Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ trong nhóm tuổi 6 - 8 là 25,4%, tỷ lệ này càng tăng lên theo từng nhóm tuổi như 54,6% trẻ ở độ tuổi 9 - 11, 64,1% của nhóm 12 - 14 tuổi và với 15 - 17 tuổi có 68,6% ca sâu răng. Sâu răng được WHO xem là một trong ba mối nguy cho sức khỏe con người, sau bệnh tim và ung thư.
Trẻ nhỏ thường gặp phải tình trạng sâu răng sữa
Răng sữa có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó không chỉ giúp trẻ nhai, nghiền thức ăn mà còn giữ khoảng trên cung hàm giúp cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng vị trí. Khi thực hiện cử động nhai, răng sữa sẽ kích thích sự tăng trưởng của xương hàm, nhất là phát triển chiều cao cung răng.
Mất sớm các răng sữa là một yếu tố gây sai lệch sự cắn khớp của răng vĩnh viễn và ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm sau này. Trẻ bị mất răng sữa sớm còn bị ảnh hưởng lớn tới sự phát âm trong quá trình tập nói sau này.
Bác sĩ Răng Hàm Mặt Bệnh Viện Hồng Ngọc điều trị ca sâu răng sữa ở trẻ
Sâu răng sữa ở trẻ do nguyên nhân nào?
Ở trẻ nhỏ, răng sữa mọc ra vào khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh và đến 2 – 3 tuổi thì 20 chiếc răng sữa đã mọc đủ. Răng sữa có màu trắng, hơi ngả xanh, còn răng vĩnh viễn có màu ngà, bóng sáng hơn rõ rệt. Do mọc sớm nên răng sữa rất dễ bị bào mòn.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sâu răng sữa ở trẻ:
Đầu tiên là do lớp men răng và lớp ngà răng của răng sữa tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp nên dễ bị sâu răng và khi đã bị sâu răng sữa thì mức độ bệnh tiến triển rất nhanh, có khi chỉ cần mới bắt đầu đau răng thì răng đã sâu lan tới tận tủy răng rồi.
Một tác nhân nữa khiến răng sữa bị sâu là do trẻ ăn nhiều đồ ngọt. Những loại thức ăn có hàm lượng đường cao, tính bám dính mạnh và dễ lên men sinh acid đó sẽ làm răng trẻ sâu rất nhanh.
Sự thiếu hiểu biết, chủ quan và thiếu quan tâm của người lớn tới răng sữa của trẻ vì nghĩ răng này sẽ được thay thế khi lớn lên nên đã xem nhẹ bệnh sâu răng sữa, đến khi thấy các tổ chức chung quanh chân răng bị sưng đỏ mới đưa con đi khám bệnh...
Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khách quan khác, như bị sâu răng do bú bình, do ăn uống thiếu chất…
Biểu hiện của sâu răng sữa ở trẻ
Sâu răng trên răng sữa thường khởi đầu ở các hố và rãnh. Các vết sâu nhỏ khó có thể phát hiện bằng mắt thường, nhiều trường hợp chỉ có thể phát hiện khi chụp X-quang răng.
Những lỗ thủng ở mặt nhai mà cha mẹ quan sát được là biểu hiện của những lỗ sâu lớn, khi những vết sâu này biểu hiện ở các bề mặt ngoài và mặt trong của răng có nghĩa là tình trạng sâu răng của bé đã rất nghiêm trọng.
Tốc độ phát triển sâu răng phụ thuộc nhiều yếu tố như: độ cứng của tổ chức răng, số lượng chất tựa hữu cơ (matrixprotein), mảng bám vi khuẩn, chất lượng và tần suất ăn uống...
Hướng dẫn trẻ chải răng và súc miệng là cách để hơi thở luôn thơm tho, tránh được sâu răng
Để bé không “sợ” nha sĩ
Các bậc cha mẹ nên tập cho bé tiếp xúc sớm với phòng khám nha khoa và nha sĩ. Và tốt nhất là đến khám, điều trị tại nha khoa dành riêng cho trẻ em. Ở đó sẽ có những câu chuyện về Thỏ đi chữa răng, trước khi nha sĩ thăm khám, bé sẽ được tập làm quen với cô y tá dịu dàng cùng câu chuyện của Thỏ.
Lần khám đầu tiên tốt nhất là trong vòng 6 tháng đầu kể từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mới mọc và trễ nhất là lúc bé 12 tháng tuổi.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ trong nhóm tuổi 6 - 8 là 25,4%, tỷ lệ này càng tăng lên theo từng nhóm tuổi như 54,6% trẻ ở độ tuổi 9 - 11, 64,1% của nhóm 12 - 14 tuổi và với 15 - 17 tuổi có 68,6% ca sâu răng. Sâu răng được WHO xem là một trong ba mối nguy cho sức khỏe con người, sau bệnh tim và ung thư.
Trẻ nhỏ thường gặp phải tình trạng sâu răng sữa
Răng sữa có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó không chỉ giúp trẻ nhai, nghiền thức ăn mà còn giữ khoảng trên cung hàm giúp cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng vị trí. Khi thực hiện cử động nhai, răng sữa sẽ kích thích sự tăng trưởng của xương hàm, nhất là phát triển chiều cao cung răng.
Mất sớm các răng sữa là một yếu tố gây sai lệch sự cắn khớp của răng vĩnh viễn và ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm sau này. Trẻ bị mất răng sữa sớm còn bị ảnh hưởng lớn tới sự phát âm trong quá trình tập nói sau này.
Bác sĩ Răng Hàm Mặt Bệnh Viện Hồng Ngọc điều trị ca sâu răng sữa ở trẻ
Sâu răng sữa ở trẻ do nguyên nhân nào?
Ở trẻ nhỏ, răng sữa mọc ra vào khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh và đến 2 – 3 tuổi thì 20 chiếc răng sữa đã mọc đủ. Răng sữa có màu trắng, hơi ngả xanh, còn răng vĩnh viễn có màu ngà, bóng sáng hơn rõ rệt. Do mọc sớm nên răng sữa rất dễ bị bào mòn.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sâu răng sữa ở trẻ:
Đầu tiên là do lớp men răng và lớp ngà răng của răng sữa tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp nên dễ bị sâu răng và khi đã bị sâu răng sữa thì mức độ bệnh tiến triển rất nhanh, có khi chỉ cần mới bắt đầu đau răng thì răng đã sâu lan tới tận tủy răng rồi.
Một tác nhân nữa khiến răng sữa bị sâu là do trẻ ăn nhiều đồ ngọt. Những loại thức ăn có hàm lượng đường cao, tính bám dính mạnh và dễ lên men sinh acid đó sẽ làm răng trẻ sâu rất nhanh.
Sự thiếu hiểu biết, chủ quan và thiếu quan tâm của người lớn tới răng sữa của trẻ vì nghĩ răng này sẽ được thay thế khi lớn lên nên đã xem nhẹ bệnh sâu răng sữa, đến khi thấy các tổ chức chung quanh chân răng bị sưng đỏ mới đưa con đi khám bệnh...
Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khách quan khác, như bị sâu răng do bú bình, do ăn uống thiếu chất…
Biểu hiện của sâu răng sữa ở trẻ
Sâu răng trên răng sữa thường khởi đầu ở các hố và rãnh. Các vết sâu nhỏ khó có thể phát hiện bằng mắt thường, nhiều trường hợp chỉ có thể phát hiện khi chụp X-quang răng.
Những lỗ thủng ở mặt nhai mà cha mẹ quan sát được là biểu hiện của những lỗ sâu lớn, khi những vết sâu này biểu hiện ở các bề mặt ngoài và mặt trong của răng có nghĩa là tình trạng sâu răng của bé đã rất nghiêm trọng.
Tốc độ phát triển sâu răng phụ thuộc nhiều yếu tố như: độ cứng của tổ chức răng, số lượng chất tựa hữu cơ (matrixprotein), mảng bám vi khuẩn, chất lượng và tần suất ăn uống...
Hướng dẫn trẻ chải răng và súc miệng là cách để hơi thở luôn thơm tho, tránh được sâu răng
Để bé không “sợ” nha sĩ
Các bậc cha mẹ nên tập cho bé tiếp xúc sớm với phòng khám nha khoa và nha sĩ. Và tốt nhất là đến khám, điều trị tại nha khoa dành riêng cho trẻ em. Ở đó sẽ có những câu chuyện về Thỏ đi chữa răng, trước khi nha sĩ thăm khám, bé sẽ được tập làm quen với cô y tá dịu dàng cùng câu chuyện của Thỏ.
Lần khám đầu tiên tốt nhất là trong vòng 6 tháng đầu kể từ khi chiếc răng sữa đầu tiên mới mọc và trễ nhất là lúc bé 12 tháng tuổi.
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội