Điều trị viêm phổi ở trẻ em: Phương pháp hiệu quả và an toàn

Điều trị viêm phổi ở trẻ em: Phương pháp hiệu quả và an toàn

22-01-2025
Khoa nhi

 

Việc nhận biết sớm và điều trị viêm phổi ở trẻ em đúng cách là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Cùng tìm hiểu cách điều trị viêm phổi ở trẻ toàn diện, hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nặng, giảm tái phát về sau qua bài viết dưới đây.

Viêm phổi ở trẻ em là gì

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng ở phổi, nơi các túi khí (phế nang) bị viêm và chứa đầy dịch hoặc mủ. Điều này làm hạn chế khả năng trao đổi oxy của trẻ, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Điều trị viêm phổi ở trẻ em tại nhà

Nếu trẻ bị viêm phổi mức độ nhẹ và không có dấu hiệu nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định điều trị tại nhà với các biện pháp:

1. Sử dụng kháng sinh: Viêm phổi do vi khuẩn (xác định qua thăm khám hoặc xét nghiệm)

Tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ: 

-  Dùng đúng loại thuốc, liều lượng, và thời gian quy định. 

-  Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi thấy trẻ đỡ.

Thời gian uống thuốc: 

-  Dùng thuốc vào các khung giờ cố định để duy trì nồng độ kháng sinh trong máu. 

-  Nếu quên liều, hãy uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần liều tiếp theo, bỏ qua liều quên, không tăng gấp đôi liều.

Theo dõi phản ứng của trẻ: 

-  Quan sát các dấu hiệu cải thiện sau 48-72 giờ, như: giảm sốt, giảm ho, thở dễ hơn. 

-  Nếu không cải thiện hoặc nặng hơn, cần đưa trẻ tái khám ngay.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa: 

-  Cho trẻ uống kháng sinh sau khi ăn để giảm kích ứng dạ dày. 

-  Bổ sung men vi sinh hoặc sữa chua để giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do kháng sinh.

Các Loại Kháng Sinh Thường Dùng

-  Amoxicillin: Là loại kháng sinh phổ biến nhất, hiệu quả với hầu hết trường hợp viêm phổi nhẹ. Liều lượng: 50-90 mg/kg cân nặng mỗi ngày, chia làm 2-3 lần uống.

-  Macrolides (Azithromycin, Clarithromycin)Được sử dụng khi viêm phổi do vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma pneumoniae hoặc Chlamydia pneumoniae. Liều lượng theo chỉ định bác sĩ, thường uống trong 3-5 ngày.

-  Cefuroxime hoặc Cefpodoxime: Dùng khi trẻ không đáp ứng tốt với Amoxicillin hoặc có nguy cơ nhiễm vi khuẩn kháng thuốc.

Điều trị viêm phổi ở trẻ em tại nhà cần tuân thủ sự chỉ dẫn bác sĩ

2. Điều trị triệu chứng

Hạ sốt

-  Sử dụng paracetamol (10-15 mg/kg cân nặng mỗi 4-6 giờ, không quá 5 lần/ngày) hoặc ibuprofen (5-10 mg/kg cân nặng mỗi 6-8 giờ, không quá 4 lần/ngày) nếu trẻ sốt cao.

-  Dùng khăn ấm chườm vào trán, nách, và bẹn để hạ sốt an toàn.

Giảm Ho Và Làm Loãng Đờm

-  Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý: Thực hiện 3-4 lần/ngày để làm thông thoáng đường thở, hút dịch nhầy

-  Dùng dụng cụ hút mũi: Chỉ hút khi trẻ có dịch nhầy gây nghẹt mũi. Không lạm dụng để tránh tổn thương niêm mạc.

-  Dùng thuốc ho thảo dược (nếu được chỉ định): Các loại siro ho từ thảo dược như mật ong (cho trẻ >1 tuổi) hoặc tinh chất húng chanh.

-  Xông hơi hoặc tạo độ ẩm không khí: Sử dụng máy tạo ẩm hoặc hơi nước ấm để làm loãng đờm và giảm kích ứng họng.

Điều trị nghẹt mũi và khó thở

-  Duy trì tư thế nằm cao đầu: Đặt gối cao dưới đầu và lưng trẻ khi ngủ để giảm nghẹt mũi và giúp thở dễ hơn.

-  Giữ phòng thông thoáng, sạch sẽ: Tránh khói bụi, khói thuốc lá và mùi hóa chất, đảm bảo nhiệt độ phòng ổn định, không quá lạnh hoặc quá nóng.

Bổ sung nước và dinh dưỡng

-  Uống nhiều nước để làm dịu họng, loãng đờm và bù nước. Sử dụng dung dịch bù điện giải (Oresol) theo hướng dẫn khi trẻ có dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng).

-  Tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa, thêm thực phẩm giàu vitamin A, C, kẽm để hỗ trợ miễn dịch.

Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu nguy hiểm:

  • Thở gấp, khó thở, hoặc rút lõm lồng ngực
  • Nhịp thở nhanh: > 50 lần/phút ở trẻ dưới 1 tuổi, hoặc > 40 lần/phút ở trẻ từ 1-5 tuổi là bất thường
  • Sốt cao liên tục không giảm dù đã uống thuốc hạ sốt
  • Bé bỏ bú hoặc không ăn uống được
  • Tím tái, da xanh xao hoặc mất nước nghiêm trọng (mắt trũng, môi khô, ít đi tiểu)

Điều trị viêm phổi ở trẻ em tại bệnh viện

Trẻ có dấu hiệu nguy hiểm hoặc bệnh tiến triển nặng cần được điều trị tại bệnh viện. Các phương pháp bao gồm:

Hỗ trợ hô hấp

-  Liệu pháp oxy: Sử dụng ống thông mũi, mặt nạ oxy, hoặc CPAP (áp lực dương liên tục) cho trẻ khó thở hoặc thiếu oxy máu để duy trì SpO₂ > 92%.

-  Thở máy: Áp dụng trong trường hợp suy hô hấp nặng, trẻ không đáp ứng với liệu pháp oxy.

Dùng kháng sinh mạnh

-  Kháng sinh phổ biến: Ampicillin hoặc Penicillin kết hợp Gentamicin được dùng cho viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh. Ceftriaxone hoặc Cefotaxime thường dùng cho trẻ lớn hơn.

-  Điều chỉnh kháng sinh: Dựa trên kết quả cấy máu hoặc dịch đường hô hấp nếu nghi ngờ nhiễm vi khuẩn kháng thuốc.

Hút đờm: Hỗ trợ làm sạch đường thở bằng cách hút dịch, giúp trẻ dễ thở hơn bằng dụng cụ y tế chuyên biệt, đảm bảo vô trùng.

Truyền dịch tĩnh mạch

-  Dùng để bù nước và điện giải khi trẻ mất nước nặng do sốt cao hoặc nôn mửa, không thể ăn uống qua đường miệng.

-  Dịch truyền phổ biến: Dung dịch NaCl 0.9%, Ringer Lactate.

Hỗ trợ dinh dưỡng

-  Cho ăn qua ống sonde dạ dày nếu trẻ không thể ăn uống do khó thở hoặc mệt mỏi.

-  Thực phẩm giàu dinh dưỡng: Sữa, thức ăn lỏng giàu năng lượng, bổ sung vitamin và khoáng chất.

Phục hồi và chăm sóc sau điều trị

  • Tăng cường đề kháng: Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ với các thực phẩm giàu vitamin A, C, D. Đảm bảo trẻ uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho đường hô hấp.
  • Tái khám định kỳ: Theo dõi sức khỏe phổi để đảm bảo bệnh đã khỏi hoàn toàn.
  • Vật lý trị liệu: Trong một số trường hợp, cần hỗ trợ các bài tập thở để phục hồi chức năng hô hấp.

 

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đặt lịch khám

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám Đa khoa Hồng Ngọc - Kosmo Tây Hồ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay