Dây chằng khớp gối là một dải ngắn tạo nên từ các mô liên kết sợi cứng và các collagen dài giúp kết nối các xương trong khớp gối, đảm bảo khả năng vận động. Vậy đứt dây chằng khớp gối có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Đứt dây chằng khớp gối là gì?
Đứt dây chằng khớp gối là một tình trạng chấn thương mà dây chằng trong khớp gối bị rách hoặc đứt gãy. Dây chằng giúp giữ cho hai đầu xương của đùi và chân đều nhau, giữ cho khớp gối ổn định và giúp điều hướng chuyển động.
Khi đứt dây chằng khớp gối, khả năng ổn định và hoạt động của khớp gối bị suy giảm, gây ra đau đớn, đi lại hạn chế. Đứt dây chằng khớp gối thường xảy ra trong các tình huống chấn thương như tai nạn thể thao, va đập mạnh vào khớp gối, hoặc trong các hoạt động có mức độ căng mạnh lên khớp gối.
Các loại đứt dây chằng khớp gối thường gặp
- Đứt dây chằng chéo trước (ACL - Anterior Cruciate Ligament)
ACL là một trong hai dây chằng chéo trong khớp gối, nằm ở phía trước của khớp. Đứt dây chằng ACL thường xảy ra trong các hoạt động thể thao đòi hỏi vận động bất ngờ như đá bóng, bóng rổ hoặc trượt tuyết…
- Đứt dây chằng chéo sau (PCL - Posterior Cruciate Ligament)
PCL là dây chằng chéo còn lại trong khớp gối, nằm ở phía sau của khớp. Đứt dây chằng PCL thường xảy ra trong các tai nạn giao thông hoặc trong các hoạt động thể thao như đạp xe, khi lực tác động vào phía trước của đầu gối.
- Đứt dây chằng bên ngoài (LCL - Lateral Collateral Ligament) và dây chằng bên trong (MCL - Medial Collateral Ligament)
Đứt dây chằng bên ngoài và bên trong thường xảy ra khi có lực va chạm hoặc căng mạnh vào bên ngoài hoặc bên trong của khớp gối. Các chấn thương này thường xảy ra trong các tình huống giao thông hoặc trong các hoạt động thể thao như bóng rổ hoặc bóng đá.
- Đứt dây chằng bên hông (Lateral Ligament Complex)
Đứt dây chằng bên hông thường là một tổn thương tổng hợp của các dây chằng và cấu trúc liên quan ở phía bên ngoài hoặc bên trong của khớp gối. Đây thường là kết quả của các tình huống căng mạnh hoặc va chạm bên ngoài hoặc bên trong của đầu gối.
Triệu chứng nhận biết đứt dây chằng khớp gối
- Đau quanh khớp gối: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của đứt dây chằng. Đau có thể là cấp tính hoặc mãn tính, đau tăng dần theo thời gian và trong các hoạt động hàng ngày.
- Sưng tấy, bầm tím: Vùng xung quanh khớp gối có thể sưng lên do viêm nhiễm hoặc phản ứng tức thời sau chấn thương.
- Khớp lỏng lẻo: Khi di chuyển, khớp gối có cảm giác rơi ra, vận động không thật chân, trụ chân yếu, dễ ngã khuỵu, hoặc xuất hiện các tiếng “lục khục” trong gối.
- Mất khả năng vận động: Trong một số trường hợp nặng, đứt dây chằng hoàn toàn, bệnh nhân có thể mất khả năng di chuyển, không đứng và đi lại được.
Nguyên nhân gây đứt dây chằng khớp gối
Có nhiều nguyên nhân có thể gây đứt dây chằng khớp gối, bao gồm:
- Va đập mạnh hoặc chấn thương như ngã, bị trật khớp trong các hoạt động thể thao hoặc tai nạn.
- Thay đổi vận động đột ngột, thường gặp nhất khi chơi thể thao bóng đá, bóng rổ và trượt tuyết,... Bệnh nhân thay đổi hướng di chuyển hoặc đổi hướng chạy một cách đột ngột,tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ một cách nhanh chóng và không được chuẩn bị trước dễ gây tổn thương bất ngờ.
- Dây chằng chịu lực trong khoảng thời gian dài, nhất là đối với các vận động viên luyện tập quá nhiều, quá sức hoặc không có thời gian để phục hồi đầy đủ giữa các buổi tập.
- Các chấn thương khác ở khớp gối như gãy xương, rách sụn chêm, vỡ mâm chày, chấn thương mô mềm xung quanh khớp, cũng có thể gây quá tải lực lên dây chằng khiến người bệnh đứt dây chằng khớp gối.
Ngoài ra đứt dây chằng khớp gối có thể gặp phải do tuổi tác hoặc yếu tố di truyền.
Chẩn đoán đứt dây chằng khớp gối
Chẩn đoán đứt dây chằng khớp gối thường đòi hỏi một sự kết hợp giữa kiểm tra bệnh án, thăm khám lâm sàng và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bao gồm:
- Thăm khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ ổn định của khớp gối, phạm vi chuyển động, các triệu chứng gặp phải. Đồng thời, kiểm tra bệnh sử, nguyên nhân gây ra triệu chứng để đưa ra hướng chỉ định phù hợp.
- Chụp X-quang
Chụp X-quang có thể được thực hiện để loại trừ các tổn thương xương như gãy xương hoặc dấu hiệu của bất kỳ biến dạng nào trong khớp gối.
- Chụp MRI (Cộng hưởng từ)
MRI có thể cung cấp hình ảnh chi tiết về các cấu trúc mềm như dây chằng, gân và mô xung quanh khớp gối. Nó có thể giúp xác định rõ hơn về sự tổn thương của dây chằng và mức độ nghiêm trọng của nó.
Cách điều trị đứt dây chằng khớp gối
Dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ đánh giá toàn diện mức độ tổn thương dây chằng khớp gối và có phương pháp điều trị phù hợp:
- Điều trị bảo tồn với trường hợp dây chằng tổn thương nhẹ
Nghỉ ngơi và kiểm soát đau:
Nghỉ ngơi và sử dụng lạnh hoặc ấm để giảm đau và sưng. Việc sử dụng găng tay hoặc đệm cứng có thể giúp hỗ trợ và giữ cho khớp gối ổn định.
Vật lý trị liệu:
Liệu trình vật lý trị liệu có thể bao gồm các bài tập tăng cường cơ bắp xung quanh khớp gối, cải thiện phạm vi chuyển động và ổn định, cũng như giảm sưng và đau.
- Phẫu thuật tái tạo dây chằng
Phẫu thuật tái tạo dây chằng giúp sửa chữa hoặc tái tạo lại dây chằng bị đứt hoặc tổn thương trong khớp gối, đặc biệt là dây chằng chéo trước (ACL) hoặc dây chằng chéo sau (PCL). Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy dây chằng khác của bệnh nhân như dây chằng tại gốc chân hoặc gần đùi và thay thế cho dây chằng khớp gối bị đứt. Vị trí lấy dây chằng cần đảm bảo không ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này của bệnh nhân.
Sau khi phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối, vật lý trị liệu giúp khôi phục sức mạnh của dây chằng là bắt buộc. Liệu trình thay đổi với từng bệnh nhân, bao gồm bài tập tăng cường, đồng thời kiểm soát sự phát triển và đảm bảo mức độ di động phù hợp của khớp.
Phòng ngừa đứt dây chằng khớp gối
Việc duy trì một lối sống hoạt động và lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa đứt dây chằng khớp gối và các chấn thương khác.
- Tập luyện và tăng cường cơ bắp
Thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp xung quanh khớp gối, đặc biệt là cơ bắp đùi và bắp chân. Các bài tập như squat, lunges, leg press, và hamstring curls có thể giúp củng cố và tăng cường sức mạnh của các cơ này, giúp giảm nguy cơ đứt dây chằng.
- Sử dụng thiết bị bảo vệ
Sử dụng trang thiết bị bảo vệ như đai hỗ trợ hoặc găng tay chống trượt khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc làm việc nặng nhọc để giảm nguy cơ chấn thương.
- Thực hiện giãn cơ và làm nóng cơ trước khi vận động
Trước khi tham gia vào hoạt động thể chất nặng nhọc, hãy làm nóng cơ bắp và thực hiện các bài tập giãn cơ để làm dịu và chuẩn bị cơ thể cho hoạt động sắp tới.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã điều trị thành công cho hàng trăm bệnh nhân đứt dây chằng khớp gối bằng nội khoa cũng như phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng. Với đội ngũ y bác sĩ đã từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước cùng trang thiết bị phục hồi chức năng nhập khẩu đồng bộ từ Đức và thiết bị phẫu thuật hiện đại.
Ngoài ra, người bệnh đến thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích như không gian bệnh viện khách sạn 5 sao; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; áp dụng Bảo hiểm và bảo lãnh bảo nhanh chóng.
Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về đứt dây chằng tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0912002131 hoặc 0949646556 để được hỗ trợ kịp thời!
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc
Dây chằng khớp gối là một dải ngắn tạo nên từ các mô liên kết sợi cứng và các collagen dài giúp kết nối các xương trong khớp gối, đảm bảo khả năng vận động. Vậy đứt dây chằng khớp gối có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Đứt dây chằng khớp gối là gì?
Đứt dây chằng khớp gối là một tình trạng chấn thương mà dây chằng trong khớp gối bị rách hoặc đứt gãy. Dây chằng giúp giữ cho hai đầu xương của đùi và chân đều nhau, giữ cho khớp gối ổn định và giúp điều hướng chuyển động.
Khi đứt dây chằng khớp gối, khả năng ổn định và hoạt động của khớp gối bị suy giảm, gây ra đau đớn, đi lại hạn chế. Đứt dây chằng khớp gối thường xảy ra trong các tình huống chấn thương như tai nạn thể thao, va đập mạnh vào khớp gối, hoặc trong các hoạt động có mức độ căng mạnh lên khớp gối.
Các loại đứt dây chằng khớp gối thường gặp
- Đứt dây chằng chéo trước (ACL - Anterior Cruciate Ligament)
ACL là một trong hai dây chằng chéo trong khớp gối, nằm ở phía trước của khớp. Đứt dây chằng ACL thường xảy ra trong các hoạt động thể thao đòi hỏi vận động bất ngờ như đá bóng, bóng rổ hoặc trượt tuyết…
- Đứt dây chằng chéo sau (PCL - Posterior Cruciate Ligament)
PCL là dây chằng chéo còn lại trong khớp gối, nằm ở phía sau của khớp. Đứt dây chằng PCL thường xảy ra trong các tai nạn giao thông hoặc trong các hoạt động thể thao như đạp xe, khi lực tác động vào phía trước của đầu gối.
- Đứt dây chằng bên ngoài (LCL - Lateral Collateral Ligament) và dây chằng bên trong (MCL - Medial Collateral Ligament)
Đứt dây chằng bên ngoài và bên trong thường xảy ra khi có lực va chạm hoặc căng mạnh vào bên ngoài hoặc bên trong của khớp gối. Các chấn thương này thường xảy ra trong các tình huống giao thông hoặc trong các hoạt động thể thao như bóng rổ hoặc bóng đá.
- Đứt dây chằng bên hông (Lateral Ligament Complex)
Đứt dây chằng bên hông thường là một tổn thương tổng hợp của các dây chằng và cấu trúc liên quan ở phía bên ngoài hoặc bên trong của khớp gối. Đây thường là kết quả của các tình huống căng mạnh hoặc va chạm bên ngoài hoặc bên trong của đầu gối.
Triệu chứng nhận biết đứt dây chằng khớp gối
- Đau quanh khớp gối: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của đứt dây chằng. Đau có thể là cấp tính hoặc mãn tính, đau tăng dần theo thời gian và trong các hoạt động hàng ngày.
- Sưng tấy, bầm tím: Vùng xung quanh khớp gối có thể sưng lên do viêm nhiễm hoặc phản ứng tức thời sau chấn thương.
- Khớp lỏng lẻo: Khi di chuyển, khớp gối có cảm giác rơi ra, vận động không thật chân, trụ chân yếu, dễ ngã khuỵu, hoặc xuất hiện các tiếng “lục khục” trong gối.
- Mất khả năng vận động: Trong một số trường hợp nặng, đứt dây chằng hoàn toàn, bệnh nhân có thể mất khả năng di chuyển, không đứng và đi lại được.
Nguyên nhân gây đứt dây chằng khớp gối
Có nhiều nguyên nhân có thể gây đứt dây chằng khớp gối, bao gồm:
- Va đập mạnh hoặc chấn thương như ngã, bị trật khớp trong các hoạt động thể thao hoặc tai nạn.
- Thay đổi vận động đột ngột, thường gặp nhất khi chơi thể thao bóng đá, bóng rổ và trượt tuyết,... Bệnh nhân thay đổi hướng di chuyển hoặc đổi hướng chạy một cách đột ngột,tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ một cách nhanh chóng và không được chuẩn bị trước dễ gây tổn thương bất ngờ.
- Dây chằng chịu lực trong khoảng thời gian dài, nhất là đối với các vận động viên luyện tập quá nhiều, quá sức hoặc không có thời gian để phục hồi đầy đủ giữa các buổi tập.
- Các chấn thương khác ở khớp gối như gãy xương, rách sụn chêm, vỡ mâm chày, chấn thương mô mềm xung quanh khớp, cũng có thể gây quá tải lực lên dây chằng khiến người bệnh đứt dây chằng khớp gối.
Ngoài ra đứt dây chằng khớp gối có thể gặp phải do tuổi tác hoặc yếu tố di truyền.
Chẩn đoán đứt dây chằng khớp gối
Chẩn đoán đứt dây chằng khớp gối thường đòi hỏi một sự kết hợp giữa kiểm tra bệnh án, thăm khám lâm sàng và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bao gồm:
- Thăm khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ ổn định của khớp gối, phạm vi chuyển động, các triệu chứng gặp phải. Đồng thời, kiểm tra bệnh sử, nguyên nhân gây ra triệu chứng để đưa ra hướng chỉ định phù hợp.
- Chụp X-quang
Chụp X-quang có thể được thực hiện để loại trừ các tổn thương xương như gãy xương hoặc dấu hiệu của bất kỳ biến dạng nào trong khớp gối.
- Chụp MRI (Cộng hưởng từ)
MRI có thể cung cấp hình ảnh chi tiết về các cấu trúc mềm như dây chằng, gân và mô xung quanh khớp gối. Nó có thể giúp xác định rõ hơn về sự tổn thương của dây chằng và mức độ nghiêm trọng của nó.
Cách điều trị đứt dây chằng khớp gối
Dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ đánh giá toàn diện mức độ tổn thương dây chằng khớp gối và có phương pháp điều trị phù hợp:
- Điều trị bảo tồn với trường hợp dây chằng tổn thương nhẹ
Nghỉ ngơi và kiểm soát đau:
Nghỉ ngơi và sử dụng lạnh hoặc ấm để giảm đau và sưng. Việc sử dụng găng tay hoặc đệm cứng có thể giúp hỗ trợ và giữ cho khớp gối ổn định.
Vật lý trị liệu:
Liệu trình vật lý trị liệu có thể bao gồm các bài tập tăng cường cơ bắp xung quanh khớp gối, cải thiện phạm vi chuyển động và ổn định, cũng như giảm sưng và đau.
- Phẫu thuật tái tạo dây chằng
Phẫu thuật tái tạo dây chằng giúp sửa chữa hoặc tái tạo lại dây chằng bị đứt hoặc tổn thương trong khớp gối, đặc biệt là dây chằng chéo trước (ACL) hoặc dây chằng chéo sau (PCL). Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy dây chằng khác của bệnh nhân như dây chằng tại gốc chân hoặc gần đùi và thay thế cho dây chằng khớp gối bị đứt. Vị trí lấy dây chằng cần đảm bảo không ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này của bệnh nhân.
Sau khi phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối, vật lý trị liệu giúp khôi phục sức mạnh của dây chằng là bắt buộc. Liệu trình thay đổi với từng bệnh nhân, bao gồm bài tập tăng cường, đồng thời kiểm soát sự phát triển và đảm bảo mức độ di động phù hợp của khớp.
Phòng ngừa đứt dây chằng khớp gối
Việc duy trì một lối sống hoạt động và lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa đứt dây chằng khớp gối và các chấn thương khác.
- Tập luyện và tăng cường cơ bắp
Thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp xung quanh khớp gối, đặc biệt là cơ bắp đùi và bắp chân. Các bài tập như squat, lunges, leg press, và hamstring curls có thể giúp củng cố và tăng cường sức mạnh của các cơ này, giúp giảm nguy cơ đứt dây chằng.
- Sử dụng thiết bị bảo vệ
Sử dụng trang thiết bị bảo vệ như đai hỗ trợ hoặc găng tay chống trượt khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc làm việc nặng nhọc để giảm nguy cơ chấn thương.
- Thực hiện giãn cơ và làm nóng cơ trước khi vận động
Trước khi tham gia vào hoạt động thể chất nặng nhọc, hãy làm nóng cơ bắp và thực hiện các bài tập giãn cơ để làm dịu và chuẩn bị cơ thể cho hoạt động sắp tới.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đã điều trị thành công cho hàng trăm bệnh nhân đứt dây chằng khớp gối bằng nội khoa cũng như phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng. Với đội ngũ y bác sĩ đã từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước cùng trang thiết bị phục hồi chức năng nhập khẩu đồng bộ từ Đức và thiết bị phẫu thuật hiện đại.
Ngoài ra, người bệnh đến thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích như không gian bệnh viện khách sạn 5 sao; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; áp dụng Bảo hiểm và bảo lãnh bảo nhanh chóng.
Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về đứt dây chằng tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0912002131 hoặc 0949646556 để được hỗ trợ kịp thời!
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc