Các chỉ số trong xét nghiệm ung thư tuyến giáp là căn cứ quan trọng để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh. Vậy xét nghiệm ung thư tuyến giáp được tiến hành khi nào và các chỉ số nào cần quan tâm?
Xét nghiệm ung thư tuyến giáp cần thực hiện khi nào?
Xét nghiệm ung thư tuyến giáp là một phương pháp sàng lọc quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh và cải thiện cơ hội chữa trị.
Bệnh nhân mắc các bệnh lý tuyến giáp có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn. Vì vậy, những người đang điều trị những bệnh lý tuyến giáp sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm ung thư tuyến giáp:
Cường tuyến giáp: Người bệnh có các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, nhịp tim tăng nhanh, sút cân đột ngột, hay cáu gắt và mất tập trung, xuất hiện hạch tại vùng cổ hoặc cổ sưng to,...
Suy tuyến giáp: Bệnh nhân bị khàn giọng, suy giảm trí nhớ, tụt cân bất thường, nhiệt độ cơ thê giảm và suy giảm chức năng sinh sục,...
Viêm tuyến giáp: Bệnh nhân có thể gặp tình trạng mệt mỏi, đau khớp, khó chịu, tăng huyết áp hoặc tiền đình,...

Bên cạnh đó, xét nghiệm ung thư tuyến giáp được đề xuất cho những người có các yếu tố nguy cơ cao, bao gồm:
Những người có tiền sử ung thư tuyến giáp trong gia đình, đặc biệt là người thân bậc nhất (cha mẹ, anh chị em).
Những người gặp tình trạng rối loạn hệ miễn dịch
Những người sống ở khu vực có nồng độ iodine thấp hoặc cao.
Phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị mang thai.
Những người bị tiểu đường hoặc bệnh tim mạch.
Những người trên 60 tuổi.
Để biết rõ tình trạng sức khỏe của mình, bạn nên đến các cơ sở ý tế uy tín để kiểm tra và tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ Nội tiết. Liên hệ đặt lịch khám cùng chuyên gia Nội tiết – Tuyến giáp, qua hotline 0911.858.626
hoặc đăng kýTẠI ĐÂY.
Các chỉ số cần lưu ý khi xét nghiệm ung thư tuyến giáp
TSH - Chỉ số hormone kích thích tuyến giáp
TSH là một hormone được sản xuất bởi tuyến yên để kích thích tuyến giáp sản xuất hormone tuyến giáp.
Xét nghiệm ung thư tuyến giáp cần quan tâm đến chỉ số TSH đầu tiên vì định lượng TSH cho phép đánh giá chức năng của tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không. Bác sĩ dựa vào kết quả này làm cơ sở để xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Trường hợp TSH nằm trong khoảng 0,4 - 5 mIU/L chứng tỏ hormone tuyến giáp đang hoạt động bình thường.
Nếu TSH thấp hơn mức bình thường (0,4 mIU/L), đó là dấu hiệu của tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến sản xuất dư thừa hormone tuyến giáp. Ngược lại, nếu TSH ở mức >5 mIU/L có nghĩa là tuyến giáp hoạt động không đúng cách, sản xuất quá ít hormone.
T3 và T4 - Chỉ số hormone tuyến giáp
T3 và T4 là hai loại hormone được sản xuất bởi tuyến giáp. Hai hormone này được tổng hợp và giải phóng vào máu dưới hai dạng là gắn với protein huyết tương (T4, T3 toàn phần) và dạng tự do không gắn liền với protein máu (FT3, FT4).
Xét nghiệm ung thư tuyến giáp này rất quan trọng cho phép để đánh giá hoạt động của tuyến giáp và đưa ra chẩn đoán.
T4 và T3 toàn phần: T4 được sản xuất nhiều hơn so với T3, nhưng T3 có hiệu lực hơn trong cơ thể. Các bệnh lý như tuyến giáp toàn phần hoặc u tuyến giáp có thể dẫn đến tăng sản xuất T3 và T4, trong khi đó việc dùng thuốc giảm cân hoặc bị thiếu i-ốt có thể dẫn đến giảm sản xuất T3 và T4. Giá trị bình thường của T3 nằm trong khoảng từ 80 đến 200 ng/dL, trong khi đó giá trị bình thường của T4 nằm trong khoảng từ 5 đến 12 mcg/dL.
FT3 và FT4: Chỉ số này cho biết mức độ hoạt động của hormone T3 và T4, và cũng thường được sử dụng để theo dõi điều trị bằng hormone giáp. Giá trị bình thường của FT3 nằm trong khoảng từ 2,3 đến 4,2 pg/mL, trong khi đó giá trị bình thường của FT4 nằm trong khoảng từ 0,8 đến 1,8 ng/dL.
TG và anti TG - Chỉ số xét nghiệm tuyến giáp đánh giá hiệu quả điều trị
Đối với bệnh nhân phẫu ung thư tuyến giáp thể nang và thể nhú phải thực hiện qua phẫu thuật, TG (thyroglobulin) và anti TG (anti thyroglobulin) là chỉ số xét nghiệm tuyến giáp được dùng để đánh giá hiệu quả điều trị. Trong đó, anti TG được chỉ định cùng TG để xác định giá trị thật của TG:
Giá trị TG bình thường nằm trong khoảng 0,2 - 50 ng/mL, còn anti TG là 4 IU/mL. Chỉ số này càng thấp càng tốt.
TG vượt quá mức kể trên cho thấy bệnh nhân chưa được điều trị ung thư tuyến giáp, hoặc đã điều trị nhưng tế bào ung thư ác tính đã di căn.

Một số chỉ số xét nghiệm ung thư tuyến giáp khác
Bên cạnh những đánh giá kể trên, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp dựa trên một số chỉ số khác bao gồm Calcitonin để chẩn đoán phát hiện và theo dõi ung thư tuyến giáp thể tủy hoặc TPO-Ab (Kháng thể kháng Thyroperoxidase) để phát hiện tình trạng ung thư kéo dài.
Xét nghiệm ung thư tuyến giáp ở đâu?
Các chỉ số trong xét nghiệm ung thư tuyến giáp cần độ chính xác cao để đánh giá đúngtình trạng bệnh. Do đó, lựa chọn hàng đầu của bệnh nhân tuyến giáp là đến các sở y tế uy tín với hệ thống máy móc hiện đại và trình độ y bác sĩ cao.
Trung tâm bệnh lý tuyến giáp Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc được nhiều bệnh nhân tin tưởng khi tiếp nhận 2500 lượt thăm khám, hơn 1000 ca phẫu thuật tuyến giáp mỗi năm. Các bác sĩ chuyên khoa tại đây đã có kinh nghiệm làm việc trên 20 năm tại các cơ sở y tế công vụ hàng đầu cả nước Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nôi tiết TW,..

Mỗi bệnh nhân đến với Trung tâm bệnh lý tuyến giáp Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ được xây dựng một phác đồ điều trị các thể hóa dựa trên các chỉ số xét nghiệm ung thư tuyến giáp để việc điều trị đạt hiệu quả cá nhất.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Theo dõi Fanpage Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác.