Phương pháp điều trị copd từ chuyên gia

Phương pháp điều trị copd từ chuyên gia

25-04-2023

Hỏi:

Thưa bác sĩ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có chữa được hay không? Nếu có thì phương pháp điều trị COPD là gì?

Đáp:

Theo BSCKII. Lê Thị Trâm (Chuyên khoa Hô hấp - BVĐK Hồng Ngọc): Bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD) xảy ra khi đường thở bị viêm, tổn thương và hẹp đường dẫn khí dẫn tới khó thở, thở khò khè, tức ngực, mệt mỏi gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. COPD không thể điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát để bệnh không tiến triển nặng hơn và giảm thiểu các đợt cấp, biến chứng nguy hiểm.

Cụ thể, các phương pháp điều trị COPD đang được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Cai thuốc lá và ngừng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ

Hút thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, do vậy muốn điều trị bệnh, trước tiên người bệnh cần cai thuốc lá, thuốc lào. Đây là việc đầu tiên và cực kỳ quan trọng ngăn chặn COPD tiến triển nặng lên, tăng tuổi thọ và chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh đối đa việc tiếp xúc với khói thuốc, khói bụi ô nhiễm (bếp rơm, củi, than…) và khí độc.

DIEU TRI COPD Cai thuốc lá là việc cần làm đầu tiên để điều trị COPD

Tiêm vaccine phòng nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp là yếu tố chủ yếu nguy cơ gây ra các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tiêm phòng vaccine sẽ làm giảm số lượng và tần suất các đợt cấp nặng, giảm tỷ lệ tử vong ở người mắc COPD, giúp điều trị COPD đạt hiệu quả cao nhất.

Bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính nên thực hiện tiêm phòng vaccine cúm định kỳ hàng năm. Ngoài ra, giai đoạn ổn định người bệnh được khuyến cáo tiêm thêm vaccine phế cầu.

Điều trị COPD bằng thuốc

Thuốc giãn phế quản

- Thuốc giãn phế quản là nền tảng quan trọng trong điều trị COPD - bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

- Ưu tiên sử dụng các loại thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài, dùng đường phun, hít, xịt hoặc dùng khí dung.

Bác sĩ sẽ quyết định liều lượng và đường dùng của các thuốc này tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn đường thở, mức độ triệu chứng và tần suất xuất hiện đợt cấp của COPD.

Corticoid dạng hít (ICS)

- ICS có tác động rất nhỏ đến chức năng phổi, nhưng lại làm giảm đợt cấp, làm chậm sự tiến triển của các triệu chứng hô hấp và có thể cải thiện phần nào tỷ lệ tử vong do COPD

- Hiệu quả của ICS ở bệnh nhân có số lượng bạch cầu ái toan tăng cao trên 300c/ml đã được xác nhận.

Như vậy nhóm thuốc steroid (corticosteroid) dạng hít được lựa chọn kê đơn cho những người thường xuyên có đợt cấp khó thở phải nhập viện (bệnh nhân nhóm E), bệnh nhân có bạch cầu ái toan trên 300 tế bào/lít, bệnh nhân có chồng lấp với hen phế quản.

Tuy nhiên, sử dụng corticoid thường xuyên trong điều trị COPD sẽ gây ra một số tác dụng phụ, nên người bệnh cần thận trọng và chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ.

dieu tri copd Corticoid dạng hít thường được sử dụng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Corticoid đường uống

Thuốc Corticoid đường uống thường được dùng cho những bệnh nhân ở giai đoạn bùng phát mức độ trung bình, nặng. Điều trị COPD bằng Corticoid đường uống trong thời gian ngắn 7- 10 ngày. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa bệnh diễn biến trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, như đã đề cập bên trên, nếu sử dụng Corticoid trong thời gian dài sẽ cónguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm như: Viêm phổi, Lao phổi, loãng xương, đục thủy tinh thể, tăng cân, đái tháo đường… Do đó, việc sử dụng Corticoid đường uống trong điều trị COPD phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng cho những bệnh nhân phổi tắc nghẽn đợt bùng phát có xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng như: ho có đờm đục, màu xanh vàng, sốt, tình trạng bệnh diễn biến xấu hơn. Thuốc kháng sinh có hiệu quả tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Tốt nhất nên cấy đờm trong đợt cấp trung bình nặng để chọn kháng sinh phù hợp.

Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng trong phòng ngừa và điều trị COPD về lâu dài.

Điều trị COPD bằng các liệu pháp khác

Liệu pháp oxy

Thở oxy tại nhà ở bệnh nhân COPD là biện pháp hỗ trợ người bệnh đang trong tình trạng bị thiếu oxy máu mạn tính, suy hô hấp mạn tính. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mà liệu pháp thở oxy được sử dụng ngắn hạn tại các cơ sở y tế trong đợt cấp có suy hô hấp

Phục hồi chức năng phổi

Phục hồi chức năng phổi không chỉ dành riêng cho bệnh nhân COPD mà còn có hiệu quả tốt với những người đang mắc các bệnh phổi khác như: tăng áp phổi, bệnh phổi mô kẽ, trước hoặc sau mổ ghép tạng, xơ nang phổi…

Ngay tại nhà, bệnh nhân cũng có thể thực hiện các bài tập thở đơn giản nhưng hiệu quả cao như bài tập thở mím môi, thở cơ hoành theo hướng dẫn trong video dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=vxcA-35Z3FA

Tập thở kết hợp thể dục nhẹ nhàng có tác dụng rất tốt giúp phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đem lại kết quả điều trị COPD tối ưu.

Liệu pháp thông khí không xâm lấn

Liệu pháp thông khí không xâm lấn là hình thức hỗ trợ thở máy cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính mà không sử dụng ống đặt nội khí quản. Liệu pháp này thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân suy hô hấp cấp và mạn tính, tránh được các biến chứng có thể xảy ra khi thông khí cơ học xâm lấn.

Bệnh nhân đang được đo chức năng hô hấp

Điều trị COPD bằng phẫu thuật

Đối với những bệnh nhân COPD ở giai đoạn nặng, không đáp ứng được các phương pháp điều trị kể trên, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật giảm thể tích phổi

- Phẫu thuật giảm thể tích phổi là loại bỏ các vùng mô phổi bị tổn thương, tạo thêm không gian trong khoang ngực giúp các mô phổi còn khỏe mạnh có thể hoạt động hiệu quả hơn.

- Đặt van phế quản 1 chiều làm giảm thể tích vùng phổi căng phồng

Sau phẫu thuật, bệnh nhân COPD sẽ cải thiện được chức năng thở và chất lượng cuộc sống.

Phẫu thuật ghép phổi

Ghép phổi là một phẫu thuật lấy bỏ phổi bị bệnh và thay thế bằng phổi lành của người hiến. Phẫu thuật ghép phổi được chỉ định cho người mắc bệnh COPD nặng và có tiên lượng xấu nếu không được ghép phổi.

Sau khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép phổi, người bệnh sẽ cải thiện được đáng kể khả năng thở và hoạt động thể chất. Tuy nhiên đây là một cuộc phẫu thuật lớn với nhiều rủi ro và sau khi ghép phổi, bệnh cần phải dùng thuốc để ức chế miễn dịch suốt đời.

Phẫu thuật cắt phổi

Khi điều trị COPD, bác sĩ sẽ thực hiện cắt đi khoảng 20% – 30% phần phổi bị tổn thương nặng nhất, giúp tăng thông khí ở phần phổi còn lại. Sau phẫu thuật cắt phổi, chức năng thông khí sẽ tốt hơn và các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng sẽ giảm đi.

Tuân thủ điều trị khám định kỳ

Do quá trình điều trị COPD thường kéo dài suốt đời, nên người bệnh cần tuân thủ lịch tái khám theo chỉ định của bác sĩ, chủ động đến bệnh viện kiểm tra khi có những dấu hiệu bất thường để được điều trị càng sớm càng tốt nhằm hạn chế tổn thương phổi có thể xảy ra.

Thăm khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh COPD phải điều trị thuốc thường xuyên liên tục theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt việc sử dụng các dụng cụ xịt, phun hít thuốc đúng cách thì mới có hiệu quả. Khám bệnh hàng tháng, người bệnh sẽ được bác sỹ đánh giá mức độ tiến triển của bệnh, mức độ tuân thủ điều trị, hướng dẫn phục hồi chức năng phổi hạn chế tình trạng tiến triển của bệnh đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính được điều trị bằng phác đồ GOLD 2023 tân tiến nhất hiện nay. Đây là phác đồ cá thể hóa với từng bệnh nhân, có hướng dẫn, theo dõi và đánh giá hiệu quả thường xuyên. Phối hợp chặt chẽ giữa điều trị nội khoa và phục hồi chức năng phổi, giúp bệnh nhân:

- Giảm nhẹ triệu chứng, giảm tần suất tái phát

- Giảm số đợt cấp nặng cần nhập viện

- Cải thiện khả năng vận động

Đăng ký tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý hô hấp TẠI ĐÂY

Chuyên khoa Hô hấp - BVĐK Hồng Ngọc

Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0947.616.006

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích kháchttps://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi
Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay