Trật khớp và những điều cần biết

Trật khớp và những điều cần biết

01-11-2024
Cơ xương khớp

Trật khớp là tình trạng chấn thương do vận động sai tư thế, gây tổn thương ở một số vị trí như: khớp gối, khớp cổ tay, khớp háng,..Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt, thậm chí có thể gây biến chứng nguy hiểm. Mọi thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa trật khớp sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.

Trật khớp là gì?

Trật khớp là hiện tượng di chuyển bất thường giữa các đầu xương tại một vị trí bất kỳ trên cơ thể. Khi các đầu xương lệch nhau khiến cấu trúc khớp bị phá vỡ, gây ảnh hưởng đến chức năng của khớp.

Vị trí các khớp dễ bị trật

Trật khớp có thể xảy ra ở mọi vị trí trên cơ thể trong đó một số khớp có nguy cơ bị trật cao phải kể đến như:

Trật khớp gối

Khớp gối là một trong những vị trí dễ gặp phải chấn thương, bởi khớp gối nằm trong nhóm khớp động, thường xuyên di chuyển với độ linh hoạt cao. Khi gặp tác động mạnh hoặc di chuyển đột ngột khiến khớp gối thường bị trật ra phía sau gây tổn thương và làm mất độ vững của khớp, từ đó gây ra các biến chứng liên quan đến dây chằng, thần kinh chày, mạch khoeo,…Đa số các trường hợp trật khớp gối đều có biểu hiện rõ ràng: sưng, đau, vận động, di chuyển khó…

Trật khớp

Trật khớp gối là chấn thương dễ gặp

Trật khớp háng

Khớp háng là một trong những khớp có kích thước lớn nhất trên cơ thể, được chống đỡ bởi các cột xương chậu và nằm sâu trong cơ thể nên có độ vững chắc cao. 

Trật khớp háng là sự dịch chuyển của chỏm xương đùi lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Những trường hợp trật khớp háng phần lớn phải chịu lực tác động rất mạnh như: ngã xe, va chạm mạnh khi chơi thể thao, ngã hoặc bước hụt từ độ cao nhất định có thể dẫn đến trật khớp.

Đối với bệnh nhân bị trật khớp háng cần được thăm khám, chẩn đoán lâm sàng để nắn trật khớp, phẫu thuật thay khớp háng hoặc điều trị theo chỉ định của bác sĩ càng sớm càng tốt tránh ảnh hưởng đến khả năng vận động và hạn chế biến chứng do trật khớp háng gây ra.

Trật khớp vai

Khớp vai có cấu tạo khá phức tạo được hợp lại từ nhiều đầu xương, ổ khớp trên cơ thể. Sự liên hợp này tạo vai trò quan trọng trong việc di chuyển linh hoạt của vai, cánh tay và toàn bộ nửa thân trên của cơ thể được hoạt động ổn định. Chính vì giữ vai trò lớn trên cơ thể và thực hiện nhiều hoạt động từ nặng đến nhẹ nên dễ gặp phải tình trạng trật khớp vai gây đau nhức, ảnh hưởng đến vận động tại vị trí khớp vai hoặc cả cánh tay.

Trật khớp

Trật khớp vai gây ảnh hưởng vận động của cánh tay

Trật khớp cổ chân

Khớp cổ chân chính là khớp nối giữa cổ chân và bàn chân, được liên kết bởi nhiều đầu xương, mô sụn, dây thần kinh, gân và dây chằng,...chịu tải trọng lớn và có vai trò thực hiện hoạt động di chuyển của cơ thể. 

Trật khớp cổ chân (hay còn gọi là trật mắt cá) có thể gặp ở mọi đối tượng do gặp sự cố trong quá trình di chuyển, tập luyện, làm việc,..Khi bị trật khớp cổ chân sẽ có các triệu chứng: sưng tại vị trí mắt cá chân, đau nhức nhiều, bầm tím, buốt khi cử động hoặc di chuyển hoặc biến dạng khớp cổ chân. Tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ khám, chẩn đoán và điều trị trật khớp cổ chân bằng nhiều phương pháp khác nhau: nắn khớp, bó bột, phẫu thuật chỉnh khớp,...Khi gặp chấn thương liên quan đến khớp cổ chân, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị sớm để hạn chế biến chứng: viêm khớp cổ chân, nhiễm trùng khớp, mất khả năng vận động khớp cổ chân,…

Khớp khủy tay, ngón tay

Khớp khủy tay được cấu tạo từ những nhóm cơ duỗi, nhóm cơ gập, hệ thống dây chằng, bao khớp, là điểm nối liền giữa cánh tay và cẳng tay giúp tay cử động linh hoạt. Trật khớp khủy tay thường gặp trong chơi thể thao do va đập hoặc chống tay có lực vặn xoắn cao. Bên cạnh đó, có một số trường hợp trật khớp khủy tay do ảnh hưởng chấn thương vai hoặc các chấn thương khác phối hợp tạo nên. 

