Phát hiện sớm sa sút trí tuệ ở người cao tuổi để kéo dài tuổi thọ

Phát hiện sớm sa sút trí tuệ ở người cao tuổi để kéo dài tuổi thọ

26-10-2023
Sống khỏe

Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi khiến người bệnh rút ngắn tuổi thọ, chỉ từ 3 – 11 năm sau chẩn đoán. Nghiêm trọng hơn, sau khi mắc bệnh, bệnh nhân sống phụ thuộc hoàn toàn vào người thân kể cả những việc đơn giản nhất.

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là gì?

Sa sút trí tuệ là tình trạng suy giảm khả năng nhận thức do các thương tổn của não. Từ đó, ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực: trí nhớ, ngôn ngữ, điều hành, suy luận, vận động,… Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi không phải do quá trình lão hóa của cơ thể. Bệnh nghiêm trọng hơn và có nguy cơ tử vong cao.

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi xảy đến do sự già hóa dân số. Bệnh lý khiến người bệnh không thể sinh hoạt độc lập, phải phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Các giai đoạn của sa sút trí tuệ tiến triển với 3 cấp độ: cấp độ nhẹ, trung bình và nặng. Bệnh nhân ở giai đoạn ban đầu có thể kiếm soát bệnh tốt nhưng có những dấu hiệu, triệu chứng bệnh không rõ ràng. Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân thường phải nằm liệt giường và hầu như không nhớ gì về người thân, gia đình.

sa sút trí tuệ ở người cao tuổi Phát hiện sớm sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là ưu thế làm tăng chất lượng cuộc sống của người già

Biểu hiện khi mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Giai đoạn đầu

Các triệu chứng sa sút trí tuệ giai đoạn đầu thường dễ bị bỏ qua. Bởi chúng thường giống với tình trạng hay quên của người cao tuổi.

Các biểu hiện của bệnh là:

  • Trí nhớ ngắn hạn: người bệnh thậm chí còn quên luôn bản thân vừa nói những gì vào thời điểm gần nhất.
  • Mất tập trung: không thể, không hứng thú để theo dõi một câu chuyện từ đầu đến cuối.
  • Giao tiếp khó: khó khăn khi lựa chọn từ ngữ phù hợp trong cuộc hội thoại, dùng sai từ ngữ.
  • Khó nhận thức khoảng cách: không thể suy luận về khoảng cách khi đi lại, cầm nắm nên dễ va chạm với đồ vật.
  • Khó khăn khi làm các công việc hàng ngày: không nhớ cách mặc quần áo, không nhớ cách nấu món ăn, không nhớ đường đi,…

Giai đoạn giữa

Bệnh nhân có các biểu hiện rõ ràng hơn và dễ nhận thấy hơn. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là bệnh nhân đã cần được hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày.

Bệnh nhân quên cả những thói quen, hoạt động hàng ngày ví dụ như bị lạc ngay tại nhà mình, quên bản thân đã ăn uống, quên mặt họ hàng,… Ngoài ra, tình trạng suy giảm chức năng ngôn ngữ và suy giảm trí tuệ cũng nặng hơn.

sa sút trí tuệ ở người cao tuổi 2 Các dấu hiệu của sa sút trí tuệ rõ rệt hơn khi bệnh bước vào giai đoạn 2

Giai đoạn cuối

Các triệu chứng sa sút trí tuệ nặng và nghiêm trọng nhất khi ở giai đoạn cuối. Bệnh nhân gần như đã mất hoàn toàn trí tuệ.

  • Không nhận ra nhà mình, không biết địa chỉ nhà, không nhớ ra những người thân cận.
  • Có thể bị mất khả năng nói, hoặc chỉ nói được những từ đơn giản.
  • Mất dần khả năng chăm sóc bản thân: không thể tự ăn, tự uống hay tự sinh hoạt.
  • Trí nhớ gần/ trí nhớ xa đều mất hoàn toàn.
  • Không thể tự nuốt thức ăn, dễ sặc thức ăn nên hay bị viêm phổi.
  • Bệnh nhân đa số nằm trên giường và cần được chăm sóc hoàn toàn.

Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi có đe dọa đến tính mạng hay không?

Thông qua các triệu chứng sa sút trí tuệ, có thể thấy rằng bệnh lý này không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi vẫn có thể gây tử vong cho người bệnh.

Bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng do những biến chứng kèm theo khi bệnh nhân mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Tình trạng tử vong phổ biến nhất ở hội chứng này là do nhiễm trùng từ vết tì đè. Điều này có thể khiến bệnh nhân rơi vào hôn mê và kết thúc cuộc sống.

Các biến chứng nghiêm trọng của sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là:

  • Dinh dưỡng kém: người bệnh lười ăn, ăn không ngon do mất phản xa nhai, nuốt. Đây là hệ lụy khiến người bệnh bị thiếu hụt dinh dưỡng, làm giảm tuổi thọ.
  • Viêm phổi: tình trạng khó nuốt khiến bệnh nhân dễ bị sặc, mắc nghẹn, làm rơi thức ăn xuống phổi gây tắc thở hoặc viêm phổi.
  • Nhiễm trùng: từ việc nằm lâu một vị trí, một tư thế các bộ phận cơ thể bị nhiễm trùng.

Có thể bạn quan tâm:

Cần làm gì khi có người mắc sa sút trí tuệ trong nhà

Ngay khi có nghi ngờ, người bệnh cần được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi nên được chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa Tâm Thần. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị tại nhà, với sự chăm sóc, theo dõi của người thân. Do vậy, người chăm sóc bệnh nhân cần sát sao chăm sóc, hỗ trợ sao cho người bệnh uống thuốc đầy đủ, đúng liều.

  • Giai đoạn đầu: tập trung gần gũi, tiếp xúc thân cận với bệnh nhân để tạo lòng tin. Từ đó, người bệnh tin tưởng và tiếp nhận sự chăm sóc từ bên ngoài hơn.
  • Giai đoạn giữa: nhắc nhở, giúp đỡ người bệnh trong việc gợi mở kí ức, công việc cần làm. Cùng với đó là hỗ trợ những công việc đơn giản bệnh nhân cần được giúp đỡ như: cùng nấu ăn, dìu đỡ khi đi lại, đưa bệnh nhân ra khỏi không gian quen thuộc,…
  • Giai đoạn cuối: giám sát và chăm sóc bệnh nhân liên tục để không xảy ra những sự việc đáng tiếc.

sa sút trí tuệ ở người cao tuổi Tham gia hoạt động kích thích tinh thần cùng người thân là cách phòng bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi đang là bệnh lý nghiêm trọng cần phát hiện và điều trị sớm trong bối cảnh già hóa dân số như hiện nay. Bệnh lý này gây nên áp lực lớn đến nền kinh tế, cũng như làm giảm chất lượng sống của người bệnh và gia đình người bệnh.

Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:

**Lưu ý

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị.

Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay