Bệnh đau lưng cấp gây hạn chế các hoạt động cá nhân và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, để đau lưng cấp không còn là nỗi ám ảnh, người bệnh cần chủ động đi khám và tuân thủ phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn những phương pháp điều trị đau lưng cấp phổ biến nhất hiện nay.
Chẩn đoán bệnh đau lưng cấp
Thông thường, bệnh đau lưng cấp sẽ được chẩn đoán theo quy trình sau:
Ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh lý, tần suất và mức độ cơn đau lưng cấp. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám trực tiếp lưng của bệnh nhân, yêu cầu bệnh nhân vận động cơ bản như đứng lên, ngồi xuống, đi lại và nhấc chân để kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh đang ở mức nào. Điều này có thể giúp xác định được nguyên nhân cơn đau lưng cấp xảy đến và loại trừ các nguyên nhân có thể xảy ra. Cùng với đó, để kết quả chẩn đoán được chính xác nhất, bác sĩ có thể đề nghị bác thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như:
Chụp X-quang
X-quang là phương pháp chẩn đoán được sử dụng phổ biến với người bệnh đau lưng. Phương pháp này nhằm đánh giá tình trạng biến dạng xương bao gồm những thay đổi do thoái hóa, khe đĩa đệm, chiều cao thân đốt sống và cấu trúc xương.
Chụp MRI
Chụp MRI giúp đánh giá về tình trạng thương tổn mô mềm và ống sống. Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp có biểu hiện nhiễm trùng, chèn ép thần kinh, bệnh ác tính… Đối với những trường hợp này, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có khả năng sẽ mất đi cơ hội phục hồi. Ngoài ra, khi chụp MRI người bệnh không phải tiếp xúc với tia X nên rất an toàn.
Chụp CT
Chụp CT giúp đánh giá những tổn thương của xương. Vì thế, nếu có nghi ngờ hay cần đánh giá cột sống trước phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chụp CT. Tuy nhiên, khả năng đánh giá của phương án chụp CT hạn chế hơn MRI và người bệnh bị phơi nhiễm tia X nên các bác sĩ vẫn ưu tiên chỉ định chụp MRI cho bệnh nhân.
Điện cơ hoặc EMG
Đo điện cơ (EMG) giúp bác sĩ phát hiện sự chèn ép dây thần kinh (nếu có) do thoát vị đĩa đệm hay hẹp ống sống.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp xác định các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng xương hoặc u tủy xương. Phác đồ điều trị đau lưng cấp hoàn toàn khác biệt so với bệnh đau lưng mãn tính. Do vậy, khi xuất hiện các triệu chứng đau lưng cấp cần phải đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Cách điều trị đau lưng cấp
Sau đây là những cách điều trị đau lưng cấp phổ biến, được áp dụng cho hầu hết các đối tượng bệnh nhân.
Nghỉ ngơi
Nếu cơn đau lưng cấp xuất hiện đột ngột và ảnh hưởng tới sinh hoạt thì tốt hơn hết bạn nên dừng ngay mọi hoạt động và nghỉ ngơi. Phương pháp này giúp làm giảm áp lực lên cột sống và các mô mềm cạnh sống, từ đó xoa dịu cơn đau. Ngoài ra, nghỉ ngơi còn giúp cơ thể được thư giãn, giảm thiểu tình trạng căng cứng cơ, giảm đau lưng hiệu quả.
Vận động thể chất
Người bị đau lưng cấp nên luyện tập thể dục thể thao khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày. Các bộ môn được khuyên dùng cho các bệnh nhân đau lưng cấp bao gồm: yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội hay thực hiện các bài tập giãn cơ đơn giản tại nhà.
Vận động thể chất với cường độ phù hợp sẽ giúp hoạt động trao đổi chất diễn ra tốt hơn, lưu thông khí huyết, thư giãn cơ, giải nén dây thần kinh, gia tăng sức chịu đựng và độ linh hoạt cho xương khớp. Qua đó, người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau, cải thiện khả năng vận động và sự dẻo dai cho các khớp.
Chườm lạnh
Đối với trường hợp đau lưng cấp, các chuyên gia khuyên nên chườm lạnh để giúp co mạch máu, gây tê cơn đau, giảm sưng và chống viêm. Cách chườm lạnh: Sử dụng túi chườm đá chuyên dụng đặt lên phần da mềm ở lưng. Bạn có thể bọc thêm khăn bên ngoài túi chườm để tránh bị tê cóng. Chườm trong khoảng 20 phút/lần, thực hiện vài lần trong ngày.
Lưu ý: Tuyệt đối không đặt đá lạnh trực tiếp lên da vì có thể làm tổn thương các mô cơ, đồng thời không chườm lạnh quá lâu.
Chườm nóng
Chườm nóng được áp dụng thực hiện sau hai ngày chườm lạnh để cắt cơn đau lưng cấp và mãn tính. Đây là liệu pháp sử dụng nhiệt có tác dụng làm giãn mạch, kích thích lưu thông máu, giúp thư giãn các cơ. Cách chườm nóng: Sử dụng túi chườm nóng chuyên dụng (có thể thay thế bằng chai nước nóng hoặc khăn nóng) đặt quanh vùng lưng. Thực hiện chườm nóng trong khoảng 20 phút/lần, tối đa 3 lần/ngày.
Lưu ý: Tuyệt đối không chườm lên vết thương hở. Trong quá trình chườm nếu thấy da có hiện tượng nóng, đỏ hoặc viêm thì dừng lại ngay.
Điều chỉnh tư thế vận động
Những tư thế sai trong vận động và làm việc hàng ngày là nguyên nhân chính dẫn đến cơn đau lưng cấp. Vì thế, bệnh nhân cần phải tự điều chỉnh những tư thế sai của mình thì cơn đau mới có thể thuyên giảm:
Khi ngồi làm việc: Đặt khuỷu tay vuông góc với cánh tay, ngồi thẳng lưng để giảm áp lực đè lên cột sống, màn hình máy tính đặt vừa tầm mắt để hạn chế cúi đầu hoặc ngước nhìn.
Khi mang vác vật nặng: Ôm vật sát vào người, nâng hoặc đặt vật xuống chỉ dùng cử động của tay, chân, lưng phải luôn giữ thẳng.
Tránh những động tác mạnh và đột ngột như: vặn người, khiêng nặng, với cao, ngồi dậy… Đặc biệt nên hạn chế ngồi xổm và các tư thế làm gấp cột sống.
Massage
Massage có thể giúp người bệnh lưu thông kinh mạch, khí huyết, thư giãn cột sống, cơ và các dây thần kinh nhờ lực từ bàn tay tác động lên lưng. Điều này giúp chữa lành các tổn thương và cải thiện tình trạng đau nhức ở lưng. Động tác massage cần phù hợp với người bệnh đau lưng.
Kiểm soát cân nặng
Duy trì cân nặng hợp lý là cách ngăn ngừa và cải thiện tình trạng đau lưng cấp hiệu quả. Việc kiểm soát cân nặng sẽ làm giảm áp lực lên cột sống, hạn chế tổn thương tiến triển và các bệnh về xương khớp.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với người bệnh đau lưng. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên ăn nhiều rau xanh, các loại hạt và trái cây, uống nhiều nước; tránh xa các món chế biến nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp… Không nên hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và chất kích thích bất lợi cho cơ thể.
Đặc biệt, chú ý đến những thực phẩm giàu canxi và vitamin D vì đây là loại dưỡng chất cần thiết, quyết định sự chắc khỏe của hệ xương khớp. Nếu thiếu hụt chúng có thể thúc đẩy tốc độ thoái hóa cột sống. Chính vì vậy đối với những người thường xuyên đau lưng, nên lựa chọn: các loại hạt, đậu, rau xanh, sữa và các chế phẩm từ sữa, cá hồi, hàu, tôm, lòng đỏ trứng… để bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi cho cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bổ sung một số loại đồ uống có khả năng chống viêm, làm giảm triệu chứng đau lưng hiệu quả như: trà xanh với gừng, sữa nghệ, nước ép anh đào,...
Châm cứu
Bác sĩ sẽ sử dụng những chiếc kim châm nhỏ tác động lên các huyệt đạo trên lưng để giúp giảm đau hiệu quả. Đây cũng là cách được áp dụng phổ biến trong điều trị đau lưng cấp.
Sử dụng thuốc
Để làm giảm các cơn đau lưng cấp và hạn chế những tổn thương, ngoài các biện pháp đã áp dụng tại nhà thì bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc điều trị. Bao gồm: thuốc giảm đau (dạng bôi hoặc uống), thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID), thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm,...
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp được các chuyên gia khuyên sử dụng trong điều trị đau lưng cấp. Các bác sĩ sẽ thiết lập chương trình vật lý trị liệu phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh. Vật lý trị liệu giúp căng cơ và phục hồi chức năng, hạn chế tình trạng tái phát các cơn đau lưng, tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, đồng thời giảm đau, tăng lưu thông máu và giải nén dây thần kinh. Sau khi kết thúc vật lý trị liệu, người bệnh nên duy trì các bài tập ở nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa các cơn đau tái phát.
Phẫu thuật
Hầu hết các trường hợp đau lưng cấp không cần phải điều trị phẫu thuật. Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị cuối cùng khi các biện pháp điều trị nội khoa không còn tác dụng nữa. Phương pháp này được chỉ định áp dụng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và trong một số trường hợp như:
- Hẹp ống sống, gãy xương, thoát vị đĩa đệm, dị tật bẩm sinh ở cột sống.
- Dây thần kinh tủy sống bị chèn ép.
- Biến dạng cấu trúc xương khớp khiến hạn chế khả năng vận động hay có nguy cơ yếu cơ và bại liệt.
Trên đây là toàn bộ những cách điều trị đau lưng cấp mà Hồng Ngọc chia sẻ đến bạn. Có thể thấy rằng, đây là căn bệnh không của riêng ai. Vì thế, chúng ta cần lắng nghe cơ thể, khi có những dấu hiệu đau lưng cấp, người bệnh cần đi thăm khám sớm và điều trị kịp thời tránh để xảy ra biến chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
BV Hồng Ngọc là địa chỉ y tế được đánh giá cao trong điều trị đau lưng cấp với vô vàn các lợi ích hấp dẫn:
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Royal North Shore Úc…
- Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu đồng bộ từ các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Anh, Phần Lan,... giúp việc chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
- Kết hợp Vật lý trị liệu Công nghệ Đức cùng kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp “đẩy lùi” các cơn đau lưng nhanh chóng, tăng độ linh hoạt cho xương khớp.
- Đặc biệt, người bệnh đến thăm khám và điều trị đau lưng cấp tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích như không gian bệnh viện sạch sẽ, thoáng đãng; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng; làm việc cả Thứ Bảy và Chủ Nhật không phát sinh phí.
Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về điều trị đau lưng cấp tại Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0911.858.622 hoặc đăng ký thông tin để được hỗ trợ.
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý. Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: