Nhịp tim thất thường, huyết áp biến đổi, vã mồ hôi nhiều,… là các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Bệnh rất khó phát hiện nếu chỉ khám với chuyên gia tim mạch.
Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật xảy ra đi hệ thần kinh tự chủ (hệ thần kinh thực vật) mất khả năng kiểm soát các chức năng tự động. Điều này khiến cho các bộ phận: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, mồ hôi,… không được điều khiển theo ý muốn con người.
Hệ thần kinh tự chủ với chức năng điều hòa chu trình hoạt động của cơ quan nội tạng, điều hòa chuyển hóa vật chất khi bao gồm cả hai hệ thần kinh phó giao cảm và giao cảm. Trong đó, các hoạt động không cần sự điều khiển từ bộ não như: tạo nhịp tim, tiêu hóa thức ăn, tiết nước bọt,… sẽ tự được điều phối.
Khi sự mất cân bằng của 2 hệ giao cảm xảy ra, tình trạng rối loạn thần kinh thực vật sẽ bắt đầu. Ví dụ: khi hệ thần kinh giao cảm ra mệnh lệnh khiến nhịp tim và huyết áp cao hơn, thì hệ thần kinh phó cảm lại có phản ứng ngược lại làm chậm quá trình.
Rối loạn thần kinh thực vật gây ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể
Biểu hiện toàn thân: người bệnh bị mệt mỏi, hay đau đầu, đau vai gáy, lạnh người, ớn lạnh, lo âu hơn mức bình thường, rối loạn kinh nguyệt,… Đặc biệt hơn, người bệnh có phản ứng chậm với ánh sáng vào ban đêm.
Hệ thần kinh: hay đau đầu khi thay đổi thời tiết (rối loạn vận mạch), giảm trí nhớ và kém tập trung (rối loạn tuần hoàn), buồn bực lo lắng vô cớ (rối loạn lo âu).
Hệ tiêu hóa: bệnh rối loạn thần kinh thực vật gây nên cảm giác chán ăn, đầy hơi, ợ hơi, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân còn có thể bị kích thích đại tiện khi căng thẳng, cảm thấy no ngay khi vừa dung nạp thức ăn.
Hệ tim mạch: các biểu hiện hồi hộp, tim đập nhanh chậm, bồn chồn, huyết áp thất thường, khó thích ứng với các hoạt động thể lực… thường xảy ra ở người bệnh.
Hệ hô hấp: hụt hơi, tức ngực, khó thở (tăng co thắt cơ trơn phế quản). Các triệu chứng này có xu hướng trầm trọng hơn khi người bệnh gặp căng thẳng tâm lý, hoặc do thời tiết thay đổi.
Hệ tiết niệu: ảnh hưởng đến chức năng cơ quan, gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu như bí tiểu, tiểu tiện khi căng thẳng, tiếu không tự chủ hay tiểu không hết,…
Hệ bài tiết: bệnh rối loạn thần kinh thực vật gây nên tình trạng rối loạn tiết mồ hôi. Bệnh nhân khi đó không thể điều tiết nhiệt độ cơ thể bởi tình trạng tăng/ giảm tiết mồ hôi.
Hệ sinh dục: xuất tinh sớm, khó đạt cực khoái, khó cương cứng ở nam giới và biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo ở nữ giới.
Hệ cơ xương khớp: người bệnh cảm thấy chân tay buồn bực bất thường, hay đau nhức xương mỗi khi thay đổi thời tiết.
Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật còn có các biểu hiện bên ngoài như: gây rụng tóc, khô da, hư móng tay và co giãn các mạch bất thường ở ngoài da.
Thông thường, bệnh rối loạn thần kinh thực vật xảy đến do bệnh nhân gặp nhiều căng thẳng do cuộc sống, do biến chứng của bệnh lý hoặc từ tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
Nguyên nhân di truyền: có thể do di truyền từ người trong gia đình.
Nguyên nhân bệnh lý: các bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm virus (viêm màng não, viêm não); bệnh mạn tính (loét dạ dày, tiểu đường, huyết áp); bệnh thoái hóa thần kinh (alzheimer, parkinson, teo não);…
Yếu tố căng thẳng kéo dài: các vấn đề từ stress, trầm cảm, các rối loạn tâm thần,… đều gây mất cân bằng tại hệ thần kinh thực vật.
Do tác dụng phụ của thuốc: bệnh nhân có thể mắc bệnh do sử dụng thuốc điều trị bệnh lý tim mạch, thần kinh, nội tiết, hay thuốc điều trị tâm thần,… và bị ảnh hưởng gây nên bệnh.
Do tổn thương bên ngoài: từ chấn thương, tổn thương từ não, tủy sống,…
Bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân
Cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật
Cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật phụ thuộc vào điều tra bệnh sử về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nhân. Trong trường hợp các nguyên nhân gây bệnh không được tìm thấy, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành điều trị thông qua các triệu chứng bệnh.
Bệnh nhân sẽ được kết hợp điều trị giữa phương pháp nội khoa và ngoại khoa.
Đăng ký khám và nhận tư vấn qua hotline: 0947.616.006
Điều trị bệnh bằng nội khoa
Bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị rối loạn thần kinh thực vật sau khi kết thúc chẩn đoán về bệnh. Các danh mục thuốc dự kiến dùng trong điều trị bệnh là:
Thuốc chống loạn thần
Thuốc giảm đau
Thuốc điều chỉnh nhu động ruột
Thuốc làm giảm tiết mồ hôi
Thuốc kiểm soát nhịp tim
Thuốc điều chỉnh lại các rối loạn tiểu tiện
Thuốc điều trị các rối loạn cương dương (đối với nam giới), thuốc nội tiết (dành cho nữ giới).
Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các loại vitamin nhóm B giúp làm giảm các triệu chứng.
Bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật cần uống thuốc đầy đủ, đúng liều
Điều trị bệnh bằng ngoại khoa
Phương án điều trị này thường được áp dụng với các bệnh nhân bị tăng tiết hồ hôi nhiều. Bệnh nhân được kết hợp điều trị với phương pháp vật lý trị liệu. Đó là: xông hơi, bấm huyệt, xoa bóp, tắm nóng, lạnh,…
Ngoài ra, phương án đốt hoặc cắt hạch giao cảm cũng là một trong số cách trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ không ưu tiên phương án này bởi chúng có ảnh hưởng đến cơ thể sau đó.
Phương pháp sống lành mạnh
Cùng với các phương án điều trị như trên, người bệnh cũng cần kết hợp duy trì lối sống lành mạnh với các thói quen sinh hoạt đúng mực. Cụ thể là: tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ dinh dưỡng, không sử dụng các chất kích thích,… Bệnh nhân cũng cần suy nghĩ thông thoáng, tích cực và chia sẻ nhiều hơn với những người xung quanh để giải tỏa cảm xúc.
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật không phải là một bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân cần điều trị từ sớm để thiết lập lại trình tự cân bằng giữa hệ thần kinh phó giao cảm và giao cảm.
Đăng ký khám và nhận tư vấn qua hotline: 0947.616.006
**Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Nhịp tim thất thường, huyết áp biến đổi, vã mồ hôi nhiều,… là các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Bệnh rất khó phát hiện nếu chỉ khám với chuyên gia tim mạch.
Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật xảy ra đi hệ thần kinh tự chủ (hệ thần kinh thực vật) mất khả năng kiểm soát các chức năng tự động. Điều này khiến cho các bộ phận: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết, mồ hôi,… không được điều khiển theo ý muốn con người.
Hệ thần kinh tự chủ với chức năng điều hòa chu trình hoạt động của cơ quan nội tạng, điều hòa chuyển hóa vật chất khi bao gồm cả hai hệ thần kinh phó giao cảm và giao cảm. Trong đó, các hoạt động không cần sự điều khiển từ bộ não như: tạo nhịp tim, tiêu hóa thức ăn, tiết nước bọt,… sẽ tự được điều phối.
Khi sự mất cân bằng của 2 hệ giao cảm xảy ra, tình trạng rối loạn thần kinh thực vật sẽ bắt đầu. Ví dụ: khi hệ thần kinh giao cảm ra mệnh lệnh khiến nhịp tim và huyết áp cao hơn, thì hệ thần kinh phó cảm lại có phản ứng ngược lại làm chậm quá trình.
Rối loạn thần kinh thực vật gây ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể
Biểu hiện toàn thân: người bệnh bị mệt mỏi, hay đau đầu, đau vai gáy, lạnh người, ớn lạnh, lo âu hơn mức bình thường, rối loạn kinh nguyệt,… Đặc biệt hơn, người bệnh có phản ứng chậm với ánh sáng vào ban đêm.
Hệ thần kinh: hay đau đầu khi thay đổi thời tiết (rối loạn vận mạch), giảm trí nhớ và kém tập trung (rối loạn tuần hoàn), buồn bực lo lắng vô cớ (rối loạn lo âu).
Hệ tiêu hóa: bệnh rối loạn thần kinh thực vật gây nên cảm giác chán ăn, đầy hơi, ợ hơi, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân còn có thể bị kích thích đại tiện khi căng thẳng, cảm thấy no ngay khi vừa dung nạp thức ăn.
Hệ tim mạch: các biểu hiện hồi hộp, tim đập nhanh chậm, bồn chồn, huyết áp thất thường, khó thích ứng với các hoạt động thể lực… thường xảy ra ở người bệnh.
Hệ hô hấp: hụt hơi, tức ngực, khó thở (tăng co thắt cơ trơn phế quản). Các triệu chứng này có xu hướng trầm trọng hơn khi người bệnh gặp căng thẳng tâm lý, hoặc do thời tiết thay đổi.
Hệ tiết niệu: ảnh hưởng đến chức năng cơ quan, gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu như bí tiểu, tiểu tiện khi căng thẳng, tiếu không tự chủ hay tiểu không hết,…
Hệ bài tiết: bệnh rối loạn thần kinh thực vật gây nên tình trạng rối loạn tiết mồ hôi. Bệnh nhân khi đó không thể điều tiết nhiệt độ cơ thể bởi tình trạng tăng/ giảm tiết mồ hôi.
Hệ sinh dục: xuất tinh sớm, khó đạt cực khoái, khó cương cứng ở nam giới và biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo ở nữ giới.
Hệ cơ xương khớp: người bệnh cảm thấy chân tay buồn bực bất thường, hay đau nhức xương mỗi khi thay đổi thời tiết.
Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật còn có các biểu hiện bên ngoài như: gây rụng tóc, khô da, hư móng tay và co giãn các mạch bất thường ở ngoài da.
Thông thường, bệnh rối loạn thần kinh thực vật xảy đến do bệnh nhân gặp nhiều căng thẳng do cuộc sống, do biến chứng của bệnh lý hoặc từ tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
Nguyên nhân di truyền: có thể do di truyền từ người trong gia đình.
Nguyên nhân bệnh lý: các bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm virus (viêm màng não, viêm não); bệnh mạn tính (loét dạ dày, tiểu đường, huyết áp); bệnh thoái hóa thần kinh (alzheimer, parkinson, teo não);…
Yếu tố căng thẳng kéo dài: các vấn đề từ stress, trầm cảm, các rối loạn tâm thần,… đều gây mất cân bằng tại hệ thần kinh thực vật.
Do tác dụng phụ của thuốc: bệnh nhân có thể mắc bệnh do sử dụng thuốc điều trị bệnh lý tim mạch, thần kinh, nội tiết, hay thuốc điều trị tâm thần,… và bị ảnh hưởng gây nên bệnh.
Do tổn thương bên ngoài: từ chấn thương, tổn thương từ não, tủy sống,…
Bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân
Cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật
Cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật phụ thuộc vào điều tra bệnh sử về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nhân. Trong trường hợp các nguyên nhân gây bệnh không được tìm thấy, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành điều trị thông qua các triệu chứng bệnh.
Bệnh nhân sẽ được kết hợp điều trị giữa phương pháp nội khoa và ngoại khoa.
Đăng ký khám và nhận tư vấn qua hotline: 0947.616.006
Điều trị bệnh bằng nội khoa
Bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị rối loạn thần kinh thực vật sau khi kết thúc chẩn đoán về bệnh. Các danh mục thuốc dự kiến dùng trong điều trị bệnh là:
Thuốc chống loạn thần
Thuốc giảm đau
Thuốc điều chỉnh nhu động ruột
Thuốc làm giảm tiết mồ hôi
Thuốc kiểm soát nhịp tim
Thuốc điều chỉnh lại các rối loạn tiểu tiện
Thuốc điều trị các rối loạn cương dương (đối với nam giới), thuốc nội tiết (dành cho nữ giới).
Trong suốt thời gian điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các loại vitamin nhóm B giúp làm giảm các triệu chứng.
Bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật cần uống thuốc đầy đủ, đúng liều
Điều trị bệnh bằng ngoại khoa
Phương án điều trị này thường được áp dụng với các bệnh nhân bị tăng tiết hồ hôi nhiều. Bệnh nhân được kết hợp điều trị với phương pháp vật lý trị liệu. Đó là: xông hơi, bấm huyệt, xoa bóp, tắm nóng, lạnh,…
Ngoài ra, phương án đốt hoặc cắt hạch giao cảm cũng là một trong số cách trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ không ưu tiên phương án này bởi chúng có ảnh hưởng đến cơ thể sau đó.
Phương pháp sống lành mạnh
Cùng với các phương án điều trị như trên, người bệnh cũng cần kết hợp duy trì lối sống lành mạnh với các thói quen sinh hoạt đúng mực. Cụ thể là: tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ dinh dưỡng, không sử dụng các chất kích thích,… Bệnh nhân cũng cần suy nghĩ thông thoáng, tích cực và chia sẻ nhiều hơn với những người xung quanh để giải tỏa cảm xúc.
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật không phải là một bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân cần điều trị từ sớm để thiết lập lại trình tự cân bằng giữa hệ thần kinh phó giao cảm và giao cảm.
Đăng ký khám và nhận tư vấn qua hotline: 0947.616.006
**Lưu ý:
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội