Ợ chua có lẫn máu là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Vậy, ợ chua ra máu là triệu chứng của bệnh lý nào và xảy ra do đâu? Cùng theo dõi bài viết chi tiết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như biến chứng gặp phải về hiện tượng này.
Ợ chua ra máu là gì?
Ợ chua ra máu là hiện tượng acid dạ dày cùng với máu trào ngược lên thực quản, cổ họng và xoang miệng. Khi nôn ra ngoài, máu sẽ có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Điều này chứng tỏ, sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề, cơ quan nội tạng trong cơ thể đã bị xuất huyết.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà lượng máu nôn ra là nhiều hay ít. Khi mất khoảng 500ml, thì cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, thở nhanh và buồn nôn. Do đó, nếu để tình trạng ợ chua nôn ra máu kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
Nguyên nhân gây ợ chua ra máu
Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến triệu chứng ợ chua ra máu? Để đưa ra biện pháp chữa trị hiệu quả, bạn nên tìm hiểu một số nguyên nhân điển hình dưới đây:
Trào ngược dạ dày nôn ra máu
Luồng khí tích tụ trong dạ dày sẽ theo acid đẩy lên thực quản gây hiện tượng ợ chua. Đồng thời, lượng acid dịch vị tăng cao làm bào mòn và tổn thương niêm mạc. Lúc này các vết loét bắt đầu hình thành, nếu không chữa trị kịp thời chúng sẽ trở nên nghiêm trọng dẫn đến trào ngược dạ dày nôn ra máu.
Xuất huyết thực quản
Pepsin có trong dịch vị, khi bị đẩy ngược lên sẽ phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc thực quản. Acid dễ dàng tiếp xúc với niêm mạc và gây viêm nhiễm. Cùng với đó, tĩnh mạch thực quản giãn nở quá mức sẽ gây vỡ mạch máu. Máu chảy ra khỏi lòng mạch dẫn đến hiện tượng xuất huyết thực quản.
Do đó, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng ợ chua có lẫn máu, mệt mỏi, buồn nôn.
Xuất huyết dạ dày
Ợ chua là triệu chứng thường gặp của bệnh xuất huyết dạ dày nôn ra máu. Máu có màu đỏ tươi hoặc đen chảy ra từ niêm mạc dạ dày. Đồng thời, trong máu cũng có lẫn với một ít thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn.
Ngoài triệu chứng này, người bệnh còn bị đau vùng thượng vị, đi ngoài ra máu, buồn nôn, cơ thể xanh xao,…
Ung thư dạ dày
Triệu chứng ợ chua lẫn máu có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu của người bị ung thư dạ dày. Khối u cọ sát vào niêm mạc gây vỡ mạch máu. Đồng thời, người bệnh còn có biểu hiện mệt mỏi, sụt cân nhanh, thiếu máu,…
Ợ chua ra máu có nguy hiểm không?
Khi bị ợ chua có lẫn máu, bạn nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bởi vì, triệu chứng này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
Thiếu máu: Nếu
ợ chua nôn ra máu đỏ tươi
kéo dài sẽ khiến cơ thể bị mất máu, từ đó gây thiếu máu. Trong trường hợp mất máu cấp tính, bạn có thể bị sốc và tử vong.
Các vấn đề về hô hấp: Khi ợ chua, acid sẽ trào ngược lên đường hô hấp gây tổn thương lớp niêm mạc. Do đó, bạn dễ bị viêm họng, khàn tiếng, nghẹt mũi, nặng hơn là viêm phổi.
Hẹp thực quản: Niêm mạc thực quản bị sưng lên và viêm loét do acid. Các vết loét có thể tạo thành sẹo khiến lòng thực quản sẽ bị thu hẹp lại, từ đó dẫn đến hiện tượng khó nuốt, nghẹn,…
Barrett thực quản là tình trạng niêm mạc bị biến đổi, nếu không điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, đe dọa đến tính mạng.
Cách trị ợ chua ra máu tại nhà
Ngay tại nhà, bạn có thể áp dụng các biện pháp chữa ợ chua lẫn máu. Những biện pháp này sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị:
Điều chỉnh lối sống lành mạnh
Tình trạng ợ chua, nôn ra máu sẽ được cải thiện nếu bạn thiết lập cho mình những thói quen sống lành mạnh như:
Ăn uống hợp lý, không bỏ bữa giúp giảm tình trạng acid tăng tiết bào mòn niêm mạc dạ dày.
Không ăn quá nhanh, bạn nên ăn chậm và nhai thật kỹ để giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.
Nên chia nhỏ thành 4 - 5 bữa mỗi ngày. Không ăn quá no, tránh dung nạp cùng lúc một lượng lớn thức ăn.
Ăn nhiều rau xanh và củ quả, nhất là các loại thực phẩm giàu chất Sắt giúp tăng khả năng tái tạo máu.
Hạn chế ăn các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn được chế biến sẵn. Chỉ nên ăn những món đã được nấu chín, hầm nhừ như: cháo, súp,…
Giảm ăn những thực phẩm chứa đường hóa học như: bánh, kẹo, nước ngọt,…
Uống nhiều nước, nhất là khi sử dụng kháng sinh.
Có chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, kết hợp với tập luyện thể dục đều đặn.
Tránh căng thẳng, lo lắng quá mức. Bởi vì tâm trạng tiêu cực sẽ càng khiến dạ dày bị viêm loét nặng hơn.
Không uống rượu bia, hút thuốc lá cũng là cách chữa xuất huyết dạ dày, phòng tránh ợ chua ra máu tại nhà hiệu quả.
Khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín, nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
Thực phẩm giảm triệu chứng ợ chua kèm máu
Bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt, bạn nên bổ sung vào thực đơn của mình những loại thực phẩm có tác dụng giảm chứng ợ chua, nôn ra máu như:
Đu đủ chín: giúp hỗ trợ tiêu hóa Protein, làm giảm hội chứng ruột kích thích dẫn đến giảm tình trạng ợ chua. Vì vậy, bạn có thể thưởng thức trực tiếp hoặc làm sinh tố từ loại quả này đều rất ngon.
Củ cải trắng: có tác dụng nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển. Do đó, bạn nên bổ sung loại củ này vào các món ăn để giảm thiểu triệu chứng ợ hơi, khó tiêu và táo bón.
Sữa chua: là thực phẩm bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, tình trạng đầy bụng và ợ chua sẽ giảm dần sau khi ăn.
Hạt sen: có tác dụng kháng viêm và an thần. Đồng thời giúp giảm thiểu tình trạng các vết loét ở dạ dày khi ăn các món nấu từ hạt sen. Ngoài ra, chè hạt sen long nhãn là món ăn tốt gợi ý mà bạn không nên bỏ qua.
Thì là: có hàm lượng xơ ca giúp phân tạo khuôn và đào thải ra ngoài một cách dễ dàng. Đồng thời, loại hạt này còn chứa chất chống co thắt giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Do đó, bạn có thể sử dụng thì là như một loại gia vị thêm vào món ăn.
Bí đỏ: rất giàu Pectin - chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tình trạng viêm loét. Do đó bạn nên bổ sung loại quả này vào thực đơn ăn uống.
Thực phẩm giàu Sắt, vitamin C nên bổ sung
Trong thời gian dài, ợ chua nôn ra máu sẽ khiến cơ thể người bệnh bị suy nh ược, mệt mỏi, thiếu máu,… Vì vậy, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và vitamin C, để tăng khả năng tái tạo hồng cầu, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Thực phẩm giàu Sắt
Dưới đây là các loại thực phẩm giàu sắt giúp cải thiện tình trạng thiếu máu bao gồm:
Củ dền chứa nhiều flavonoid và beta - carotene có tác dụng kích thích tủy sống sản xuất tế bào hồng cầu mới. Do đó, loại củ này không thể thiếu trong bữa ăn của người bị ợ chua nôn ra máu. Bạn có thể dùng củ dền để nấu canh hoặc súp đều rất thơm ngon.
Rau bó xôi là nguồn cung cấp chất sắt và các vitamin A, E tốt cho sức khỏe. Đồng thời, loại rau này còn rất giàu xơ giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng táo bón.
Đậu nành chứa nhiều chất khoáng cần thiết cho cơ thể, trong đó có sắt. Không chỉ vậy, nó còn là một nguồn thực phẩm giàu Protein tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây các bệnh về dạ dày - Helicobacter pylori. Do đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu loại vitamin này như: súp lơ xanh, khoai tây, kiwi, bơ, rau cải, cà rốt,… Tuy nhiên, đối với những loại trái cây có vị chua giàu vitamin C gồm: cam, chanh, bưởi,… thì bạn nên hạn chế sử dụng để ngăn ngừa acid dịch vị tăng cao.
Thực phẩm nên kiêng khi bị ợ chua nôn ra máu
Món ăn cay nóng chứa nhiều gia vị như: ớt, tiêu,… sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Từ đó làm cho các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Trái cây có vị chua như: cóc, xoài, nhót,… Sau khi ăn, lượng acid trong dạ dày tăng cao sẽ kích thích vào niêm mạc, dẫn đến cảm giác cồn cào và khó chịu, trường hợp nặng hơn sẽ gây viêm loét dạ dày.
Bệnh viện Hồng Ngọc - Địa chỉ điều trị ợ chua ra máu hiệu quả uy tín tại Hà Nội
Hy vọng, sau khi đọc xong bài viết bạn sẽ hiểu được sự nguy hiểm của triệu chứng ợ chua ra máu. Khi xuất hiện triệu chứng này, bạn nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được chữa trị càng sớm càng tốt. Để tăng hiệu quả của phương pháp điều trị, bạn nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, đồng thời bổ sung nhiều loại thực phẩm giảm triệu chứng ợ chua và bổ máu.
Với hơn 18 năm phát triển và xây dựng bền vững, bệnh viện Hồng Ngọc hiện nay là điểm đến lý tưởng của hàng nghìn bệnh nhân trong và ngoài nước. Đặc biệt Trung tâm Tiêu hóa Hồng Ngọc hiện nay đang sở hữu nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu người bệnh.
Có thể kể đến như dàn máy nội soi Olympus CV-190 tiên tiến được tích hợp công nghệ NBI hiện đại với nhiều tính năng nổi bật về độ phóng đại, độ sắc nét. Từ đó có thể giúp bác sĩ quan sát chi tiết và chính xác các tổn thương bên trong dù là nhỏ nhất để đưa ra kết quả chẩn đoán cũng như phác đồ điều trị tốt nhất.
Thêm vào đó, đến với Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Hồng Ngọc, bạn sẽ yên tâm hơn với kết quả chẩn đoán từ đội ngũ bác sĩ có thâm niên và chuyên môn. Cụ thể có TS. BS Đặng Thị Kim Oanh - chuyên gia tiêu hóa với hơn 40 năm kinh nghiệm, từng công tác tại Bệnh viện Bạch Mai. Ngoài ra, các bác sĩ khác của khoa từng được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Hàn Quốc, Nhật Bản.
Đăng ký khám các bệnh lý về Tiêu hóa tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
- Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0911 908 856 - 0932 232 016
Email: khamsuckhoecanhan@hongngochospital.vn
Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại: