Đau khớp gối: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa

Đau khớp gối: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa

09-05-2023

Đau khớp gối xảy ra khi gặp chấn thương vùng đầu gối hoặc mắc các bệnh lý về xương khớp. Vậy đau khớp gối được điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đau khớp gối là gì?

Đau khớp gối là biểu hiện cho thấy khớp gối đang bị tổn thương, có thể là tổn thương phần mềm hoặc cấu trúc bởi chấn thương hay các bệnh lý xương khớp. Thông thường, cảm giác đau khớp gối xảy ra khi các phần sụn khớp, gân, dây chằng, túi hoạt dịch… bị tác động gây ra các cơn đau.

Nguyên nhân gây đau khớp gối

Chấn thương khớp gối

Đau khớp gối do chấn thương khá phổ biến, đặc biệt là với người thường xuyên mang vác nặng, tập gym hoặc chơi thể thao như bóng đá, bóng rổ, điền kinh... Chấn thương khớp gối có thể ảnh hưởng đến gân, dây chằng, túi hoạt dịch, sụn khớp…, thường đi kèm các tổn thương mô mềm như bầm tím, sưng đỏ.

Các chấn thương khớp gối thường gặp nhất có thể kể đến chấn thương dây chằng, rách sụn chêm, viêm bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè…

đau khớp gối Chấn thương thể thao có thể là nguyên nhân gây đau khớp gối.

Bệnh lý khớp gối

Có nhiều bệnh lý gây ra tình trạng đau khớp gối. Dưới đây là một số bệnh lý gây đau khớp gối phổ biến hiện nay:

  • Thoái hóa khớp gối: Thường gặp ở độ tuổi trên 50 do quá trình lão hóa tự nhiên. Các cơn đau khớp gối do thoái hóa sẽ diễn biến từ nhẹ đến nặng, từ cảm giác đau sau một ngày đi bộ hoặc chạy rồi dần tiến triển thành đau ngay cả khi đi bộ, đi kèm hiện tượng cứng khớp sau khi ngồi lâu hoặc thức dậy vào buổi sáng.

  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Thường gặp nhất ở khớp gối, gây đau khớp gối kèo theo tình trạng sưng đỏ, cảm giác nóng và có thể tràn dịch khớp kể cả khi không phải do lậu cầu hay do lậu cầu.

  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh gây tình trạng đau khớp, sưng phần mềm hoặc tràn dịch nhiều nhóm khớp, trong đó có khớp gối. Hiện tại y học chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, nếu bị đau khớp gối do viêm khớp dạng thấp, người bệnh cần đi thăm khám và điều trị sớm để tránh các hậu quả nặng nề.

  • Bệnh Gút: Biểu hiện của bệnh Gút thường rõ nhất ở các khớp bàn - ngón chân cái. Tuy nhiên, khi bệnh nặng thì các cơn đau ngày càng tăng và có thể lan sang khớp gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay.

  • Các bệnh lý khác: Viêm gân bánh chè, hội chứng bàn chân bẹt, viêm màng hoạt dịch…

đau khớp gối Đau khớp gối có thể là biểu hiện của một số bệnh lý xương khớp.

Các yếu tố nguy cơ khác

Một số yếu tố khác cùng gây tình trạng đau khớp gối như:

  • Tình trạng thừa cân, béo phì tạo áp lực lớn lên khớp gối.

  • Các công việc đòi hỏi vận động khớp gối nhiều, lặp đi lặp lại như vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng đá, làm nông…

Chẩn đoán đau khớp gối như thế nào?

Chẩn đoán lâm sàng

Đau khớp gối do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc khai thác các dấu hiệu lâm sàng vô cùng quan trọng trong chẩn đoán.

  • Xác định tổn thương mô mềm như tình trạng sưng đỏ, bầm tím…

  • Tình trạng đau, vị trí đau, thời gian cơn đau xuất hiện nhiều nhất.

  • Thực hiện và đo biên độ vận động của khớp gối.

  • Một số nghiệm pháp khớp gối để đánh giá tổn thương cấu trúc khớp gối.

Chẩn đoán hình ảnh

Tùy vào triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh, tuổi tác… mà bác sĩ sẽ chỉ định một số hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán như chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI và siêu âm.

  • Chụp X-quang: Phát hiện gãy xương hoặc có gai xương.

  • Siêu âm: Đánh giá tình trạng khe khớp, tràn dịch khớp, gai xương, độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch, thoái hóa…

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp phát hiện được các tổn thương cấu trúc như tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chẩn đoán kém chính xác hơn nên chỉ được chỉ định trong trường hợp không có điều kiện chụp cộng hưởng từ.

đau khớp gối Chụp cộng hưởng giúp chẩn đoán tình trạng đau khớp gối.

Xét nghiệm

Một số xét nghiệm như xét nghiệm máu và sinh hoá, chọc hút dịch khớp có thể được thực hiện nếu có nghi ngờ tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị đau khớp gối

Điều trị không dùng thuốc

  • Nghỉ ngơi: Khi bị đau khớp gối, người bệnh nên nghỉ ngơi, chỉ vận động nhẹ nhàng để khớp có thời gian hồi phục, tránh nguy cơ tổn thương nặng thêm.

  • Chườm lạnh và chườm ấm: Chườm lạnh có tác dụng hiệu quả trong giảm đau, giảm sưng do chấn thương trong 48h. Trong khi đó, chườm ấm hỗ trợ tốt trong điều trị đau cơ và đau khớp mãn tình.

  • Chú ý tư thế: Không nên ngồi hoặc nằm quá lâu vì có thể gây cứng khớp, tránh ngồi vẹo sang một bên, giữ tư thế ngồi thẳng và ngồi ghế có chiều cao tạo sự thoải mái cho cơ thể.

Điều trị dùng thuốc

Tùy vào nguyên nhân gây đau khớp gối mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc uống phù hợp với tình trạng bệnh nhân. Thông thường, thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng điều trị đau khớp gối do thoái hóa, viêm màng hoạt dịch, các bệnh viêm khớp… Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị tiêm corticoid để giảm triệu chứng viêm khớp.

Điều trị bằng hoạt chất hoặc chế phẩm sinh học

Đối với bệnh nhân đau khớp gối do thoái hóa khớp gối, có thể điều trị hiệu quả bằng tiêm Acid hyaluronic dưới dạng hyaluronate hoặc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP).

Tiêm Acid hyaluronic có tác dụng tăng kéo dài nồng độ và trọng lượng phân tử của Acid hyaluronic nội sinh, giúp giảm đau hiệu quả, cải thiện chức năng khớp và làm chậm quá trình thoái hóa. Có nhiều loại thuốc chứa Acid hyaluronic được áp dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối. Tuỳ tình trạng bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Trong khi đó, tiêm PRP là phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiện đại nhất hiện nay với ưu điểm là không có khả năng lây nhiễm, không dị ứng và không gặp nguy cơ không tương thích. Bác sĩ lấy máu của chính người bệnh, mang đi ly tâm để tách chiết huyết tương giàu tiểu cầu gấp 6 - 10 lần thông thường và tiêm vào vị trí khớp gối tổn thương. Phương pháp này giúp kích thích tốc độ và khả năng phục hồi tại chỗ của mô tế bào. Thời gian hồi phục chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày sau khi tiêm.

đau khớp gối Tiêm PRP điều trị đau khớp gối hiệu quả do thoái hóa.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu trong điều trị đau khớp gối vừa có tác dụng giảm đau, phục hồi chức năng, vừa ngăn ngừa tình trạng đau tái phát. Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị với một số loại máy móc như sóng siêu âm, điện xung giúp giãn cơ, gia tăng tuần hoàn máu hoặc tập với máy gập duỗi tự động giúp hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của khớp gối.

Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện các bài tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Các bài tập nâng chân, nâng bắp chân, kéo giãn cơ đùi, squat… nhằm mục đích giảm đau, tăng cường sức mạnh cơ bắp, độ linh hoạt và dẻo dai của cơ thể. Người bệnh có thể tập 2-3 lần/ngày với tần suất và mức độ từ thấp đến cao.

đau khớp gối Vật lý trị liệu giúp điều trị đau khớp gối hiệu quả.

Phẫu thuật

Thông thường, phẫu thuật được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa trên 3 tháng hoặc khi bệnh tiến triển nặng, giảm nhiều chức năng vận động. Tùy bệnh lý gây ra đau khớp gối mà bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Chẳng hạn, bệnh nhân thoái hóa khớp gối nặng có thể được phẫu thuật thay khớp gối một phần hay toàn bộ. Hoặc phẫu thuật nội soi nhằm loại bỏ loại bỏ hoặc sửa chữa sụn khớp bị tổn thương và tái tạo dây chằng bị rách…

Cách phòng ngừa đau khớp gối

  • Chế độ ăn uống bổ sung Canxi, Vitamin nhóm B, C, E giúp xương chắc khỏe.

  • Không đứng hoặc ngồi quá lâu để tránh áp lực dồn lên sụn khớp.

  • Tránh các công việc mang vác nặng, cường độ cao gây hại cho cột sống và khớp gối.

  • Duy trì chế độ vận động, thể dục hàng ngày. Khởi động kỹ trước khi tập và ngừng ngay nếu thấy cảm thấy đau. Có thể tập yoga, aerobic, đạp xe… để tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự dẻo dai của khớp.

  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tránh tình trạng thừa cân, béo phì tạo sức nặng lên khớp gối.

  • Mang giày dép đúng cỡ, phù hợp cấu trúc cơ thể để bảo vệ khớp gối.

đau khớp gối Tập yoga giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến đau khớp gối.

Đau khớp gối có thể là một dấu hiệu cảnh báo về một bệnh lý xương khớp nào đó đang diễn biến âm thầm. Vì vậy, khi bị đau khớp gối, người bệnh cần đến các bệnh viện lớn, cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị kịp thời, tránh để bệnh biến chứng nguy hiểm.

Tại Hà Nội, Khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý khớp gối được đông đảo khách hàng lựa chọn và đánh giá cao cả về chất lượng chuyên môn lẫn dịch vụ.

  • Bệnh nhân hoàn toàn yên tâm với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, từng công tác tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Royal North Shore Úc…

  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu đồng bộ từ Đức giúp phát hiện sớm tình trạng viêm, tổn thương cấu trúc gây đau khớp gối.

  • Kết hợp kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu của Áo giúp “đẩy lùi” các cơn đau khớp gối nhanh chóng.

  • Đặc biệt, người bệnh đến thăm khám và điều trị đau khớp gối tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích như không gian bệnh viện khách sạn 5 sao; lịch trình theo dõi cụ thể, chủ động hẹn tái khám; bảo hiểm bảo lãnh nhanh chóng; làm việc cả Thứ Bảy và Chủ Nhật không phát sinh phí.

Nếu có nhu cầu nhận tư vấn chuyên sâu hơn về bệnh lý đau khớp gối tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, quý khách vui lòng liên hệ theo số Hotline 0889.621.046

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:

https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Đọc tiếp
Quay lại
Hỏi đáp Bác sĩ
Viết câu hỏi

Đăng ký tư vấn

Cơ sở chuyên khoa liên quan
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh
  • Số 8 đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: +(84-24) 7300 8866
Đặt lịch ngay
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - Yên Ninh
  • Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
Phòng khám đa khoa Hồng Ngọc Keangnam
  • Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG NGỌC - KOSMO TÂY HỒ
  • Gian S20 và TMDV 2A + 2B, Tầng 1 và 2, tổ hợp chung cư, văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại Newtatco - Kosmo Tây Hồ, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: (+84-24) 3927 5568
Đặt lịch ngay