Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng

Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng

16-01-2025

Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là bước đầu tiên trong hành trình khôi phục vận động của những bệnh nhân tổn thương khớp háng do hoại tử chỏm xương đùi, thoái hóa khớp háng, viêm khớp,... Tuy nhiên, để lấy lại tầm vận động và biên độ vận động toàn diện, người bệnh cần phải chú trọng vào quá trình tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng

Tại sao cần tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng?

Sau phẫu thuật thay khớp háng, cơ thể cần thời gian để thích nghi và khôi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tối ưu, việc tập luyện phục hồi chức năng đóng vai trò không thể thiếu. Đây chính là bước tiếp nối quan trọng giúp khớp mới hoạt động hiệu quả và hỗ trợ bệnh nhân lấy lại khả năng vận động một cách an toàn, cụ thể:

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng là bước quan trọng để người bệnh lấy lại được khả năng vận động

  • Giảm đau, giảm phù nề: Thúc đẩy lưu thông máu, giảm sưng tấy và tăng cường tốc độ hồi phục.
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Tập luyện giúp các nhóm cơ quanh khớp háng hỗ trợ tốt hơn, tăng sự ổn định khi vận động.
  • Cải thiện tầm vận động: Khôi phục sự linh hoạt của khớp háng, giúp bạn thực hiện các động tác như ngồi, đứng hoặc bước đi dễ dàng hơn.
  • Bảo vệ khớp háng mới: Tăng khả năng chịu lực và ngăn ngừa nguy cơ tổn thương cho khớp nhân tạo mới thay.
  • Khôi phục vận động: Tập phục hồi chức năng giúp khớp gối tăng khả năng linh hoạt, lấy lại biên độ vận động như khớp thật, người bệnh có thể tự tin thực hiện các hoạt động hàng ngày mà không bị hạn chế.

Bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng theo từng giai đoạn mục tiêu

2 ngày đầu tiên sau phẫu thuật

Người bệnh có thể bắt đầu tập các bài tập vận động trên giường, thay đổi tư thế ngay từ ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Mục tiêu của việc tập luyện này là để giảm đau, tránh phù nề và duy trì tuần hoàn máu.

Các bài tập: 

  • Khớp cổ chân: Tập gấp duỗi và xoay khớp cổ chân, tập vài lần trong ngày, mỗi lần 5-10 phút. Bài tập được tiến hành bắt đầu sau khi phẫu thuật cho đến khi khỏi bệnh.
  • Khớp gối: Bệnh nhân nằm ở tư thế 2 chân duỗi thẳng, mũi chân thẳng lên trần nhà, tập gấp duỗi gối bằng cách nâng khớp gối lên thụ động hoặc chủ động, lưu ý không xoay khớp gối. Tập 20 động tác mỗi lần và khoảng 2 lần/ngày. 
  • Co cơ mông: Bệnh nhân nằm ngửa, co cơ mông trong 5 giây rồi nghỉ 5 giây. Tập mỗi lần 10 động tác và ngày tập 5 lần.
  • Tập khớp háng: Bệnh nhân nằm ngửa 2 chân duỗi thẳng, tập dạng và khép khớp háng cả 2 chân. Chú ý không xoay khớp háng vào trong và luôn để ở tư thế hơi xoay ngoài.
  • Tập co cơ tĩnh: Bệnh nhân nằm với gối thẳng, nâng cả 2 chân lên khỏi mặt giường, mỗi lần co 5 giây rồi nghỉ 5 giây. Tập 10 động tác trong 1 lần và 10 lần/ngày.
  • Tập mạnh sức cơ tứ đầu đùi: Bệnh nhân nằm thẳng đặt 1 gối dưới khoeo chân, giữ cho khớp gối gấp khoảng 30-40 độ. Giữ chặt đùi và đưa cẳng chân lên trên giữ trong khoảng 5 giây rồi từ từ đưa về vị trí cũ. Mỗi lần làm 10 động tác và 3-4 lần/ngày.

Từ ngày thứ 3-5 sau phẫu thuật

Mục tiêu của giai đoạn này là tiếp tục tăng cường vận động khớp và cơ, giúp bệnh nhân phục hồi dần dần.

Từ ngày thứ 3 sau phẫu thuật, người bệnh có thể bắt đầu tập đung đưa chân

Từ ngày thứ 3 sau phẫu thuật, người bệnh có thể bắt đầu tập đung đưa chân

Các bài tập: 

  • Tập ngồi dậy: Bắt đầu ngồi dậy từ giường, thực hiện động tác này nhiều lần để làm quen với việc đứng lên và ngồi xuống.
  • Đung đưa chân: Đưa hai chân ra khỏi giường, thực hiện động tác đung đưa chân từ từ để làm quen với việc vận động chân phẫu thuật.
  • Tăng sức mạnh cơ đùi: Tập các động tác nâng đùi từ tư thế nằm, giúp gia tăng sức mạnh cơ đùi.

Từ ngày thứ 5 đến 4 tuần sau phẫu thuật

Người bệnh tập tăng cường sức mạnh cơ, cải thiện tầm vận động của khớp háng.

Các bài tập: 

  • Tập đứng và đi với nạng, khung, sau đó dần giảm bớt sự dựa dẫm và trợ cụ.
  • Tập nâng chân và khép/dạng háng: Bệnh nhân đứng chịu trọng lực trên chân lành, 2 tay bám vào thành ghế. Nâng gối chân phẫu thuật lên, giữ trong 2-3 giây rồi từ từ hạ xuống. Sau đó, giữ nguyên tư thế chân lành, tập khép và dạng háng với chân mới phẫu thuật.
  • Tập gấp và duỗi khớp háng: Đưa chân phẫu thuật ra trước và ra sau nhưng không gấp quá 90°. 
  • Tập đi bộ và lên xuống cầu thang.
  • Tập sức mạnh sức cơ tư thế đứng: Tập kéo chân bằng dây chun.
Bệnh nhân có thể bắt đầu tập với nạng hoặc có người đỡ

Bệnh nhân có thể bắt đầu tập với nạng hoặc có người đỡ

Từ 4-6 tuần sau phẫu thuật

Bệnh nhân tiếp tục tăng cường sức mạnh cơ, bắt đầu đi lại và tham gia các hoạt động nhẹ.

Các bài tập:

  • Đi bộ: Bệnh nhân đi bộ với nạng hoặc gậy, lần đầu đi khoảng 5-10 phút trong 1 lần và đi 3-4 lần/ngày. Những lần sau có thể đi 20-30 phút và 2-3 lần/ngày.
  • Tập đạp xe tại chỗ
  • Tham gia các hoạt động hàng ngày: rửa bát, giặt giũ,…

Từ 6-12 tuần sau phẫu thuật

Ở giai đoạn này, người bệnh gần như đã phục hồi, có thể tập đi bộ độc lập mà không sử dụng nạng và tập thử lái xe (tùy vào khả năng phục hồi của từng người).

Từ sau 12 tuần trở đi

Sau 12 tuần, bệnh nhân đã phục hồi và có thể trở lại cuộc sống bình thường, sinh hoạt, làm việc và hoạt động thể thao như trước đó.

Một số lưu ý trong quá trình phục hồi sau thay khớp háng

Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình phục hồi sau thay khớp háng nhân tạo:

  • Không gấp khớp háng quá 90 độ và không xoay khớp háng vào trong.
  • Không được ngồi xổm.
  • Không được ngồi trên ghế mà không có tay vịn.
  • Không được ngồi ghế hoặc toilet thấp.
  • Không được xoay khớp gối khi đứng, ngồi, khi nằm và phải kê gối giữa 2 chân.
  • Muốn đứng dậy từ ghế: bệnh nhân đưa chân phẫu thuật ra trước sau đó từ từ đứng dậy.

Chuyên khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, xây dựng phác đồ phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng chuyên sâu với thiết bị hiện đại cùng kỹ thuật nắn chỉnh bằng tay giúp bệnh nhân khôi phục vận động nhanh chóng. Quý khách hàng có nhu cầu nhận tư vấn về dịch vụ phục hồi chức năng sau phẫu thuật khớp háng, vui lòng liên hệ hotline 0911.858.622 để được hỗ trợ và đặt lịch.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:  https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc   

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay