Hỏi
Mẹ tôi 65 tuổi, tuần trước mới bị ngã, lưng đập vào thềm gạch. Tôi đã cho mẹ đi khám và chụp chiếu, bác sĩ kết luận mẹ bị tổn thương tủy sống lưng và cần phẫu thuật. Tuy nhiên gia đình tôi vẫn đang cân nhắc vì sợ biến chứng phẫu thuật. Bác sĩ cho tôi hỏi, tổn thương tủy sống lưng có thể điều trị bằng phương pháp khác phẫu thuật được không ạ?
Trả lời
Tổn thương tủy sống lưng là tổn thương thường gặp nhất trong các trường hợp chấn thương cột sống. Tủy sống chứa các bó tế bào và các sợi thần kinh liên kết với với não. Khi tủy sống chịu tác động mạnh và bị tổn thương, các dây thần kinh truyền tín hiệu đến não, khiến cho người bệnh cảm thấy đau, suy giảm khả năng di chuyển, vận động. Đồng thời, bên trong tủy sống cũng xảy ra tình trạng thiếu máu cục bộ hoặc tụ máu; gây phù tủy và giảm dòng máu, oxy đến tủy.Tổn thương tủy sống thắt lưng có thể kèm tổn thương đốt sống, đĩa đệm cột sống…
Chấn thương cột sống thắt lưng nặng có thể khiến người bệnh: đau tại vùng chịu tổn thương, tê bì, rối loạn cảm giác 2 chi dưới, yếu liệt 2 chi.
Tổn thương tủy sống lưng có thể xảy ra khi đốt sống bị vỡ gây do chấn thương
Bác sĩ căn cứ vào tình trạng người bệnh để đưa ra chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng, cụ thể:
Chẩn đoán lâm sàng
- Khám cột sống để tìm vị trí tổn thương dựa theo điểm đau
- Khám thần kinh và đánh giá tầng thương tổn, mức độ tổn thương thần kinh
- Xác định tầng thương tổn bằng khám khoanh cảm giác
- Đánh giá mức độ tổn thương thần kinh cảm giác, vận động
Chẩn đoán cận lâm sàng
- Chụp X-quang: Bác sĩ dựa vào điểm đau chói, điểm gù đã xác định trước đó để xác định vị trí chụp phim thẳng nghiêng, xác định thương tổn Chụp cắt lớp vi tính CT: Phương pháp chụp hình cắt lớp, trên hình ảnh tái tạo 3 chiều giúp bác sĩ dễ dàng xác định và đánh giá chi tiết, mức độ thương tổn cột sống
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Thường được áp dụng cho những trường hợp chấn thương cột sống liên quan đến dây chằng, đĩa đệm hoặc chấn thương cột sống có tổn thương tủy.
Đa phần các trường hợp tổn thương tủy sống, đặc biệt là sau chấn thương khả năng tự phục hồi không cao. Vì vậy, cần can thiệp phẫu thuật bằng phương pháp giải ép kết hợp nẹp vít giúp phục hồi cấu trúc, đảm bảo độ vững cho cột sống. Đây là giải pháp tối ưu nhất cho những bệnh nhân tổn thương tủy sống không hoàn toàn, tránh biến chứng yếu chi, giảm vận động, bại liệt,... do tổn thương tủy sống. Sau phẫu thuật, người bệnh cần tập phục hồi chức năng theo đúng phác đồ của bác sĩ.
Với tình trạng của mẹ bạn, bạn nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán cụ thể hơn về mức độ tổn thương cột sống thắt lưng cho chấn thương và kiểm soát, điều tình trạng tổn thương tủy sống lưng kịp thời. Đặt lịch khám cùng PGS.TS.BS. Hà Kim Trung – Chuyên gia 30 năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị thần kinh cột sống tại BVĐK Hồng Ngọc qua Hotline: 0912002131 hoặc 0949646556 để được hỗ trợ.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc