Suy giảm trí nhớ: Những điều bạn cần phải biết

Suy giảm trí nhớ: Những điều bạn cần phải biết

25-09-2023
Sống khỏe
Tâm lý và sức khỏe tâm thần

Hơn 50% người mắc suy giảm trí nhớ tiến triển thành bệnh sa sút trí tuệ trong thời gian chỉ 3 năm sau đó. Nghiêm trọng hơn, người trẻ cũng có nguy cơ giảm trí nhớ.

Thế nào là suy giảm trí nhớ?

Suy giảm trí nhớ còn được gọi với tên khác là chứng hay quên. Theo thời gian, quá trình lão hóa bắt đầu khiến cho não bộ giảm khả năng ghi nhớ các hoạt động hàng ngày. Thế nhưng, chứng suy giảm trí nhớ vẫn có thể trầm trọng thêm khi gặp các yếu tố khác như: lối sống, di truyền hoặc mắc các bệnh về não.

Ban đầu, người bệnh sẽ bị đãng trí, quên ngay những sự việc vừa mới xảy ra. Càng về sau, bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn: giảm năng suất học tập, làm việc, hay đi lạc, quên tên người thân, họ hàng. Bệnh tiến triển nặng rất nhanh, trở thành sa sút trí tuệ, hoặc alzheimer,... sau một thời gian ngắn.

Nhớ trước quên sau, hay nhầm lẫn, không thể tập trung là các triệu chứng của suy giảm trí nhớ

Bệnh suy giảm trí nhớ có biểu hiện thế nào?

Người bệnh cần nhận biết rõ ràng các dấu hiệu suy giảm trí nhớ để có phương án dự phòng từ sớm. Bệnh giảm trí nhớ có các triệu chứng như:

  • Quên vị trí đồ đạc trong nhà

  • Khó khăn khi ghi nhớ thông tin mới, dữ liệu mới

  • Quên mất các mốc thời gian, sự việc đã xảy ra trong quá khứ

  • Không nhớ nổi các việc bản thân muốn làm/ cần làm

  • Nhầm lẫn giữa mốc thời gian, chi tiết của sự việc

  • Nói trước quên sau, hay kể đi kể lại một sự việc quá nhiều lần

  • Tâm trạng thất thường, hay stress, cáu gắt, căng thẳng

  • Giảm khả năng giải quyết, phán đoán tình huống

  • Trường hợp nặng có thể bị mất phương hướng, hay quên đường tới những địa điểm thân quen

Đâu là nguyên nhân gây nên suy giảm trí nhớ?

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ còn phụ thuộc vào từng người. Tuy nhiên, đây là các nguyên nhân của chứng mất trí nhớ:

Tế bào thần kinh bị thoái hóa

Bộ não được hình thành từ các tế bào thần kinh và các khớp nối với số lượng hàng trăm tỉ, hàng nghìn tỉ tế bào. Tuy nhiên, các nơ ron thần kinh có hiện tượng mất đi sau tuổi 25. Điều này có nghĩa là con người sẽ bị giảm trí nhớ dần dần, tỉ lệ thuận với con số 3.000 tế bào thần kinh bị mất đi mỗi ngày.

Trung bình những người bị suy giảm trí nhớ thường gặp nhất là ở độ tuổi 85, với tỉ lệ 50%. Tỉ lệ này sẽ giảm đối với những người dưới 50 tuổi. Hiện nay, bệnh suy giảm trí nhớ đang có dấu hiệu trẻ hóa và cần được khắc phục để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thoái hóa các tế bào thần kinh sau năm 25 tuổi là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ

Tăng sinh các gốc tự do

Các gốc tự do được sản sinh do quá trình chuyển hóa cơ thể hàng ngày. Các mảnh phân tử không ổn định được sinh ra này làm phá hủy các mô, tế bào, các tổ chức của cơ thể (đặc biệt là não bộ). Bởi vì não bộ hầu như không có khả năng chống lại các gốc tự do. Trong thành phần của não lại sở hữu thành phần chứa nhiều axit béo dễ bị oxy hóa.

Các gốc tự do còn dễ dàng sản sinh do các yếu tố: stress, căng thẳng, chất kích thích, đồ ăn nhanh hay do các yếu tố từ môi trường. Chúng ảnh hưởng lớn đến não bộ gây nên chứng Alzheimer, suy giảm trí nhớ, đột quỵ,…

Rối loạn giấc ngủ

Thông thường, cơ thể cần được nghỉ ngơi thông qua giấc ngủ để phục hồi và đào thải độc tố. Trong thời gian đó, não bộ sẽ hoàn thành nhiệm vụ lưu trữ thông tin. Khi bị mất ngủ, thiếu ngủ; quá trình ghi nhớ của não sẽ bị gián đoạn khiến cho trí nhớ bị kém, bị mất dần.

Stress, căng thẳng

Căng thẳng làm tăng tốc quá trình sản sinh các gốc tự do. Điều này khiến não bộ bị ảnh hưởng, gây giảm trí nhớ mất tập trung. Do vậy, những người hay bị stress cần lưu ý điểm này.

Mất cân bằng dinh dưỡng

Người bệnh có thể bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển não bộ. Các chất này có tác dụng giúp não sản sinh nhiều chất dẫn truyền và tế bào thần kinh. Sự thiếu hụt dưỡng chất khiến tình trạng suy giảm trí nhớ diễn ra nhiều hơn.  

  • Thiếu chất sắt: khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt và làm giảm trí nhớ.

  • Thiếu hụt vitamin nhóm B: gây ảnh hưởng đến trí nhớ, tâm trạng và suy nghĩ làm cho người bệnh mất trí nhớ ngắn hạn, dài hạn.

Ảnh hưởng từ bệnh lý

Một số căn cứ cho rằng các căn bệnh khác cũng có ảnh hưởng khiến cho não không nhận đủ lưu lượng máu cần thiết. Do vậy, những người mắc bệnh tim mạch, xương khớp, tuần hoàn (thiếu máu não) cần đặc biệt chú trọng đến tình trạng suy giảm trí nhớ.

Ngoài ra, những người bị suy giảm trí nhớ cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc.

Độ tuổi có nguy cơ cao mắc suy giảm trí nhớ

Thông thường, suy giảm trí nhớ phổ biến nhất ở những người cao tuổi với sự thoái hóa của hệ thần kinh. Thế nhưng, tình trạng này đã dần đã trẻ hóa nhiều hơn ở thời điểm hiện tại.

Thống kê cho thấy có đến 20 – 30% người trẻ đã gặp vấn đề với trí nhớ ngay khi ở mức 30 tuổi. Nhóm đối tượng này chủ yếu là nhân viên văn phòng, phụ nữ sau sinh,… Điều này vô cùng nghiêm trọng và cần có phương án cải thiện. 

Suy giảm trí nhớ có tác hại gì?

Bệnh nhân mắc suy giảm trí nhớ mất tập trung bị ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày, khiến cuộc sống và sức khỏe bị đảo lộn.

Khi khả năng tập trung, tư duy và xử lý công việc bị giảm; thì hiệu quả công việc, học tập bị ảnh hưởng là điều dễ hiểu. Giảm trí nhớ khiến người bệnh hay quên trước sau, xảy đến các sai sót không đáng có.

Sa sút trí tuệ

Đa số người suy giảm trí nhớ sẽ tiến triển thành bệnh sa sút trí tuệ. Các biểu hiện: giảm trí nhớ, mất khả năng nhận biết đồ vật, rối loạn vận động, rối loạn ngôn ngữ,… chiếm 50% trong tổng số người bị suy giảm trí nhớ.

Bệnh tiến triển làm bệnh nhân mất đi khả năng tư duy, kĩ năng tự chăm sóc bản thân trong cuộc sống hàng ngày,… Điều này tạo nên những gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Alzheimer

Bệnh suy giảm trí nhớ có nguy cơ tiến triển thành Alzheimer với tỉ lệ 10%. Điều này xảy đến do sự phát triển không ngừng của loại protein tên là Amyloid Beta.

Đây là bệnh lý tiêu biểu nhất khi mắc phải sa sút trí tuệ (70 – 80% trường hợp mắc phải). Loại bệnh này không được chữa khỏi hoàn toàn nên bệnh nhân cần hết sức lưu ý.

Teo não

Bệnh suy giảm trí nhớ còn có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở não như: teo não, tổn thương chất trắng, giãn não thất,…

Parkinson

Mệt mỏi, giảm chữ viết, rối loạn nhận thức,.. là các biểu hiện của chứng parkinson ở giai đoạn sớm. Khi đó, bệnh nhân có thể bị thoái hóa các tế bào thần kinh vùng đen. Tình trạng này làm gián đoạn quá trình sản xuất các chất dẫn truyền của não bộ. Đây là một trong những biến chứng nặng của bệnh suy giảm trí nhớ.

Biện pháp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ

Khi điều trị, cần sự kết hợp giữa nhiều phương pháp: điều chỉnh tâm lý, cải thiện dinh dưỡng, thay đổi lối sống, điều trị bệnh lý liên quan,… Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp quá trình điều trị và kiểm soát nguy cơ gây bệnh có chuyển biến tốt.

  • Giải tỏa căng thẳng, áp lực

  • Tăng cường rèn luyện tư duy

  • Vận động/ Tập thể dục thể thao điều độ

  • Bổ sung dinh dưỡng phù hợp

  • Chế độ ăn uống giàu sắt, vitamin nhóm B

  • Phối hợp rèn trí nhớ bằng cách giải câu đố, trò chơi tư duy nhẹ nhàng

  • Chú ý thời gian ngủ, nghỉ ngơi đầy đủ

Quan tâm và chăm sóc não bộ giúp giảm các triệu chứng suy giảm trí nhớ

Bệnh suy giảm trí nhớ nếu không được điều trị sẽ có nhiều chuyển biến xấu. Do vậy, bệnh nhân không được xem nhẹ những triệu chứng kể trên khi gặp tình trạng suy giảm trí nhớ.

Đăng ký khám và nhận tư vấn tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay