Suy nhược thần kinh là bệnh gì? Có ảnh hưởng gì không?

Suy nhược thần kinh là bệnh gì? Có ảnh hưởng gì không?

22-09-2023
Sống khỏe
Tâm lý và sức khỏe tâm thần

Suy nhược thần kinh với các triệu chứng thông thường: chóng mặt, mệt mỏi, trống ngực,... khiến người bệnh khó phát hiện. Nếu bỏ lỡ giai đoạn vàng, người bệnh dễ mắc thêm các bệnh tâm thần khác như: trầm cảm, lo âu,...

Suy nhược thần kinh là gì?

Bệnh lý suy nhược thần kinh khởi phát khi người bệnh gặp căng thẳng quá mức, gây ra các khủng hoảng tâm lý khó có thể hồi phục. Tình trạng sợ hãi, suy sụp, lo lắng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh.

Tất cả các lứa tuổi, giới tính đều có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nhóm người thường mắc suy nhược thần kinh rơi vào khoảng từ 18 – 45 tuổi, đa số đều nằm trong độ tuổi lao động.

Nguyên nhân gây bệnh đến từ sự quá tải của các tế bào vỏ não. Từ đó, bệnh nhân cũng có nguy cơ trầm cảm, lo âu, rối loạn thần kinh thực vật,… cao hơn.

Bệnh suy nhược thần kinh có các triệu chứng không rõ ràng nên bệnh nhân cần cẩn trọng hơn

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng của suy nhược thần kinh như sau:

  • Hay bị mất ngủ

  • Mệt mỏi, đau đầu thường xuyên

  • Bị khó thở, khó chịu ở ngực

  • Chóng mặt, dễ bị ngất xỉu

  • Đánh trống lồng ngực, mồ hôi ra nhiều

  • Dễ bực bội, nổi nóng, khó kiềm chế cảm xúc

  • Lo âu, lo lắng nhiều

Càng ngày, các biểu hiện trên càng trầm trọng hơn. Do vậy, người bệnh cần chú ý tới sức khỏe để phát hiện và điều trị từ sớm.

Suy nhược thần kinh khởi phát do nguyên nhân gì?

Nguyên nhân gây nên bệnh suy nhược thần kinh là do các lối sống căng thẳng, chịu nhiều áp lực. Đó là:

  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

  • Áp lực, căng thẳng do công việc, do gia đình,...

  • Bị shock tâm lý do trải qua chuyện không như mong muốn

  • Ảnh hưởng từ các chất kích thích: thuốc lá, cà phê, bia, rượu

  • Tâm lý bức bối, không giải tỏa thường xuyên

  • Ảnh hưởng do bệnh lý: huyết áp, thiếu máu não, chấn thương sọ não,…

Bệnh có thể chuyển biến xấu, gây khởi phát thêm các bệnh tim mạch, bệnh tâm lý. Các bệnh mạn tính cũng bị ảnh hưởng, khiến sức khỏe suy giảm trầm trọng.

Cách ngăn ngừa suy nhược thần kinh

Bệnh suy nhược thần kinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ, biến chứng xấu. Do vậy, bệnh nhân cần ngăn ngừa bệnh bằng cách thay đổi cách sinh hoạt hàng ngày.

  • Phân chia lại quỹ thời gian với thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

  • Chia sẻ, trao đổi về các áp lực với người thân hàng ngày

  • Suy nghĩ tích cực, vui vẻ, lạc quan trong mọi tình huống

  • Tránh xa các nguồn gây stress, căng thẳng, áp lực

  • Ăn đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đúng giờ đúng giấc và không được thức khuya

Cuộc sống hiện đại khiến con người đối mặt với stress, căng thẳng nhiều hơn. Do vậy, mọi người cần chủ động ứng phó với căng thẳng, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân.

Giải đáp thắc mắc với bệnh suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh có được xếp vào loại bệnh tâm thần?

Suy nhược thần kinh là bệnh tâm thần được khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa. Đây là một dạng bệnh khởi phát do sức khỏe tinh thần bị suy giảm và không ảnh hưởng xấu đến hành vi, nhận thức. 

Khi nào cần điều trị suy nhược thần kinh

Với các hành vi: mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, tim đập nhanh, lo âu nhiều,... bệnh nhân cần đi khám ngay. Các triệu chứng kể trên là dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh và cần được điều trị sớm.

Người bệnh cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ 1 lần để phát hiện sớm những nguy cơ khác nữa. Bệnh dễ tiến triển thành các bệnh tâm lý khác nên người bệnh không nên quá chủ quan.

Điều trị suy nhược thần kinh từ sớm giúp bệnh nhân ngăn ngừa những nguy cơ, sớm hòa nhập với cuộc sống bình thường

Bệnh suy nhược thần kinh sẽ được điều trị bằng thuốc nên bệnh nhân vẫn có thể dinh hoạt và làm việc như bình thường. Do vậy, bệnh nhân không nên chủ quan, nên có phương án điều trị từ sớm.

Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây: 

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay