Bác sĩ thường chỉ định thực hiện điện tim gắng sức khi nào?
Nghiệm pháp gắng sức là một phương pháp thăm dò không chảy máu được sử dụng để phát hiện những tình trạng thiếu hụt cung cấp máu cho cơ tim khi tăng nhu cầu tưới máu bằng các biện pháp gây tiêu thụ thêm năng lượng có chuẩn hóa và cụ thể hóa biểu hiện các triệu chứng lâm sàng cũng như thay đổi điện tim, siêu âm hoặc đồng vị phóng xạ.
Chẩn đoán sớm các bệnh lý về tim
Bệnh lý động mạch vành
- Có các bất thường trên điện tim ở người bệnh không có triệu chứng lâm sàng.
- Đau ngực không điển hình liên quan đến gắng sức.
- Phát hiện bệnh ở những người có yếu tố nguy cơ bị bệnh lý động mạch vành.
Tăng huyết áp
- Đánh giá sự bất thường của chỉ số huyết áp khi gắng sức.
- Phát hiện các trường hợp tăng huyết áp không điển hình.
Ngoài ra, điện tim gắng sức còn giúp chẩn đoán các nguyên nhân gây ra tình trạng ngất, hồi hộp, đánh trống ngực.
Đánh giá chức năng tim
- Theo dõi trong các giai đoạn của bệnh mạch vành, đặc biệt là theo dõi tiến triển của điện tim khi gắng sức.
- Đối với bệnh van tim và suy tim trong các trường hợp loạn nhịp, đánh giá sự tiến triển theo gắng sức của các rối loạn kích thích nhĩ và thất (ngoại tâm thu thất, nhĩ) đã có thời gian nghỉ.
- Trong hẹp hai lá mà triệu chứng cơ năng không rõ ràng hoặc suy tim nhẹ.
- Kiểm tra sức khỏe tim mạch của vận động viên khi đang tham gia chương trình tập luyện thể lực.
Theo dõi kết quả điều trị
- Kiểm tra kết quả điều trị tăng huyết áp. Kiểm tra kết quả điều trị rối loạn nhịp tim.
- Theo dõi sau điều trị suy mạch vành bằng thuốc hoặc can thiệp tái tưới máu.
Chống chỉ định
Những trường hợp dưới đây tuyệt đối không sử dụng phương pháp điện tim gắng sức:
- Nhồi máu cơ tim mới xảy ra < 48 giờ;
- Hẹp nhánh trái động mạch vành;
- Đau thắt ngực không ổn định với cơn đau lúc nghỉ mới xảy ra;
- Rối loạn nhịp nặng không kiểm soát được;
- Hẹp van động mạch chủ;
- Suy tim không kiểm soát được;
- Tắc mạch phổi, viêm tĩnh mạch tiến triển;
- Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc tiến triển;
- Cục máu đông trong thất trái xuất hiện sau nhồi máu, nhất là cục máu có thể di chuyển;
- Người bệnh tàn tật hoặc từ chối làm nghiệm pháp gắng sức.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc trang bị hệ thống đo chức năng tim gắng sức BTL hiện đại
Chuyên khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sở hữu hệ thống đo chức năng tim gắng sức BTL chính hãng từ Vương Quốc Anh. BTL là một trong những nhà sản xuất chính trên thế giới về các thiết bị y tế, phục hồi chức năng và thẩm mỹ.
Ngoài ra, trực tiếp thực hiện nghiệm pháp điện tim gắng sức tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc bởi:
Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao
- Ths.Bs Nguyễn Văn Hải – Chuyên gia can thiệp tim mạch, Nguyên Phó trưởng khoa Tim mạch BV Đa khoa Xanh Pôn; thực hành can thiệp tim tại Viện Tim mạch Quốc Gia – BV Bạch Mai; Chủ tịch hội đồng khoa học – Trưởng khoa Nội tim mạch BVĐK Hợp Lực
- Bs Vũ Thìn, hơn 20 năm công tác tại Viện Tim mạch Quốc gia – BV Bạch Mai và BV Hồng Ngọc
- BS Lê Thị Thanh Hằng hơn 20 năm công tác tại BV Hữu Nghị
- BSNT Cao Mạnh Hưng nhiều năm công tác tại Viện Tim mạch Quốc gia – BV Bạch Mai, BV ĐH Y Hà Nội, BVĐK tỉnh Thanh Hóa
- BS Nguyễn Thị Lan Anh nhiều năm công tác tại BV Thanh Nhàn.
Chẩn đoán các bệnh lý tim mạch nhanh chóng, chính xác với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại như: máy siêu âm Doppler tim, chụp mạch vành DSA, hệ thống xét nghiệm Abbott (Mỹ),…
Khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ bệnh viện - khách sạn 5* rộng thoáng, không phải chờ đợi, tặng buffet miễn phí sau khám,…
Quy trình thực hiện điện tim gắng sức tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Bước 1: Chuẩn bị điện tim gắng sức
Người thực hiện
- 01 bác sĩ chuyên khoa nội tim mạch.
- 01 kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng nội khoa.
Phương tiện
Thảm chạy được điều chỉnh bằng điện, loại treadmill. Trên máy có bộ phận điều khiển tốc độ, độ dốc, thời gian dự kiến để chạy, khoảng cách đã chạy được (km).
Máy điện tim gắng sức BTL có bộ phận điểu khiển tốc độ, thời gian dự kiến để thực hiện nghiệm pháp, khoảng cách đã thực hiện được (km).
Máy ghi điện tâm đồ Cardiofax ghi 6 chuyển đạo. Máy có màn hình tinh thể lỏng cho phép theo dõi ĐTĐ liên tục ở 3 chuyển đạo chính. Máy có sẵn chương trình vi tính tự động ghi, tính mức độ chênh của đoạn ST, sự thay đổi các sóng và ghi tự động trên giấy tất cả những biến đổi đó.
- Thuốc: Glycerin nitrat xịt dưới lưỡi (Nitromint, Natispray).
- Điện cực dán theo dõi
- Bình Oxy cao áp cấp cứu
- Tủ thuốc cấp cứu
- Máy sốc điện ngoài
- Giường bệnh: 01 chiếc
Người bệnh
- Giải thích cho người bệnh mục đích của nghiệm pháp và người bệnh đồng ý thực hiện nghiệm pháp.
- Không được ăn hoặc uống > 2 giờ trước khi làm nghiệm pháp.
- Không dùng chất kích thích như rượu, bia, cafe…
- Người bệnh vẫn có thể sử dụng thuốc điều trị bệnh và chỉ ngừng thuốc khi có yêu cầu của Bác sĩ.
Hồ sơ bệnh án
Hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế.
Bước 2: Thực hiện đo điện tim gắng sức
Tiến hành nghiệm pháp gắng sức theo cách tăng dần mức độ gắng sức. Người bệnh được khởi động trên thảm chạy và bắt đầu với tốc độ 2,72 km/giờ với độ dốc là 0%, sau đó cứ 3 phút tăng một mức gắng sức bằng cách tăng độ dốc thảm chạy và tăng tốc độ chạy cho tới khi đạt được tần số tim lý thuyết hay có dấu hiệu buộc phải ngừng nghiệm pháp gắng sức, theo quy trình Bruce như sau:
Trước khi làm điện tim gắng sức người bệnh được ghi điện tâm đồ lúc nghỉ, đếm nhịp tim và đo huyết áp. Ở cuối mỗi giai đoạn gắng sức người bệnh cũng đều được kiểm tra nhịp tim, huyết áp, điện tâm đồ.
Trong quá trình gắng sức phải chú ý các dấu hiệu cơ năng và theo dõi điện tâm đồ liên tục trên monitoring để phát hiện các rối loạn nhịp tim và để quyết định thời gian ngừng điện tim gắng sức.
Ngay sau khi ngừng gắng sức cần theo dõi các thông số cứ 3 phút 1 lần cho tới phút thứ 12 sau gắng sức.
Để đặt lịch tư vấn và thăm khám các vấn đề tim mạch, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số Hotline 0911858626.
CHUYÊN KHOA TIM MẠCH – BVĐK HỒNG NGỌC
– Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
– 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0911.858.626