Viêm niệu đạo có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Cần điều trị sớm bệnh lý này để chấm dứt các triệu chứng như đau nhức khi đi tiểu, ngứa niệu đạo… cũng như ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, dẫn đến vô sinh.
Viêm niệu đạo là bệnh gì?
Viêm niệu đạo là tình trạng viêm ở niệu đạo, có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh lý này thường do vi khuẩn gây ra và có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc kháng sinh phù hợp.
Các loại viêm nào đạo thường gặp
Viêm niệu đạo do vi khuẩn gây ra, được chia thành 2 nhóm là:
Viêm niệu đạo do lậu cầu: Vi khuẩn lậu là tác nhân gây bệnh. Loại viêm niệu đạo này chiếm khoảng 20% các trường hợp mắc bệnh.
Viêm niệu đạo do tác nhân khác: Trong đó, chủ yếu là do Chlamydia gây nên.
Bên cạnh đó, cũng có các trường hợp không do vi khuẩn mà do chấn thương niệu đạo, do sỏi hay dị vật trong niệu đạo, do các thủ thuật thực hiện qua đường tiểu gây nên.
Triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo
Khó đi tiểu là triệu chứng chính của bệnh viêm niệu đạo mà hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều gặp phải. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như:
Thường xuyên buồn tiểu, muốn đi tiểu khẩn cấp.
Khó khăn khi bắt đầu mỗi lần đi tiểu.
Có lẫn máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch của nam giới.
Đau khi quan hệ.
Sưng đỏ, đau ở đầu dương vật.
Cảm giác nóng rát, đau khi đi tiểu.
Bị ngứa niệu đạo, cảm giác rất khó chịu.
Những triệu chứng trên có thể xuất hiện thường xuyên hoặc thưa thớt tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người.
Nguyên nhân gây viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, bao gồm các nguyên nhân phổ biến hơn như:
Nhiễm khuẩn
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm niệu đạo ở cả nam và nữ. Vi khuẩn này thường lây lan khi quan hệ tình dục hoặc do đi từ đường tiểu lên. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là vi khuẩn Chlamydia.
Vi khuẩn tấn công gây viêm niệu đạo. Nếu không điều trị sớm, vi khuẩn có thể lây lan, làm tổn thương cơ quan sinh dục cũng như các cơ quan khác của hệ thận tiết niệu.
Vệ sinh kém
Việc vệ sinh vùng kín, dương vật không sạch sẽ sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển và đi ngược vào niệu đạo, gây viêm niệu đạo cũng như gây ra một số bệnh sinh dục khác.
Kích thích từ chất hóa học
Việc sử dụng sữa tắm, xà phòng tắm, dung dịch vệ sinh, nước hoa vùng kín… chứa các chất hóa học dễ gây kích ứng có thể gây viêm tạm thời cho niệu đạo. Cũng có một số trường hợp, yếu tố gây niệu đạo là do gel bôi dương vật, chất chứa trong bao cao su…
Nguyên nhân vật lý
Một nguyên nhân khác dẫn đến viêm niệu đạo có thể do các chấn thương trên niệu đạo, dương vật, hoặc do thực hiện một số thủ thuật y tế như nong niệu đạo, đặt ống thông tiểu, tán sỏi… dẫn đến viêm nhiễm.
Thói quen nhịn tiểu
Thói quen nhịn tiểu thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm niệu đạo. Việc nhịn tiểu khiến cho chất thải, vi khuẩn không được đẩy ra ngoài ngay mà có thêm thời gian tích tụ trong bàng quang, gây viêm bàng quang, viêm niệu đạo và các bệnh lý khác về thận tiết niệu.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm niệu đạo
Vi khuẩn là tác nhân hàng đầu gây viêm niệu đạo và ai cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, có một vài yếu tố làm tăng khả năng bị viêm niệu đạo cần lưu ý đó là:
Số lượng bạn tình: Quan hệ với càng nhiều người thì nguy cơ mắc viêm niệu đạo cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục càng cao.
Xu hướng tình dục: Quan hệ đồng tính có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất.
Quan hệ với người đã hoặc đang bị nhiễm trùng đường tiểu sẽ dễ dẫn đến lây nhiễm viêm niệu đạo.
Có thể bạn quan tâm:
Viêm niệu đạo có nguy hiểm không?
Viêm niệu đạo là một bệnh viêm nhiễm khá thường gặp, có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách, bệnh có thể biến chứng nghiêm trọng như gây hẹp niệu đạo, nhiễm khuẩn lan sang các khu vực khác như thận, bàng quang. Một số người còn gặp biến chứng đường sinh dục như bệnh viêm tinh hoàn, viêm mào tinh… có nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn.
Ở nữ giới, viêm niệu đạo có thể đau, viêm vùng chậu, tăng nguy cơ vô sinh. Ngoài ra, khi mắc bệnh này, nguy cơ mang thai ngoài tử cung cũng cao hơn.
Phương pháp chẩn đoán viêm niệu đạo
Việc chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo chủ yếu dựa vào các triệu chứng gặp phải và xét nghiệm dịch niệu đạo. Cụ thể gồm:
Khám lâm sàng: Các triệu chứng chính là tiểu buốt và có tiết dịch niệu đạo. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra tinh hoàn, thừng tinh, tuyến tiền liệt, các hạch bẹn và tìm các tổn thương viêm loét trên da để kiểm tra các bệnh tình dục khác như bệnh lậu, giang mai, HPV…
Xét nghiệm dịch niệu đạo: Việc xét nghiệm dịch sẽ giúp tìm ra chính xác vi khuẩn gây bệnh. Có thể thực hiện bằng cách soi tiêu, PCR hoặc nhuộm gram.
Điều trị viêm niệu đạo như thế nào?
Viêm niệu đạo được điều trị sớm sẽ tương đối dễ, có thể trị dứt điểm. Thông thường, bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Việc xét nghiệm dịch niệu đạo để tìm ra chính xác tác nhân gây bệnh sẽ giúp bác sĩ kê đơn thuốc đúng, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.
Người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị bệnh, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn ngừa kéo dài gây biến chứng.
Tại Hà Nội, chuyên khoa Thận tiết niệu – BV Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý về thận tiết niệu uy tín, được đông đảo người dân Thủ đô đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn chất lượng dịch vụ.
Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao: TS.BS Nguyễn Thị Thu Hải – 30 năm kinh nghiệm tại Trung tâm Thận tiết niệu và lọc máu BV Bạch Mai
Đáp ứng được trọn gói quy trình chẩn đoán và điều trị các bệnh cấp tính, mạn tính về thận tiết niệu
Trải nghiệm không gian thăm khám và điều trị tiêu chuẩn bệnh viện – khách sạn 5*:
Đăng ký khám Thận tiết niệu tại đây:
Biện pháp phòng ngừa viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo khá phổ biến ở nam giới nhưng cũng có thể được phòng ngừa hiệu quả nếu chủ động áp dụng các biện pháp dưới đây:
Không quan hệ tình dục với nhiều người.
Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh lây nhiễm các bệnh tình dục.
Nên mặc quần lót thoải mái, chất liệu thấm hút tốt để bảo vệ vùng kín.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, vệ sinh trước và sau khi quan hệ.
Sử dụng sản phẩm sữa tắm, dung dịch vệ sinh lành tính, an toàn.
Không được nhịn tiểu quá lâu và nhiều lần.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao hệ miễn dịch, uống đủ nước để đào thải độc tố tốt hơn.
Nếu thực hiện tốt các biện pháp kể trên, bạn có thể phòng ngừa từ sớm bệnh viêm niệu đạo.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.