Trật khớp ngón tay là một trong những chấn thương phổ biến, các khớp ngón tay trật khỏi vị trí ban đầu gây: sưng tấy, đau nhức, có thể biến dạng nếu gặp chấn thương nặng.

Trật khớp

Trật khớp khuỷu tay thường gặp trong chơi thể thao

Nguyên nhân dẫn đến trật khớp

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính dẫn đến trật khớp là do gặp phải các chấn thương khi tham gia giao thông, tai nạn lao động, tai nạn khi chơi thể thao,...Ngoài ra có một số nguyên nhân khác dẫn đến trật khớp như: do bệnh lý (viêm khớp, thoái hóa), do bẩm sinh và một số nguyên nhân khác.

Trật khớp có thể xảy ra ở bất cứ đối thượng hay độ tuổi nào, tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ cao dễ gặp phải các chấn thương do trật khớp như: Vận động viên thể thao, người cao tuổi, người lao động trong môi trường xây dựng, trẻ em trong độ tuổi cần sự giám sát của người lớn,…

Dấu hiệu nhận biết trật khớp

Khi bị trật khớp người bệnh sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng cụ thể như:

  • Khớp sưng hoặc phù nề
  • Bầm tím tại vùng khớp bị tổn thương
  • Đau nhức hoặc buốt khi cử động
  • Giảm hoặc mất vận động tại khớp.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú ý đến một số dấu hiệu đặc biệt của trật khớp khác như:

Biến dạng toàn chi: là tình trạng thường xảy ra khi bị trật khớp vai, lúc này tư thế cánh tay sẽ bị biến dạng hoặc không khép sát vào thân được. Tương tự đối với người bị trật khớp háng thì tư thế chi ngắn, gối có hiện tượng xoay vào trong và bàn chân bên trật gác lên bàn chân lên lành.

Hõm khớp bị rỗng: là dấu hiệu đặc biệt của sai khớp, tuy nhiên không phải vị trí khớp nào cũng có hõm khớp, thường chỉ gặp ở khớp bả vai, khớp hàm và một phần khớp khuỷu.
Cử động đàn hồi (còn gọi là dấu hiệu lò xo): xuất hiện khi sai khớp do đầu xương trật ra chỗ khác đồng thời bị bó chặt trong khối gân cơ và dây chằng. Với trường hợp này dù có cố gắng kéo khép về vị trí cũ thì khớp vẫn sẽ bật trở lại tư ban đầu bị trật.

Dấu hiệu nhát rìu: thường  thấy trong sai khớp khuỷu ra sau do mỏm khuỷu trồi ra sau làm cánh tay bị lõm vào, trông giống như gốc cây đang bị rìu chặt dở.

Dấu hiệu phím đàn dương cầm: xuất hiện trong trật khớp vùng vai – đòn, do co kéo cơ ức đòn chũm nên đầu ngoài xương đòn được kéo lên, lộ rõ ra ngoài, khi dùng lực ấn uống, khớp xương lại bật lên giống như ấn vào phím đàn dương cầm.

Trật khớp

Trật khớp gây đau nhức, sưng tấy và hạn chế vận động

Ngay khi nhận thấy có những dấu hiệu, triệu chứng của trật khớp, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị từ bác sĩ chuyên môn, hạn chế để lâu gây biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng có thể gặp phải khi trật khớp

Trật khớp có thể phục hồi hoàn toàn sau vài tuần nếu được thăm khám và điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách hoặc để lâu ngày sẽ gặp phải một số biến chứng như:

  • Gãy xương
  • Đứt dây chằng, rách cơ do trật khớp
  • Tái đi tái lại tình trạng trật khớp
  • Tăng nguy cơ viêm khớp.

Ngoài ra, với một số vị trí khớp quan trọng như khớp vai, khớp gối, khớp háng nếu bị trật và không được điều trị sẽ gây biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

Đối với khớp vai: Gây tổn thương thần kinh, liệt toàn bộ đám rối thần kinh của cánh tay, mất khả năng vận động của cánh tay, tổn thương đai xoay vay, vỡ bờ ổ chảo.

Đối với khớp háng: Gây tổn thương dây thần kinh tọa ảnh hưởng đến chức năng vận động của chân, gây viêm khớp, thoái hóa khớp, hoại tử khớp do mạch máu bị rách không cung cấp đủ máu cho xương.

Đối với khớp gối: Gây ra hội chứng khoang cấp tính do các cơ sưng tấy tạo áp lực tích tụ trong mạch máu, dây thần kinh và cơ. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây hoại tử chi.

Trật khớp

Viêm khớp, thoái hóa khớp là một trong những biến chứng của trật khớp

Một số phương pháp điều trị trật khớp

Bác sĩ sẽ điều trị trật khớp dựa trên kết quả thăm khám, chẩn đoán và sàng lọc ban đầu để có phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó có một số phương pháp điều trị trật khớp như:

Phương pháp nắn chỉnh

Dựa vào bệnh sử được cung cấp và kết quả chụp chiếu X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI bác sĩ sẽ có chẩn đoán và phác đồ nắn chỉnh khớp cho phù hợp.

Nắn chỉnh khớp là một phương pháp thực hành bằng tay có thể kết hợp với máy laser, máy tĩnh điện trường, máy từ trường,…tác động vào vị trí khớp bị trật giúp giảm đau, hỗ trợ đưa khớp sai lệch về vị trí ban đầu, phục hồi tầm vận động. Bác sĩ sẽ ưu tiên nắn chỉnh khớp kín (không cần rạch da) trong trường hợp nắn kín thất bại sẽ chuyển qua phẫu thuật đặt lại khớp.

Trật khớp

Nắn chỉnh giúp khớp bị trật về đúng vị trí ban đầu

Phương pháp cố định

Cố định khớp giúp giảm đau và kích thích hồi phục, phòng ngừa tổn thương thứ phát. Một số phương pháp cố định khớp được sử dụng:

Bó bột: thường được áp dụng với trường hợp trật khớp kèm gãy xương hoặc cần cố định thương tích từ 7 ngày trở lên. Một số trường hợp sẽ gặp phản ứng phụ khi bó bột như phù nề, đau nhiều, tê bì hoặc yếu chi,..sẽ được bác sĩ kiểm tra, chỉ định khám lại để có hướng xử lý phù hợp.

Dùng nẹp cố định: dùng để bất động khớp trật khi nắn trật, đồng thời giảm phù nề, phương pháp phù hợp khi bị trật khớp ở ngọn chi: ngón tay, ngón chân, cổ tay,…

Cố định bằng đai đeo: giới hạn vận động, giảm tình trạng viêm dính khớp, đông cứng khớp do cố định bất động quá lâu, đặc biệt đối với các khớp vai, khuỷu tay, khớp cổ, khớp lưng,..

Phương pháp phẫu thuật

Khi những phương pháp điều trị bảo tồn không còn hiệu quả, khiến người bệnh bị trật khớp nặng như: viêm khớp, tổn thương mạch máu và dây thần kinh, yếu chi, hạn chế vận động,...Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp mổ mở hoặc nội soi tùy theo tình trạng và vị trí trật khớp.

Trật khớp

Phẫu thuật khớp cần được thực hiện bởi các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm

BVĐK Hồng Ngọc luôn được đông đảo khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ điều trị trật khớp bởi:

  • Đội ngũ chuyên gia chấn thương chỉnh hình được đào tạo bài bản tại Pháp, Nhật, Úc,…làm chủ các kỹ thuật hiện đại, ít xâm lấn.
  • Bệnh viện ứng dụng mô hình gây mê, giảm đau trước, trong và sau mổ an toàn.
  • Quy trình chăm sóc, phục hồi chức năng sau phẫu thuật toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
  • Người bệnh đến thăm khám và điều trị sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích như không gian bệnh viện khách sạn 5 sao; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; áp dụng bảo hiểm y tế và bảo lãnh bảo nhanh chóng.

Cách phòng ngừa trật khớp

Để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ trật khớp chúng ta cần lưu ý một số điều trong sinh hoạt và lao động như:

  • Hạn chế chạy, nhảy ở khu vực mặt sàn dễ trơn trượt
  • Mặc đồ bảo hộ khi làm việc tại công trường, các công việc trên cao hoặc khi chơi thể thao để hạn chế, giảm nhẹ chấn thương khi bị tác động, va chạm.
  • Đảm bảo tuân thủ luật khi tham gia giao thông: không đi quá tốc độ, đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn khi lái xe.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp nuôi dưỡng sụn khớp khỏe mạnh.
  • Tập thể dục thường xuyên tăng độ dẻo dai của xương khớp.

Chỉ với những việc làm đơn giản trên có thể giúp phòng ngừa tình trạng trật khớp, tránh các tổn thương do trật khớp gây ra làm ảnh hưởng đến tính mạng và cuộc sống hàng ngày.
Để đặt lịch khám và điều trị trật khớp với các chuyên gia đầu ngành tại Đơn nguyên Chấn thương chỉnh hình - BVĐK Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0912002131 hoặc 0949646556 để được hỗ trợ kịp thời!

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của BVĐK Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay