ ăn kiêng không được khuyến khích đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp do những lo ngại về biểu hiện suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một số thực phẩm gây tác động không tốt đến chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh.

Vậy bệnh nhân ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe?

Các loại thực phẩm chứa I-ốt

I-ốt là một nguyên tố khoáng chất quan trọng trong sản xuất hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, trong trường hợp ung thư tuyến giáp, kiểm soát lượng i-ốt trong cơ thể là rất quan trọng. Do đó, bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần hạn ăn các loại thực phẩm giàu i-ốt như cá ngừ, tôm hùm, sò điệp, rong biển, tảo biển và muối i-ốt.

Trường hợp bệnh nhân được khuyến khích bổ sung i-ốt cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ với hướng dẫn liều lượng cụ thể. Việc bổ sung i-ốt không đúng liều lượng sẽ làm rối loạn chức năng tuyến giáp.

Các loại thực phẩm chứa glucosinolates

Glucosinolates là hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại rau củ quả và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tuyến giáp. Do đó, bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần hạn chế ăn các loại rau cruciferous như cải bó xôi, cải thảo, cải xoăn và bông cải xanh.

Thực phẩm có chứa chất kích thích

Các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như caffeine, theophylline và theobromine có thể làm tăng mức độ hoạt động của tuyến giáp. Vì vậy, người bệnh ung thư tuyến giáp pgari tránh xa các loại nước uống có gas, bia rượi và các đồ uống, thực phẩm khác có chứa các chất kể trên.

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn gì?

Bên cạnh các thực phẩm cần hạn chế, bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn gì cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Quá trình điều trị ung thư tuyến giáp có thể gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Người bệnh cần được bổ sung một số thực phẩm để giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và giảm mức độ hấp thụ hormone tuyến giáp. Vì vậy, bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, quả và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì Các loại hạt có tác dung tốt đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa selen

Selen là một khoáng chất quan trọng giúp bảo vệ tuyến giáp khỏi sự tổn thương và hỗ trợ chức năng của nó. Do đó, bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu selen như cá hồi và gà.

Bổ sung dinh dưỡng qua đường uống

Trường hợp bệnh nhân không đạt được các hiệu quả dinh dưỡng bằng cách ăn uống, chế độ bổ sung dinh dưỡng qua đường uống sẽ được xem xét sử dụng.

Phương pháp này giúp bệnh nhân bổ sung lượng calo và các chất dinh dưỡng tiêu chuẩn phù nhất quán với nhu cầu và thể trạng của bệnh nhân.

Cần lưu ý việc bổ sung dinh dưỡng qua đường uống phải được kèm theo các chỉ dẫn cụ thể liên quan của bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ ung bướu.

Như vậy, bài viết đã đưa ra các thông tin để giải đáp thắc mắc bệnh nhân ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh cũng như hỗ trợ phục hồi sức khỏe.

Tuy vậy, điều bệnh nhân nên chú trọng hàng đầu đó chính là tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và tin tưởng vào quá trình điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh nội tiết uy tín.

Để biết rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn nên đến các cơ sở ý tế uy tín để kiểm tra và tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ Nội tiết. Liên hệ đặt lịch khám cùng chuyên gia Nội tiết – Tuyến giáp TẠI ĐÂY.

 

Thông tin liên hệ:

KHOA NỘI TIẾT – BỆNH VIỆN HỒNG NGỌC

– Địa chỉ: Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

– Hotline: 0911 858 626

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trang bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Theo dõi fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

 để biết thêm thông tin bổ ích khác.
Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay