Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật khớp gối là việc làm cần thiết giúp bệnh nhân lấy lại khả năng vận động. Vậy bài tập cho người thay khớp gối gồm những gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tại sao cần tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối?
Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối giúp người bệnh giảm đau, giảm phù nề tại vùng khớp gối đã phẫu thuật. Đồng thời giúp tăng khả năng vận động của khớp gối và xương bánh chè, phục hồi khả năng chịu lực của khớp gối bị tổn thương. Từ đó tăng sức mạnh và sự linh hoạt của các cơ ở chân giúp người bệnh khôi phục, thực hiện hoạt động di chuyển bình thường.
Thời điểm tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối
Thông thường, sau 1 ngày phẫu thuật người bệnh sẽ được tập phục hồi chức năng khớp gối theo chỉ định của bác sĩ và dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên. Tùy vào tình trạng tiến triển của người bệnh, kỹ thuật viên sẽ giúp hướng dẫn tập những bài tập khác nhau, theo từng giai đoạn nhằm khôi phục vận động khớp gối an toàn và hiệu quả.
Bác sĩ chỉ dẫn người bệnh tập phục hồi sau phẫu thuật khớp gối 1 ngày
Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối theo từng giai đoạn
Các bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối bao gồm bài tự tập của bệnh nhân và các bài tập trợ giúp của kỹ thuật viên theo từng giai đoạn cụ thể:
Bài tập giai đoạn 1 (1-2 tuần sau phẫu thuật)
Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật khớp gối giai đoạn này giúp người bệnh kiểm soát phù nề, giảm đau sau mổ, duy trì duỗi gối 0º và gấp gối 100º, duy trì sức mạnh của cơ và thực hiện di chuyển với khung tập đi chữ u, nạng hoặc gậy với các bài tập:
Sau 1 ngày phẫu thuật
- Thực hiện chườm lạnh khớp gối 3 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 15 phút, có thể tăng số lần chườm lạnh nếu đau nhiều
- Bài tập tại giường: Tập co cơ tĩnh trong tư thế chân duỗi thẳng, cơ tĩnh chân phẫu thuật, tập 10 lần/ ngày với thời gian co 5 giây và nghỉ 5 giây
- Tập vận động khớp gối: duỗi gối 0º và gấp gối 100º
- Một số bài tập khác: Tập ngồi dậy, thay đổi vị trí nằm trên giường, vận động khớp cổ chân, trượt ngón chân
- Người bệnh tập co, duỗi chân tại giường
Người bệnh tập co, duỗi chân tại giường
Sau 2 ngày phẫu thuật
- Duy trì các bài tập trong ngày đầu tiên
- Tập vận động khớp cổ chân
- Thực hiện bài tập độc lập trên giường 5 lần/ngày
- Tập duỗi, dạng, khép háng chủ động hoặc dưới sự trợ giúp của người nhà, kỹ thuật viên
- Tập vận động khớp gối theo biên độ từ 10º đến 80º
- Tập di chuyển vào nhà vệ sinh dưới sự hỗ trợ của người chăm sóc
Có thể bạn quan tâm:
Từ ngày thứ 3 tới 2 tuần sau phẫu thuật
- Duy trì các bài tập ở trên
- Tăng cường tập bài tập khớp gối: Chủ động gấp khớp gối thêm 10º mỗi ngày để đạt tầm vận động 100º vào ngày thứ 5, đồng thời tập duỗi khớp gối hoàn toàn
- Tập đứng chịu lực trên 2 chân, dồn trọng lực lên chân mổ và tập giữ thăng bằng khi đứng
- Tập sức mạnh cơ đùi, cơ cẳng chân bằng các bài tập có sức cản
- Thực hiện bài tập gấp, duỗi, dạng, khép khớp háng bên chân phẫu thuật
- Tiếp tục di chuyển với khung tập đi hoặc nạng
Người bệnh tập đi với sự hỗ trợ của khung chữ u
Bài tập giai đoạn 2 (2-5 tuần sau phẫu thuật)
- Tập phục hồi chức năng khớp gối trong giai đoạn 2 không chỉ giúp giảm đau, phù nề mà còn giúp tăng sức mạnh của cơ, tăng tầm vận động của khớp theo biên độ 0º – 115º, từ đó giúp khớp gối dần trở lại hoạt động hàng ngày thông qua các bài tập:
- Tiếp tục duy trì các bài tập trong giai đoạn 1
- Tăng cường tập gấp, duỗi khớp gối bằng các bài tập thụ động và chủ động có sợ trợ giúp. Đến tuần thứ 5 khớp gối đạt 0º đến 115º gấp
- Thực hiện bài tập kéo giãn thụ động khớp gối cùng kỹ thuật viên
- Tập di chuyển trên đệm, thực hiện động tác bước qua chướng ngại vật ít nguy hiểm với sự hỗ trợ của nạng
- Thực hiện hoạt động trị liệu sau phẫu thuật bằng cách đi giày dép, sử dụng nhà tắm
- Thực hiện bài tập xuống tấn khi tới tuần thứ 3
- Tập đạp xe đạp 2 lần/ngày, mỗi lần 15 phút
Bài tập giai đoạn 3 (6 - 8 tuần sau phẫu thuật)
Các bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối trong giai đoạn 3 sẽ giúp cải thiện vận động khớp, tăng sức mạnh cơ, phục hồi khả năng thăng bằng và trở lại hoạt động hàng ngày. Người bệnh thực hiện các bài tập sau:
- Thực hiện đều đặn các bài tập trong giai đoạn 2
- Thực hiện vận động gấp, duỗi khớp gối
- Tập đứng và dồn lực vào chân phẫu thuật nhiều hơn
- Tập đi bộ, lên xuống cầu thang không cần dụng cụ hỗ trợ (nạng)
- Tập đạp xe đạp 2 lần/ ngày, mỗi lần 20 phút
- Tăng dần cường độ và số lần tập
Tập lên, xuống cầu thang giúp lấy lại vận động sau phẫu thuật thay khớp gối
Những lưu ý khi tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối
Để quá trình tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối đạt hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điều trong khi tập luyện:
Tư thế tập an toàn, thoải mái: Tư thế tập luyện cần đảm bảo an toàn, không cố tập, cố gắng sức gây ảnh hưởng đến khớp gối và các mô xung quanh. Tập trong tư thế thoải mái nhất để đạt hiệu quả tốt.
Luôn tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ: Quá trình tập luyện cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn của kỹ thuật viên, không tự ý thay đổi bài tập, tăng cường độ tập đột ngột gây tổn thương khớp gối mới phẫu thuật.
Không vận động mạnh: Sau 3 tháng người bệnh mới có thể vận động như bình thường. Vì vậy, trong thời gian tập luyện phục hồi không nên vận động mạnh, không mang vác vật nặng, không chạy, nhảy, không quỳ đầu gối và hạn chế xoay khớp gối.
Hiệu quả của tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối không chỉ cần sự kiên trì, nỗ lực của người bệnh mà còn cần tập đúng phương pháp, đúng kỹ thuật. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần đến bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa phục hồi chức năng để được tư vấn, thực hiện liệu trình phù hợp nhất.
Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng của BVĐK Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và phục hồi chức năng sau phẫu thuật uy tín với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu dịch vụ, tư vấn tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối tại BVĐK Hồng Ngọc vui lòng liên hệ Hotline 0911858622.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: