Hội chứng niệu đạo đặc trưng bởi tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu khó và đau buốt khi đi tiểu. Cần điều trị sớm để tránh những biến chứng cho người bệnh.
Hội chứng niệu đạo là như thế nào?
Hội chứng niệu đạo được dùng để chỉ một nhóm các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu khó kèm đau buốt khi đi tiểu… do niệu đạo bị kích thích. Khi bị kích thích, niệu đạo sưng phồng, làm lòng niệu đạo hẹp và dẫn đến khó khăn khi đi tiểu.
Đối tượng mắc hội chứng niệu đạo chủ yếu là phụ nữ ở độ tuổi 30 - 50.
Triệu chứng thường gặp của hội chứng niệu đạo
Khi mắc hội chứng niệu đạo, người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng dưới đây:
Đi tiểu nhiều lần, tần suất đi tiểu thường là 30 - 60 phút/lần vào ban ngày, ban đêm thường không bị tiểu đêm.
Khó chịu vùng niệu đạo nhưng sự khó chịu sẽ giảm ngay sau khi đi tiểu.
Ngứa ngáy vùng niệu đạo.
Có thể gây ra các triệu chứng về đường ruột như chướng bụng hoặc rối loạn kinh nguyệt do rối loạn chức năng cơ sàn chậu.
Nguyên nhân gây hội chứng niệu đạo
Hội chứng niệu đạo gây ra chủ yếu do các bất thường bẩm sinh hoặc mắc phải dẫn đến hẹp niệu đạo như: chấn thương, sẹo niệu đạo, phì đại tiền liệt tuyến, khối u chèn ép, dị tật lỗ đái thấp.
Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng niệu đạo:
Hóa trị hoặc xạ trị.
Do sử dụng thường xuyên thực phẩm chứa caffein.
Do kích ứng với các sản phẩm như xà phòng, khăn giấy vệ sinh, bọt tắm…
Do quan hệ tình dục không an toàn.
Phương pháp chẩn đoán hội chứng niệu đạo
Các triệu chứng lâm sàng của hội chứng niệu đạo thường giống với các tình trạng như nhiễm trùng tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo… Do đó, bác sĩ phải thực hiện thêm các kỹ thuật chuyên khoa để chẩn đoán chính xác tình trạng người bệnh đang gặp phải.
Các kỹ thuật thường được dùng để chẩn đoán hội chứng niệu đạo gồm:
Xét nghiệm nước tiểu
Việc xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán chính xác hội chứng niệu đạo hay là bệnh lý khác về đường tiết niệu. Nếu mắc các bệnh lý khác thì trong nước tiểu sẽ có vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Với hội chứng niệu đạo, trong nước tiểu sẽ không có vi khuẩn.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là một xét nghiệm cơ bản trong thăm khám bệnh. Dựa vào kết quả xét nghiệm máu có thể chẩn đoán được hội chứng niệu đạo cũng như nhiều bệnh lý khác.
Siêu âm
Siêu âm giúp quan sát những bất thường ở ống niệu đạo như sưng phồng, thắt hẹp niệu đạo… Cùng với kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý.
Điều trị hội chứng niệu đạo như thế nào?
Hiện nay, có 3 phương pháp thường được sử dụng trong việc điều trị hội chứng niệu đạo là điều trị không can thiệp, điều trị nội khoa và phẫu thuật. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất.
Điều trị can thiệp
Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Các biện pháp bao gồm:
Ăn uống khoa học, uống đủ nước, hạn chế ăn nhiều đồ cay nóng…
Không sử dụng thực phẩm có thể gây kích thích niệu đạo như đồ uống chứa caffein, rượu bia.
Không nên mặc quần bó sát quá, quan hệ tình dục an toàn, nhẹ nhàng, tránh thô bạo.
Điều trị nội khoa
Điều trị hội chứng niệu đạo, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:
Thuốc kháng sinh nếu có nhiễm trùng dựa trên các kết quả xét nghiệm.
Thuốc chống co thắt.
Thuốc cải thiện lưu lượng máu.
Phẫu thuật
Loại phẫu thuật được sử dụng nhiều nhất để điều trị hội chứng niệu đạo là nong niệu đạo.
Biện phòng phòng ngừa hội chứng niệu đạo
Có thể giảm nguy cơ mắc hội chứng niệu đạo nếu thực hiện tốt các biện pháp dưới đây:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày, vệ sinh đúng cách từ trước ra sau.
Sử dụng dung dịch vệ sinh lành tính, không gây kích ứng.
Không sử dụng các sản phẩm có thể kích thích niệu đạo như: đồ uống chứa caffein, chất tẩy rửa mạnh.
Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ.
Không nên ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Không mặc quần áo quá bó sát, thô cứng.
Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần.
Đặc biệt, khi có các dấu hiệu bất thường về tiểu tiện, cần đi khám ngay.
Đăng ký khám với chuyên gia Thận tiết niệu BV Hồng Ngọc tại đây:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.